Giáo án Lịch sử Lớp 11 Tiết 30
- Hiểu được đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ này. Các cuộc gọi khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.Sự xuất hiện khuynh hớng cứu
nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện,tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.
Tiết 30. Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Ngày soạn:3/4/2011 Ngày dạy: 11a: sĩ số 11c: 11d: I. Mục tiêu bài học - Hiểu được đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ này. Các cuộc gọi khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.Sự xuất hiện khuynh hớng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện,tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học. II. Thiết bị dạy học - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu. III. Tổ chức dạy- học 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ ? Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. ? Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? ý đồ của Pháp đối với thuộc địa về kinh tế là gì? ? Để thực hiện ý đồ đó, Pháp đã thực hiện những chính sách, biện pháp gì? GVKL: Đó là những điểm khác trong c/s về KT của Pháp / trớc CT. ? Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của Pháp trong Ctranh đã tác động đến nền KT nước ta ntn? ? Chính sách của thực dân và những biến đổi kinh tế đã ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam như thế nào? - Về nạn bắt lính: Trong tgian ctr, Pháp đã bắt hàng TN nông dân để đa sang chết thay cho BL Pháp trên các chiến tranh Pháp và Châu Âu… Từ 1915-1919: số lính thợ đưa sang Pháp là: gần 49.000 ng. GV yêu cầu HS đọc chữ in nhỏ SGk tr148. ? Số lượng công nhân tăng rõ rệt trong chiến tranh là do đâu? - HS: Đọc SGK các mục 1, 2, 3, 4, 5 và lập bảng thống kê theo mẫu: STT Phong trào Địa bàn Hình thức đấu tranh Thành phần chủ yếu Kết quả ? Từ 1858 đến 1914 – 1918 có những phong trào đấu tranh nào? - sôi nổi - liên tiếp nổ ra – khoảng 300 cuộc. - hình thức đấu tranh chủ yếu là KNVT, ctrị - KQ: Thất bại (? Nguyên nhân thất bại?) à đờng lối khủng hoảng. ? Giai cấp Công nhân ra đời vào thời kỳ nào? “ g/c CN là con đẻ của chương trình khai thác lần 1” ? Tại sao g/c CN ra đời?(nguồn gốc) ? Trong CTTG 1, phong trào CN diễn ra ntn? ? Nhận xét gì về phong trào đấu tranh của CN thời kỳ này? ? Tự phát ntn? (thiếu đường lối, 1số ng đấu tranh…) ? Kết luận gì về phong trào đấu tranh? (thiếu g/c Lđạo, đường lối) GV liên hệ thực tế: nước Nga – g/c CN đã đứng lên đấu tranh giành CQ) ? Những hiểu biết của em về NAQ?( 1 ) GV giới thiệu về cha: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (bạn thân là PBC) GV yêu cầu HS nhắc lại đường lối cứu nước của PBC và PCT? à NAQ khâm phục 2 con người này nhưng ko tán thành đường lối của 2 ông. à ? Tại sao chọn phương Tây? - Pháp ở Đông Dương: huyênh hoang tuyên bố, sang VN là để khai phá văn minh à NAQ sang Pháp xem thực chất ở Pháp có văn minh không? - Bản tuyên ngôn “Nhân quyền và Dân quyền”: nêu cao khẩu hiệu: “Tự do – bình đẳng – bắc ái” à xem thực chất ntn? - Các nước PTây: CMTS nổ ra sớm và giành thắng lợi à xem làm CMTS ntn? để về giúp dân tộc ta. - trong nhiều năm, Người đã đi qua nhiều Nước khác nhau ở các đại lục châu á, Âu, Phi, Mĩ, đã phải làm nhiều nghề khác nhau từ rửa bát, dọn tàu, quét rác để sống và học tập. - Nhờ đó, Người hiểu rằng: ….. “Chưa có 1 nhà lãnh đạo nào đi nhiều, lăn lội thực tế nh Bác” GV kể chuyện: - Đến chân tượng nữ thần tự do. đến Mĩ: hành hình kiểu Linsơ. - Khác với Phan Bội Châu (coi Nhật là bạn), Phan Chu Trinh (coi Pháp là bạn), Nguyễn ái Quốc đã phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù. Người nhận thức được chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù của nhân dân lao động, dù ở duới chân tượng Nữ thần tự do (Mĩ) hay ở quê hương cảu tuyên ngôn nổi tiếng: tự do, bình đẳng, bắc ái (Pháp) - 1917, Nguyễn ái Quốc trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga GV: Từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường CSản. NAQ KĐ: Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người LĐ trên TG khỏi ách nô lệ”. Từ đây, NG hoàn toàn tin theo LN, tin theo QT thứ 3. I. Tình hình kinh tế - xã hội. 1. Những biến động về kinh tế. a. Chính sách khia thác thuộc địa của Pháp: - MĐ: vơ vét tối đa nhân lực, vật lực của thuộc địa để gánh đỡ cho những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh. - Biện pháp khai thác: + Tăng các thứ thuế. + Bắt nhân dân mua công trái. + Vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về Pháp. + Bắt nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây nghiệp vụ phục vụ chiến tranh. b. Tác động đối với nền KT: - Tích cực: + Những mỏ than, mỏ kim loại được đầu tư thêm vốn, một số công ty khai thác mới xuất hiện. + Công ty kinh doanh của người Việt được mở rộng như công ty Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện. à Kích thích sự ptriển của CN, GTVT. - Tiêu cực: Làm tổn hại tới nền KT NN trồng lúa của VN, bần cùng hoá ND VN. 2. Tình hình phân hóa xã hội. - Nông dân: Nạn bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp làm đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng. - Công nhân: Tăng về số lợng. - Tư sản và tiểu tư sản: có tăng về sốlượng, song chưa trở thành giai cấp. Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh bênh vực quyền lợi cho người trong nước. II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh. 1. Hoạt động của VN Quang phục hội. 2. Cuộc Vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) 3. Khởi nghĩa của BL Thái Nguyên. 4. Những cuộc KN vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số. 5. Phong trào Hội kín ở Nam Kì. * Nhận xét: - Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang. - Kết quả: Thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh. III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới. 1. Phong trào công nhân. - Hình thành: trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) - Hình thức: Chính trị kết hợp với vũ trang. - Cụ thể: sgk. + 22/6/1916: Nữ CN nhà máy sàng Kế Bào nghỉ việc 7 ngày chống cúp phạt lương. + Tháng 6 và 7/1917: 22 CN mỏ Bôxit CBằng bỏ trốn, 47 CN TBình bỏ trốn chống lại bọn cai thầu. + 31/8/1917: CN mỏ than Phấn Mễ và Na Dương tham gia KN Thái nguyên. + Năm 1918: 700 CN mỏ than Hà Tu đốt cháy nhà 1 tên cai thầu vì tội ngược đãi CN. à Nhận xét: - Lẻ tẻ - Mục tiêu: chủ yếu đòi hỏi quyền lợi kinh tế - t/c: mang t/c tự phát. 2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn ái Quốc (1911 – 1918) a. Tiểu sử: sgk. - 19 – 5 – 1980. - Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. - Cha: Nguyễn Sinh Sắc, Mẹ: Hoàng Thị Loan. * 5/6/1911: rời cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, chọn Phương Tây * Từ 1911 – 1917: Người đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau (á, Âu, Phi, Mĩ) à Kết luận: “ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man (Người nhận rõ bạn- thù) - 1917, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mời Nga à tư tưởng của Ngời dần dần biến đổi. *1911 – 1918: - là thời kì bước đầu cho con đường cứu nước mới. 4. Củng cố. - Những nét nổi bật về tình hình KT -XH VN trong những năm CTTG I. - Các phong trào đấu tranh. - Những nét cơ bản về phong trào đấu tranh của công nhân. - NAQ và con đường cứu nước mới. 5. Giao nhiệm vụ về nhà. - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài mới.
File đính kèm:
- Tiet 30.doc