Giáo án lớp 2 Tiết 37: phương pháp phát triển sức mạnh

I. MỤC TIÊU

Học xong nội dung này HS:

- Biết một số nguyên tắc, phương pháp cơ bản tập luyện phát triển sức mạnh.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn phương pháp rèn luyện sức mạnh phù hợp với bản thân.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.

1. Địa điểm: Tại lớp học.

2.Phương tiện: SGV TD 12.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

1. ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số: C2: C3: C4:

 C5: C7:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tiết 37: phương pháp phát triển sức mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày giảng: C2 :	C3 :	C4 : 	
 	 C5 :	C7 : 
Tiết 37: Phương pháp phát triển sức mạnh
I. Mục tiêu
Học xong nội dung này HS :
- Biết một số nguyên tắc, phương pháp cơ bản tập luyện phát triển sức mạnh.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn phương pháp rèn luyện sức mạnh phù hợp với bản thân.
II. địa đIểm – phương tiện.
1. Địa điểm: Tại lớp học.
2.Phương tiện: SGV TD 12.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số: C2 :	C3 :	C4 : 	
 	 C5 :	C7 : 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV - HS
2. Phương pháp phát triển sức mạnh.
a. các nguyên tắc trong tập luyện phát triển sức mạnh.
- Thứ nhất: Bài tập sức mạnh cần phải tạo ra kích thích lớn đối với hoạt động của cơ ( tạo sự căng cơ tối đa).
+ Cách 1: Sử dụng lực đối kháng tối đa với số lần lặp lại nhỏ nhất.
+ Cách 2: Sử dụng lực đối kháng trung bình với số lần lặp lại tối đa.
+ Cách 3: Sử sụng lực đối kháng trung bình hoăc lớn với tốc độ thực hiện tối đa.
- Thứ hai: Cần tập luyện để phát triển toàn diện sức mạnh của tất cả các nhom cơ, tránh chỉ tập trung vào một số nhom cơ.
- Thứ ba: Cần kết hợp tập luyện nâng cao sức mạnh với tập luyện để phát triển các tố chất thể lực khác, nhất là sức bền và sức mạnh.
b. Các loại bài tập phát triển sức mạnh.
- Bài tập khắc phục trọng lượng bản thân.
+ Bài tập nằm sấp co duỗi tay.
+ Bài tập treo co duỗi tay.
+ bài tập chống xá kép co duỗi tay.
+ Bài tạp năm ngửa cố định chân – nâng thân vuông góc với thân.
+ Bài tập nhảy lò cò một chân
- Bài tập khắc phục trọng lượng bên ngoài
+ Bài tập với các dụng cụ cầm tay: Tạ tay, bóng đặc, bao cát…
+ Bài tập vớidụng cụ có tính đàn hồi ( co giãn) dây cao su, lò so…
+ Bài tập với đòn tạ. Nâng tạ
+ Bài tập với các dụng cụ chuyên dùng ( máy tập đa năng)
+ Bài tập sử dụng lực đối kháng.
c. Phương pháp xác định lượng vận động trong tập luyện sức mạnh.
- Trọng lượng tối đa: là trọng lượng người tập chỉ thực hiện được một lần.
- Trọng lượng gần tối đa: lặp lại được 2-3 lần
- Trọng lượng lớn: 4-7 lần.
- Trọng lượng tương đối lớn: 8-12 lần.
- Trọng lượng trung bình: 13-18 lần
- Trọng lượng nhỏ: 19-25 lần.
- Trọng lượng rất nhỏ: 25 lần trở lên.
* Tác dụng tập luyện của một số phương pháp.
Một là: sử dụng trọng lượng tối đa và gần tối đa là phương pháp chủ yếu trong tập luyện sức mạnh của VĐV cấp cao ( cử tạ, nhảy cao..) để tăng sức mạnh và hạn chế tăng khối lượng cơ.
Hai là: sử dụng trọng lượng lớn và tương đối lớn chủ yếu nâng cao năng lực sức mạnh đối với những người đã được tập luyện sức mạnh trong một thời gian nhất định.
Ba là: sử dụng trọng lượng nhỏ hoặc rất nhỏ ( có thể lặp lại trên 30 lần) có tác dụng làm phì đại cơ bắp do tăng quá trình trao đổi chất
* Thời gian nghỉ:
- Thời gian nghỉ giữa các bài tập tối đa và gần tối đa cần phải kéo dài tới khi người tập có thể thực hiện bài tập trong lần lặp lại tiếp theo với hiệu quả gần như lần trước đó
- Thời gian nghỉ giữa các bài tập có trọng lượng trung bình và nhỏ thường ngắn hơn nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất nâng cao khả năng chịu đựng mệt mỏi của cơ bắp.
- GV hỏi: Nhắc lại khái niệm sức mạnh.
- HS trả lời:
- GV kết luận: SM là một trong các tố chất thể lực, đó là khả năng tạo ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. nói cách khác là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài hoặc chống lại nó bằng sự co rút của cơ bắp.
- GV hỏi: Tập luyện sức mạnh cần thực hiện tốt các yêu cầu nào?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV kết luận: tạo ra kích thích lớn đối với hoạt động của cơ, cần tập luyện để phát triển đều cac nhóm cơ, kết hợp với phát triển các tố chất khác.
- GV hỏi: Em hãy nêu một số loại bài tập phát triển sức mạnh mà em biết.
- HS trả lời
- GV bổ sung.
- GV hỏi: Làm thế nào để xác định được cường độ vận động và khối lượng vận động phù hợp với trình độ sức khoẻ của mình?
HS trả lời câu hỏi.
- GV kết luận lại.
4. Củng cố: GV nhấn mạnh phần nguyên tắc và phương pháp xác định LVĐ trong tập luyện sức mạnh.
5. Dặn dò: Giờ sau học nội dung đá cầu +TTTC ( Bóng chuyền).

File đính kèm:

  • docTiet 37.doc