Giáo án lớp 2 - Tuần 22
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện .
- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của con người; chớ kiêu căng coi thường người khác.( trả lời được câu hỏi 2,3,5)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Bảng phụ viết sẵn câu văn để hướng dẫn HS đọc đúng.
III. Các hoạt động dạy học:
g chữa bài. Bài 3: -Tương tự bài 2 -GV phô tô vào giấy phóng to, gọi HS lên đánh dấu 4. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 1,2,3 vỡ bài tập toán. - Nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội CUỘC SỐNG XUNG QUANH (T2) I. Mục tiêu: - Nêu được một số nghề gnhiệp chính và hoạt động sinh sống của người đân nơi học sinh ở. - Kỹ năng sống: Giúp hs quan sát tranh nhận biết, gắn bó, yêu quê hương. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ trong SGKtrang 44, 45, 46, 47. - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động: Vẽ tranh * Mục tiêu:Biết mô tả hình ảnh những nét đẹp quê hương * Cách tiến hành: Bước 1: -GV gợi ý đề tài: có thể là nghề nghiệp, chợ quê em, nhà văn hóa,UBND…khuyến khích óc tưọng của các em. - Hs có thể vẽ về rừng núi, nương rẫy nơi êm sinh sống. - Có thể vẽ về những người đang làm trên nương, rẫy. - Có thể vẽ về con đường em đang đi học... -HS tiến hành vẽ. - T. quan sát hướng dẫn hs vẽ tranh theo ý thích. Bước 2: - GV cho hs vẽ vào giấy - HS dán tất cả những tranh vẽ lên tường, gọi một số em mô tả tranh vẽ - GV khen ngợi một số tranh vẽ đẹp. - Kỹ năng sống: Giúp hs quan sát tranh nhận biết, gắn bó, yêu quê hương. 5. Củng cố - dặn dò: - GV tuyên dương một số hs trình bày tranh vẽ tốt. - Giáo dục hs yêu quê hương. - GV nhận xét giờ học. Chính tả (Nghe - viết) CÒ VÀ CUỐC I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. - Làm được BT2 a/b, hoặc BT3 a/b, hoặc BT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a hoặc 2b - Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: reo hò, gìn giữ, bánh dẻo. GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn nghe - viết: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GV đọc bài chính tả. - 3HS đọc lại bài . Hướng dẫn HS nắm nội dung bài chính tả: Đoạn viết nói chuyện gì ? Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: Bài chính tả có 1 câu hỏi của Cuốc, 1 câu hỏi của cò. Các câu hỏi của Cò và Cuốc đặt sau những dấu câu nào ? Cuối các câu trên có các dấu câu gì? b. GV đọc, HS viết bài vào vở: - GV lưu ý HS cách trình bày bài. c. Chấm, chữa bài: - GV đọc lại bài để HS soát lại và tự chữa lỗi. - GV thu bài chấm, nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 1: - 1HS nêu yêu cầu của bài. GV chọn HS làm bài 3a - 3HS lên bảng làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào giấy nháp. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) - Ăn riêng, ở riêng / tháng giêng. Loài dơi / rơi vãi, rơi rụng. Sáng dạ, chột dạ, vâng dạ / rơm rạ. Bài tập 2 - 1HS nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào vở bài tập. Nhiều HS đọc kết quả trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả. - Dặn HS về nhà luyện viết. ---------------------------------------------------- Thể dục ĐI KIỄNG GÓT, HAI TAY CHỐNG HÔNG – TRÒ CHƠI NHẢY Ô I.Mục tiêu: - Biết cách đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang. - Biết cách chơi và tham gia chơi được II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh an toàn sân tập. - Phương tiện: 1 cái còi và kẻ sân cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: - GV tập trung HS, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Khởi động: xoay các khớp cổ chân, gối, hông. Đi đều theo hai hàng dọc trên sân trường và hát. * Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung. * Trò chơi: Diệt các con vật có hại. 2. Phần cơ bản: * Đi theo vật kẻ thẳng hai tay chống hông. Đi theo vật kẻ thẳng, hai tay dang ngang. Đi kiểng gót, hai tay chống hông. * Thi đi kiễng gót, hai tay chống hông. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chổ vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà luyện tập. THỨ SÁU Ngày soạn:................................... Ngày dạy:.................................... Tập làm văn ĐÁP LỜI XIN LỖI.TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM I. Mục tiêu: - Biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Tập sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ BT1 trong SGK. - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. - Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: II.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS thực hành hỏi đáp lời xin lỗi phù hợp với tình huống, thể hiện lịch sự đúng mực. GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: (Miệng) 1HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lời 2 nhân vật. Một em thực hành nói lời xin lỗi, em kia đáp lại. GV: khi nào em cần xin lỗi ? Bài tập 2: (Miệng) 1HS đọc yêu cầu bài và các tình huống cần đáp lại lời xin lỗi trong bài.. -1cặp HS làm mẫu ( theo tình huống 1) -Nhiều cặp HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp lần lượt theo các tình huống a, b, c, d. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. Bài tập 3: (Viết) - 1HS đọc yêu cầu và các câu văn tả con chim gáy cần xếp lại thứ tự cho thành một đoạn văn - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài : Đoạn văn gồm 4 câu a, b, c, d. Nếu được sắp xếp hợp lí, 4 câu văn này sẻ tọa thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Em hảy đọc kĩ từng câu, sắp xếp lại cho đúng thứ tự, câu nào đặt trước câu nào đặt sau để tạo thanhf đoạn văn hợp lí. - HS làm vào vở bài tập. 3HS làm vào bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS học tốt. ------------------------------------------------------ Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 2. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau. III. Các hoạt động dạy học: A. kiểm tra bài cũ Gọi HS đọc bảng chia 2. GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 3.Thực hành: Bài 1: -Dựa vào bảng chia 2 tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép tính Bài 2: -HS thực hiện mỗi lần mỗi cặp 2 phép tính nhân 2 và chia 2 2 x 6= 12 12 : 2 = 6 Bài 3: -HS tính nhẩm: 18 :2 = 9 -HS tự trình bày bài giải Bài 4: -HS tính nhẩm: 20 : 2 = 10 -HS tự trình bày bài giải 4. Củng cố - dặn dò: - GV chốt lại nội dung bài. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong vỡ bài tập: - Nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------- Âm nhạc ÔN BÀI: HOA LÁ MÙA XUÂN I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận dộng phụ hoạ đơn giản. - Tham gia tập biểu diễn bài hát. - Kỹ năng sống: Giúp học sinh hát to , rõ ràng, tụ tin, IIChuẩn bị -Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ. -Một vài động tác phụ họa bài hát III.Lên lớp. Hoạt động 1: Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân. - T. hát lần 1. - T. gọi học sinh hát cá nhân, nhóm, tổ, ...Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Tập hát gọn tiếng, rõ lời tươi vui. -Tập hát kết hợp gõ đệm nhịp 2 Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa Trò chơi đố vui -Gõ thanh phách hoặc vỗ tay theo tiết tấu lời ca Hoạt động 3: Cũng cố dặn dò - T. tuyên dương một số học sinh hát hay. GV nhận xét giờ học dặn học bài ở nhà Tập viết CHỮ HOA S I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa S (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Sáo (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Sáo tắm thì mưa (3 lần). II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa S đặt trong khung chữ - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trên dòng kẻ ly. - Vở tập viết III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Cả lớp viết lại chữ cái viết hoa đã học: - 1HS nhắc lại câu viết ứng dụng ở bài trước. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa: a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ .... - GV giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét trên bìa chữ mẫu về: Độ cao, số nét, nét nối. - GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con: - HS tập viết chữ S 2 lượt. GV nhận xét, uốn nắn cho HS. 3. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: a. Giới thiệu câu ứng dụng: - 1HS đọc câu ứng dụng Sáo tắm thì mưa. - HS nêu cách hiểu: hể thấy sáo tắm thì trời sắp có mưa b. HS quan sát mẫu chữ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét: - Độ cao của các chữ cái. - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng. - GV viết mẫu chữ Sáo trên dòng kẻ. c. Hướng dẫn HS viết chữ sáo vào bảng con. - HS tập viết chữ Sáo 2 lượt. GV nhận xét, uốn nắn cho HS. 4. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết: Viết theo mẫu quy định. - GV theo dõi giúp đỡ. 5. Chấm, chữa bài: - GV thu bài chấm, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 6. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp. - Dặn HS về nhà luyện viết thêm. ----------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I.Yêu cầu: - HS thấy được nhũng ưu khuyết điểm trong tuần để có hướng phấn đấu và sửa chữa. Nêu cao tinh thần phê và tự phê. - Nắm được kế hoạch tuần tới. II. Hoạt động trên lớp: 1. Đánh giá tình hình tuần qua: *Ưu điểm: - Nhìn chung có nhiều cố gắng. - Đồ dùng học tập khá đầy đủ.Sách vở bao bọc khá cẩn thận. - Hăng say phát biểu xây dựng bài. - Có ý thức học tốt: Thân, Hảo,... - Đi học chuyên cần,ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. * Tồn tại: - Nói chuyện riêng nhiều: Nâm, Máy,... - Sách vở,ĐDHT còn thiếu: Mê, Hà,... - Chữ viết cẩu thả:... - Tính toán chậm: ... 2. Nhiệm vụ tuần tới: - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót. - Ổn định nề nếp lớp học. - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm. - Tham gia lao động, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Tổ trực hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Hoàn thành các khoản đóng góp.
File đính kèm:
- TUẦN 22.doc