Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Nguyễn Văn Liêm

I.Mục Tiêu.

1. Kiến Thức :

-Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.

- so sánh điểm giống và khác nhau giữa thời kì thịnh trị nhất (Lê Sơ) với thời Lý Trần.

2. Kỹ năng: hệ thống lại các thành tựu lịch sử của 1 thời đại.

3. Thái độ:lòng tự tôn, tự hào dân tộc về 1 thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

II. Phương tiện:

- HS: sgk, bài soạn câu hỏi.

- GV:

+ Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận và so sánh.

+ Phương tiện: lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần – Lê sơ và bảng phụ.

III. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.

2. KTBC: ? em hãy nêu 1 vài nét về vua Lê Thánh Tông?

3. Bài mới:

• ĐVĐ: chúng ta đang học qua giai đoạn LSVN thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, cần phải hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn học – chúng ta tìm hiểu bài 21.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Ôn tập chương IV - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 23 Tiết ppct 46 Ngày soạn : 20/ 01/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...28/ 01/ 11
BÀI 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I.Mục Tiêu.
1. Kiến Thức :
-Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI.
- so sánh điểm giống và khác nhau giữa thời kì thịnh trị nhất (Lê Sơ) với thời Lý Trần.
2. Kỹ năng: hệ thống lại các thành tựu lịch sử của 1 thời đại.
3. Thái độ:lòng tự tôn, tự hào dân tộc về 1 thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
II. Phương tiện:
- HS: sgk, bài soạn câu hỏi.
- GV: 
+ Sử dụng phương pháp: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận và so sánh.
+ Phương tiện: lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần – Lê sơ và bảng phụ.
III. Tiến trình lên lớp
ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.
KTBC: ? em hãy nêu 1 vài nét về vua Lê Thánh Tông?
Bài mới:
ĐVĐ: chúng ta đang học qua giai đoạn LSVN thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, cần phải hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn học – chúng ta tìm hiểu bài 21.
Hoạt động 1. Về Mặt Chính Trị
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Nhấn mạnh: xét về mặt chính trị chủ yếu tập trung vào bộ máy nhà nước.
- Cho hs quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần và Lê Sơ.
? Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức chặt chẻ hơn thời Lý – Trần ở điểm nào? 
? Cách tuyển chọn, đào tạo bổ dụng quan lại ntn?
? Nhà nước thời Lê sơ khác với thời Lý – Trần ntn?
-Lắng nghe
- Quan sát.
- Giống: các triều đình đều tổ chức bộ máy tập quyền.
- Khác: + Lý- Trần: bộ máy nhà nước chỉ hoàn chỉnh. 
 + Lê Thánh Tông hệ thống thanh tra hoạt động từ TW đến xã. Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẻ hơn.
- Thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập làm chủ yếu.
Về Mặt chính trị
- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẻ.
- Lý – Trần: quân chủ quý tộc.
- Lê sơ: quân chủ quan liêu chuyên chế.
Hoạt động 2. Luật Pháp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Nước ta pháp luật có từ bao giờ?
? Ý nghĩa của pháp luật?
? Luật pháp thời Lê sơ có gì giống và khác nhau thời Lý – Trần?
- Giảng: rõ ràng chúng ta thấy luật pháp ngày càng tiến bộ và hoàn chỉnh hơn
- Y/c hs liên hệ hiện nay.
- Thời Đinh – Tiền Lê mặc dù tồn tại hơn 30 năm nhưng chưa có luật pháp.
- 1042, sau khhi nhà Lý thành lập 32 năm ban hành bộ luật thành văn đầu tiên.
- đảm bảo trật tự kỉ cương trong xã hội.
- Liên hệ
2. Luật Pháp.
- Giống: bảo vệ vua và gc thống trị, bảo vệ trật tự xã hội, sản xuất nông nghiệp.
- Khác: luật pháp thời Lê sơ có nhiều điểm tiến bộ: bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, đề cập đến vấn đề nam, nữ.
Hoạt động 3. Kinh Tế
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
- Gọi hs đọc câu hỏi 4 sgk
- Cho hs thảo luận nhóm
 + Nhóm 1,2: nông nghiệp
 + Nhóm 3: thủ công nghiệp
 + Nhóm 4: thương nghiệp
- Giảng: đến thời Lê sơ kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, Thăng Long trở thành đô thị buôn bán sầm uất.
- Đọc
- Thảo luận theo y/c
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả có nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
3. Kinh Tế
- Nông nghiệp: mở rộng s đất trồng; xây dựng đê điều; sự phân hóa chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc hơn.
- TCN: phát triển những ngành nghề truyền thống.
- Thương nghiệp: chợ phát triển
Hoạt động 4.xã hội và văn hóa giáo dục.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Xã hội thời Lý – Trần và Lê sơ có những giai cấp tầng lớp nào?
? Xã hội thời Lý-Trần có gì khác với thời Lê sơ?
? Giáo dục thi cử thời Lê sơ đạt những thành tựu nào? Khác gì với thời Lý-Trần
? Văn học thời Lê sơ tập trung phản ánh nội dung gì?
? Kể tên 1 số tác giả nổi tiếng?
? Nhận xét về những thành tựu khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ?
- G/c thống trị và bị trị
- Giai cấp: địa chủ phong kiến và nông dân.
 Tầng lớp: thương nhân và thợ thủ công
- Thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển.
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn.
- Phong phú, đa dạng, có nhiều tác phẩm sử học, địa lí, toán học rất có giá trị.
4. Xã hội và văn hóa giáo dục.
a. xã hội
- Lý – Trần: thống trị và bị trị.
- Lê sơ: phân thành giai cấp và tầng lớp.
b. Văn hóa, giáo dục, khoa học và nghệ thuật.
- Quan tâm phát triển giáo dục.
- Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc.
- Nhiều công trình khoa học, nghệ thuật có giá trị.
Củng cố
hệ thống lại 1 số nội dung chính trong chương IV.
Nhắc nhở và ghi điểm cho hs.
Hướng dẫn hs làm bài tập ở nhà.
Dặn dò
Học bài và làm bài tập ở nhà.
Xem lại các bài tiết sau làm bài tập lịch sử.
IV.RKN:.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_21_on_tap_chuong_iv_nguyen_van_lie.doc