Giáo Án Lớp 2 - Võ Thị Thang - Tuần 27

I. Mục tiêu

Giúp HS biết:

- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó; số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.

- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

- Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.

- Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.

- HS: Vở

III. Các hoạt động

1. Khởi động (1)

2. Bài cũ (3) Luyện tập. 2 HS lên bảng sửa bài 4. Bạn nhận xét

 GV nhận xét chấm điểm.

3. Bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Lớp 2 - Võ Thị Thang - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
0 + 0 = 0,	vậy 	0 x 2 = 0
	Ta công nhận:	2 x 0 = 0
Cho HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
	0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0	vậy	0 x 3 = 3
	Ta công nhận:	3 x 0 = 0
Cho HS nêu lên nhận xét để có:
	+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
	+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
 GV nhận xét chốt ý.
v Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
 + MT : Giúp HS nhận biết phép chia có số bị chia là 0.
 + Cách tiến hành: .
Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu sau:
Mẫu: 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 
0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 
0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 
Cho HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
GV nhấn mạnh: Trong các ví dụ trên, số chia phải khác 0.
Không có phép chia cho 0.
Chẳng hạn: Nếu có phép chia 5 : 0 = ? không thể tìm được số nào nhân với 0 để được 5 (điều này không nhất thiết phải giải thích cho HS).
v Hoạt động 3: Thực hành
 + MT : Giúp HS vận dụng kiến thức giải đúng các bài toán .
 +Cách tiến hành: .
Bài 1 : HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
	0 x 4 = 0
	4 x 0 = 0
Bài 2 : HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
	0 : 4 = 0
Bài 3 : Dựa vào bài học. HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống. Chẳng hạn:
	0 x 5 = 0
 0 : 5 = 0
Bài 4 : HS tính nhẩm từ trái sang phải. 
 GV nhận xét chốt ý.
5. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
	0 x 2 = 0	
 	2 x 0 = 0
HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
HS nêu nhận xét:
	+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
	+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Vài HS lặp lại.
- Hoạt động lớp, cá nhân. 
HS thực hiện theo mẫu:
0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
HS làm: 0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
- Hoạt động lớp, c á nhân.
HS tính
HS làm bài. Sửa bài.
HS làm bài. Sửa bài.
HS làm bài. Sửa bài.
HS làm bài. 
HS sửa bài.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 27 Ngày dạy: 21/3/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện kỹ năng tính nhẩm về phép nhân có thừa số 1 và 0; phép chia có số bị chia là 0.
Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hàng Toán, bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Số 0 trong phép nhân và phép chia.
Sửa bài 4:
	Nhẩm:	 2 : 2 = 1;	1 x 0 = 0.	
	Viết	2 : 2 x 0 	= 1 x 0.
	= 0
	Nhẩm	0 : 3 = 0;	0 x 3 = 0.	
	Viết	0 : 2 	= 0 x 3
	= 0
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Thực hành.
 MT : Oân số 1 trong phép nhân và chia.
 Cách tiến hành: .
Bài 1 : HS tính nhẩm 
GV nhận xét , cho cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 1, bảng chia 1
Bài 2 : HS tính nhẩm (theo từng cột)	
a) HS cần phân biệt hai dạng bài tập:
Phép cộng có số hạng 0.
Phép nhân có thừa số 0.
b) HS cần phân biệt hai dạng bài tập:
Phép cộng có số hạng 1.
Phép nhân có thừa số 1.
c) Phép chia có số chia là 1; phép chia có số chia là 0.
 à GV nhận xét chốt ý.
v Hoạt động 2: Thi đua.
 MT : Giúp HS giải toián qua trò chơi thi đua.
 Cách tiến hành: 
Bài 3 : HS tìm kết quả tính trong ô chữ nhật rồi chỉ vào số 0 hoặc số 1 trong ô tròn.
Tổ chức cho HS thi nối nhanh phép tính với kết quả. Thời gian thi là 2 phút. Tổ nào có nhiều bạn nối nhanh, đúng là tổ thắng cuộc.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: HS đọc đề sau đó làm bài. à GV sửa bài qua trò chơi Đ, S. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
 - Hoạt động lớp, cá nhân.
HS tính nhẩm (bảng nhân 1, bảng chia 1)
Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 1, bảng chia 1.
Làm bài vào vở bài tập, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
Một số khi cộng với 0 cho kết quả là chính số đó.
Một số khi nhân với 0 sẽ cho kết quả là 0.
Khi cộng thêm 1 vào một số nào đó thì số đó sẽ tăng thêm 1 đơn vị, còn khi nhân số đó với 1 thì kết quả vẫn bằng chính nó.
Kết quả là chính số đó
Các phép chia có số bị chia là 0 đều có kết quả là 0.
2 tổ thi đua.
HS nhận xét sửa bài.
 - GV nhận xét.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 27 Ngày dạy: 22/3/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
Học thuộc bảng nhân, chia.
Tìm thừa số, tìm số bị chia.
Giải bài toán có phép chia.
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
 4 x 7 : 1
 0 : 5 x 5
 2 x 5 : 1
GV nhận xét . Gọi 2 HS đọc bảng chia 1 và bảng nhân 1. à GV nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Thực hành 
 MT : Giúp HS ôn lại bảng nhân, chia.
 Cách tiến hành: 
Bài 1 : 
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 1 HS đọc bài làm của mình.
Hỏi: Khi đã biết 2 x 5 = 10, ta có ghi ngay kết quả của 10 : 2 và 10 : 5 hay không? Vì sao? 
Chẳng hạn:
	2 x 5 = 10
 10 : 2 = 5
 10 : 5 =2
 * GV hướng dẫn HS nhẩm theo mẫu. Khi làm bài chỉ cần ghi kết quả phép tính, không cần viết tất cả các bước nhẩm như mẫu. Chẳng hạn:
30 x 3 = 90 (Có thể nói: ba chục nhân ba bằng chín chục, hoặc ba mươi nhân ba bằng chín mươi)
	20 x 4 = 80
 GV nx chốt ý.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm thừa số, tìm số bị chia.
 MT : Giúp HS ôn lại tìm thừa số, tìm số bị chia.
 Cách tiến hành: .
 Bài 2 :
- HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
Giải bài tập “Tìm x” (tìm thừa số chưa biết). Chẳng hạn:
	X x 3 = 15
	X = 15 : 3
	X = 5
 Bài 3 : HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
Giải bài tập “Tìm y” (tìm số bị chia chưa biết). Chẳng hạn:
	Y : 2 = 2
	Y = 2 x 2
	Y = 4
Bài 4 :
HS chọn phép tính và tính 15 : 3 = 5
Trình bày:
Bài giải
Số cái bánh của mỗi tổ là:
 15 : 3 = 5 (cái bánh)
	Đáp số: 5 cái bánh
Bài 5 : Tô màu
GV hướng dẫn cách tô màu cho HS.
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
 - Hoạt động lớp, cá nhân.
HS tính nhẩm (theo cột)
Khi biết 2 x 5 = 10, có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và 10 : 5 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
HS nhẩm theo mẫu
30 còn gọi là ba chục.
Làm bài và theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Làm bài theo yêu cầu của GV.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 27 Ngày dạy: 23/3/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
Học thuộc bảng nhân, chia; vận dụng vào việc tính toán.
Giải bài toán có phép chia.
- Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 4
Số tờ báo của mỗi tổ là:
24 : 4 = 6 (tờ báo)
	Đáp số: 6 tờ báo
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
v Hoạt động 1: Thực hành
 MT : Giúp HS ôn lại phép nhân, chia đã học.
 Cách tiến hành: 
Bài 1 : HS tính nhẩm (theo từng cột). 
Hỏi: Khi đã biết 2 x 4 = 8, có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 hay không, vì sao?
Chẳng hạn:
a)	2 x 4 = 8	b) 	2cm x 4 = 8cm
	8 : 2 = 4	5dm x 3 = 15dm
	8 : 4 = 2	4l x 5 = 20l
Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính như thế nào?
Bài 2 : Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức.
- Hỏi lại về phép nhân có thừa số là 0, 1, phép chia có số bị chia là 0.
 Chẳng hạn:
Tính:	3 x 4 = 12	Viết 3 x 4 + 8	= 12 + 8
	12 + 8 = 20	= 20
v Hoạt động 2: Thi đua, thực hành.
 MT : Giúp HS thi đua giải toán có lời văn 
 Cách tiến hành: 
 Bài 3 :	
a) 
Hỏi: Tại sao để tìm số cái bút có trong mỗi hộp em lại thực hiện phép tính chia 15 : 3 ?
Trình bày:
Bài giải
Số cái bút trong mỗi nhóm là:
 15 : 3 = 5 (cái bút)
	Đáp số: 5 cái bút
b) 
HS chọn phép tính rồi tính 15 : 3 = 5
Bài giải
Số hộp bút có là
15 : 5 = 3 (hộp)
	Đáp số: 3 hộp
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4 : Tô màu à GV yêu cầu HS đọc đề sau đó HS tô màu theo yêu cầu hình vẽ. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Đơn vị, chục, trăm, nghìn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Làm bài theo yêu cầu của GV.
Khi biết 2 x 4 = 8 có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 = 4 và 8 : 4 = 2 vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
Khi thực hiện phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện tính bình thường, sau đó viết đơn vị đo đại lương vào sau kết quả.
HS tính từ trái sang phải.
HS trả lời, bạn nhận xét.
 - Hoạt động lớp, cá nhân.
Vì có tất cả 15 cái bút được chia đều thành 3 hộp tức là 15 được chia thành 3 phần bằng nhau.
HS thi đua giải.
 - HS sửa bài nhận xét.
v Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTOAN 27.doc
Bài giảng liên quan