Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 14, Phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ XIII - Nguyễn Văn Liêm

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến Thức:

- Âm nưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.

- Thấy được trong ba lần xâm lược nước ta nhất là ở lần thứ 2&3 nhà Nguyên chuẩn bị rất công phu, chu đáo.

- Nắm được diễn biến cơ bản nhất về 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thời Trần.

- Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi( diễn ra khắp nơi- đất nước rộng lớn “địa lợi” lịa có sự quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta – nhân hoà)và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến đó.

- Thấy được cả 3 lấn kháng chiến: lần 1,2,3 diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn thử thách lớn, so sánh lực lượng giữa ta và Nguyên rất chênh lệch song dân tộc ta chiến thắng vẻ vang - đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng.

 2. Kỹ năng:

 - Sử dụng lược đồ.

 - Phân tích, so sánh, đối chiếu.

 3. Thái độ

 - Bồi dưỡng, nâng cao cho hs lònh căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước và niềm tự hào và tự cường dân tộc; biết ơn các anh hùng dân tộc.

II. PHƯƠNG TIỆN

 - HS: Tư liệu về Trần Quốc Tuấn; SGK

 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; trực quan.

 + Phương tiện: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên; tư liệu;

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số(1’)

 2. KTBC(2’)

 Em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất?

 3. Bài mới

 * ĐVĐ: Sau khi âm mưu xâm lược Đại Việt thất bại vào 1258, Vua Mông Cổ vẫn nuôi ý định xâm lược Đại Việt. 1279, chiếm TQ lập ra nhà Nguyên và tiến hành xâm lược Đại VIệt. Vậy lần xâm lược này có thành công hay không? Nhà Trần đối phó ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.(1’)

 

doc4 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 14, Phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ XIII - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 12 Tiết ppct 24 Ngày soạn : 02/ 11/ 10
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...09/11/10
BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
( THẾ KỈ XIII)
I/ CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ ( 1258)
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN( 1285)
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến Thức: 
- Âm nưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.
- Thấy được trong ba lần xâm lược nước ta nhất là ở lần thứ 2&3 nhà Nguyên chuẩn bị rất công phu, chu đáo.
- Nắm được diễn biến cơ bản nhất về 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thời Trần.
- Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi( diễn ra khắp nơi- đất nước rộng lớn “địa lợi” lịa có sự quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta – nhân hoà)và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến đó.
- Thấy được cả 3 lấn kháng chiến: lần 1,2,3 diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn thử thách lớn, so sánh lực lượng giữa ta và Nguyên rất chênh lệch song dân tộc ta chiến thắng vẻ vang - đặc biệt là chiến thắng Bạch Đằng.
 2. Kỹ năng:
 - Sử dụng lược đồ.
 - Phân tích, so sánh, đối chiếu.
 3. Thái độ
 - Bồi dưỡng, nâng cao cho hs lònh căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước và niềm tự hào và tự cường dân tộc; biết ơn các anh hùng dân tộc.
II. PHƯƠNG TIỆN
 - HS: Tư liệu về Trần Quốc Tuấn; SGK
 - GV: + Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề; trực quan.
 + Phương tiện: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên; tư liệu;
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số(1’)
 2. KTBC(2’)
Em hãy trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất?
 3. Bài mới
 * ĐVĐ: Sau khi âm mưu xâm lược Đại Việt thất bại vào 1258, Vua Mông Cổ vẫn nuôi ý định xâm lược Đại Việt. 1279, chiếm TQ lập ra nhà Nguyên và tiến hành xâm lược Đại VIệt. Vậy lần xâm lược này có thành công hay không? Nhà Trần đối phó ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.(1’)
HOẠT ĐỘNG 1. ÂM MƯU XÂM LƯỢC CHAM-PA VÀ ĐẠI VIỆT CỦA NHÀ NGUYÊN.(10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Giảng: Năm 1279 sau khi thôn tính được nhà Tống vua Mông Cổ lập ra nhà Nguyên đặt nền thống trị toàn bộ TQ.
- Sau khi thống trị TQ, Vua Hốt Tất Liệt có âm mưu gì?
-Vua Nguyên cho quân xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?
- Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?
- Nhà Nguyên xâm lược Cham-pa ntn?
- Kế hoạch của nhà Nguyên có thực hiện được hay không?
- GV chuyển ý: Vậy với âm mưu này nhà Trần đã chuẩn bị đối phó ntn? Ta sang phần 2
- Nghe
- Trả lời
- Làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam TQ.
- Làm bàn đạp tấn công Đại Việt
- 1283, hơn 1 vạn quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy 
- Nhân dân Cham-pa chiến đấu rất anh dũng..
1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Sau khi thống trị TQ, Vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt và Cham-pa.
→ Nam TQ.
- Toa Đô tiến đánh Cham-pa nhưng thất bại.
HOẠT ĐỘNG 2. NHÀ TRẦN CHUẢN BỊ KHÁNG CHIẾN(11’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Sau khi nghe tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt, vua Trần làm gì?
- Tại bến Bình Than diễn ra sự kiện gì?
- Em có nhận xét gì về sự kiện này?
- GV: Như vậy chúng ta thấy được mặc dù Quốc Toản còn nhỏ nhưng đứng trước thế giặc lâm nguy đã có những hành động hết sức dũng cảm,chứng tỏ được lòng yêu nước của mình, có ý chí và kiên quyết. 
- Vậy qua đó chúng ta học được gì ở Trấn Quốc Toản?
- Ai là ngùơi được giao nhiệm vụ chỉ huy kháng chiến?
- GV mở rộng: Trần Quốc Tuấn ( 1228 – 1300) là con trai của An sinh vương Trần Liễn,là 1 người từ nhỏ đã tỏ ra biết dùng người, hội tụ đủ các yếu tố “ Nhân,Nghĩa; Lễ; Trí; Dũng”, trước khi mất vua Anh Tông đến thăm đã trân trối “thời bình phải khoan thư sức dân làm kế sâu dễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”
- Ông đã làm gì để động viên tinh thần của tướng sĩ?
- Đọc cho Hs nghe 1 đoạn trong “ Hịch tướng sĩ”
- Bên cạnh HN ở Bình Than vua nhà Trần còn làm gì?
- HN Diên Hồng có tác dụng gì đến việc chuẩn bị kháng chiến?
- Bàn kế hoạch không chưa đủ vua tôi nhà Trần còn hành động gì?
- Sau khi diễn ra tập trận em nhận xét gì về khí thế của quân dân ta?
- Việc thích 2 chữ : sát thát” lên cánh tay có ý nghĩa gì?
- GV: với sự chuẩn bị như thế cuộc chiến diễn ra ntn? Ta sang phần 3
- Triệu tập vương hầu
- Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
- Thể hiện là người có ý chí sâu sắc, dũng cảm; sẳn sàng đánh giặc
- Lắng nghe
- Không phân biệt lứa tuổi ai củng phải có lòng dũng cảm, ý chí vươn lên trong cuộc sống
- Trần Quốc Tuấn.
- Nghe.
- Sáng tác ra “ Hịch Tướng sĩ”
- Nghe.
- 1285 mời các bô lão có uy tín trong cả nước về dự HN Diên Hồng.
- Thể hiện ý chí kiên trung của nhân dân Đại Việt → vững lòng kháng chiến.
- Mở cuộc tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Cả nước sẳn sàng chiến đấu.
- Thể hiện quyết tâm cao độ của quân sĩ thà chết chứ không chịu mất nước.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập vương hầu quan lại ở bến Bình Than bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn( Trần Hưng Đạo) được giao nhiệm vụ chỉ huy cuộc kháng chiến.
- 1285 mời các bô lão có uy tín trong cả nước về dự HN Diên Hồng.
- Mở cuộc tập trận và duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu.
HOẠT ĐỘNG 3. DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN(15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- GV giới thiệu lược đồ 
- Quân Nguyên vào xâm lược nước ta với đạo quân ntn?
- Em có nhận xét gì về lực lượng lần này so với lần thứ nhất?
- GV kết hợp lược đồ chỉ hướng tiến công của quân Nguyên.
- Quân ta đối phó như thế nào?
- Khi hay tin này thái độ của vua Trần ntn?
- Trứơc thái độ lo lắng của vua Trần Quốc Tuấn đã nói gì?
- Em nhận xét gì về câu nói này?
- Nhân dân Thăng Long thực hiện theo kế hoạch gì?
- Giảng: Khi kéo vào Thăng Long không 1 bóng người, quân Thoát Hoan không thể đóng ở Thăng Long mà đóng quân ở Bắc Sông Hồng.
- Kế hoạch của Thoát Hoan tiếp theo là gì?
- Trước thế giặc nguy cấp, 1 số quý tộc nhà Trần đã đầu hàng, còn Trần Quốc Tuấn thì sao?
- Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần, Thoát Hoan đã làm gì?
- Lúc này quân giặc lâm vào tình trạng ntn?
- Trước thời cơ này nhà Trần đã hành động ra sao?
- GV kết hợp lược đồ
- Vậy kết quả ntn?
- Em hãy nêu cách đánh giặc của quân và dân ta trong giai đọan 2?
- Qua đó em rút ra được bài học kinh nghịêm gì cho bản thân trong cuộc sống?
- GV: Chiến thắng vẽ vang của quân dân ta nhờ vào sự đoàn kết, quân dân đồng lòng và sự lãnh đạo của người chỉ huy, nhưng không chỉ có thời chiến mới cần những yếu tố đó mà ngay cả trong thời bình chúng ta cùng cần phải đoàn kết dân tộc, nhân dân đồng lòng sẽ có 1 đất nước ngày phát triển hơn
- Quan sát
- 1.1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta.
- Lực lượng mạnh hơn gấp khoảng 17 lần
- Theo dõi lược đồ.
- Không ăn cơm rất là lo lắng đến hỏi Trần Quốc Tuấn
- “ Nếu bệ hạ muốn hàng giặc trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”
- Thể hiện quyết tâm đánh giặc
- “ Vườn không nhà trống”.
- Cùng lúc Toa Đô từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế gọng kìm.
- Cho rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Cho quân lui về Thăng Long chờ tiếp viện
- Thiếu lương thực trầm trọng
 - Theo dõi
- Quân giặc phần chết,phần chạy về nước
- Không dốc toàn lực đánh quân giặc mà biết chờ thời cơ thích hợp, kết hợp với kế sách thông minh của ta, địa hình thuận lợi
- Trong cuộc sống mọi việc làm không nên nóng vội mà phải có kế hoạch; yếu thì phải dùng trí chứ không thể dùng sức.
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
a. Diễn biến
- 1.1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta.
- Quân ta sau vài trận đánh địch ở biên giới đã rút quân về Vạn Kiếp→ Thiên Trường bảo toàn lực lượng
- Nhân dân Thăng Long thực hiện kế hoạch “ Vườn không nhà trống”.
- Cùng lúc Toa Đô từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía Nam tạo thế gọng kìm.
- Nhân lúc quân giặc khó khăn nhà Trần cho quân phản công đánh giặc nhiều nơi.
b. Kết quả
- Quân giặc phần chết,phần chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước; Toa Đô bị chém đầu.
 4. Củng cố(3’)
Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến ntn?
Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai?
 5. Dặn dò(2’)
Học bài
Xem tiếp phần III: Nhà Nguyên tiếp tục xậm lược ra sao? Trận Vân Đồn đặc biệt là trận chiến trên sông Bạch Đằng?
 IV. RKN: 
..

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_14_phan_2_ba_lan_khang_chien_chong.doc
Bài giảng liên quan