Giáo án lớp 3 - Tuần 2

I. Mục tiêu : Giúp HS :

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm hai bài ( bài "Thư gửi các học sinh" ; bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa ".

 - Hiểu được niềm vinh dự tự hào của học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nước giàu mạnh.

II.Các hoạt động dạy học :

1. GV nêu yêu cầu của giờ học.

2. GV hướng dẫn HS luyện đọc.

Bài : "Thư gửi các học sinh "

- GV yêu cầu HS đọc theo đoạn trước lớp, GV theo dõi sửa lỗi phát âm( ngày tựu trường, sau mấy tháng giời, sánh vai,.)

- GV giúp đỡ HS yếu trong khi luyện đọc.

- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.

- GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.

Bài : " Quang cảnh làng mạc ngày mùa"

- GVtheo dõi sửa lỗi phát âm sương sa, vàng xuộm, chuỗi tràng hạt, xoã xuống ;

ngắt giọng cho từng HS ( nếu có ).

- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.

- GV n/x, tuyên dương HS đọc đúng, hay. + HS đọc tiếp nối trước lớp theo đoạn ( 2- 3 lần )

+ HS luyện đọc theo cặp.

+ HS đọc toàn bài.

+ HS nêu trước lớp.

+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

+ 1 HS đọc toàn bài.

+ HS luyện đọc theo đoạn ( 2-3 lần)

+ HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.

+ HS trao đổi và nêu trước lớp.

+ HS các tổ thi đọc diễn cảm trước lớp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 13 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tiếng Việt
Luyện đọc hai bài tập đọc của tuần 1
I. Mục tiêu : Giúp HS :
	 - Đọc trôi chảy, diễn cảm hai bài ( bài "Thư gửi các học sinh" ; bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa ".
	- Hiểu được niềm vinh dự tự hào của học sinh trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nước giàu mạnh.
II.Các hoạt động dạy học : 
1. GV nêu yêu cầu của giờ học.
2. GV hướng dẫn HS luyện đọc.
Bài : "Thư gửi các học sinh " 
- GV yêu cầu HS đọc theo đoạn trước lớp, GV theo dõi sửa lỗi phát âm( ngày tựu trường, sau mấy tháng giời, sánh vai,...) 
- GV giúp đỡ HS yếu trong khi luyện đọc.
- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.
- GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.
Bài : " Quang cảnh làng mạc ngày mùa" 
- GVtheo dõi sửa lỗi phát âm sương sa, vàng xuộm, chuỗi tràng hạt, xoã xuống ; 
ngắt giọng cho từng HS ( nếu có ).
- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.
- GV n/x, tuyên dương HS đọc đúng, hay.
+ HS đọc tiếp nối trước lớp theo đoạn ( 2- 3 lần )
+ HS luyện đọc theo cặp. 
+ HS đọc toàn bài.
+ HS nêu trước lớp.
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ 1 HS đọc toàn bài.
+ HS luyện đọc theo đoạn ( 2-3 lần) 
+ HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.
+ HS trao đổi và nêu trước lớp.
+ HS các tổ thi đọc diễn cảm trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học ; HS chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật
TS 2: Vẽ trang trí: màu sắc trong trang trí
I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
- Học sinh biết cách sử dung màu sắc trong các bài trang trí.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí.
II. Chuẩn bị.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước, màu, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài.
* Hoạt động 1: Quan sát - Nhận xét.
- cho học sinh q/x 1 số bài vẽ của học sinh năm trước ( Có màu và không có màu).
? Bài vẽ nào đẹp hơn ? Tại sao ?
- GV: Màu sắc làm cho tranh trở nên đẹp hơn, nó vai trò đặc biệt trong trang trí.
? Trong cuộc sống con người đã sử dụng màu sắc ntn ?
? Khi vẽ ta có thể dùng những loại màu nào ?
GV KL: Màu sắc rất quan trọng trong cuộc sống, trong trang trí nó giúp cho các sản phẩm, đồ dùng thêm đẹp, phong phú hơn.
* Hoạt động 2: Cách vẽ màu.
- GV cho học sinh quan sát một số bài trang trí.
? Trong tranh có những màu nào ?
? Độ đậm nhạt của các màu trong bài có giống nhau không ?
GV KL: Trong trang trí màu sắc cần có đậm có nhạt, khi vẽ cần rõ trọng tâm trang trí và có sự hài hoà chung, không nên sử dụng nhiều màu sắc.
- GV cho học sinh đọc phần cách sử dụng màu trong SGK.
- GV cho học sinh quan sát bài mẫu. GV chỉ vào các hoạ tiết hướng dẫn cách sử dụng màu, phối màu.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV gọi HS nêu yêu cầu phần thực hành. GV lưu ý học sinh cách phối, vẽ màu.
- Học sinh thực hành, GV quan sát hướng dẫn học sinh yếu.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
 - GV thu 1 số bà cho học sinh quan sát.
- ? Theo em bài nào đẹp hơn ? Tại sao ?
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 16 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 23 tháng 8 năm 2012
Kĩ thuật
Tiết số 2. Đính khuy hai lỗ (Tiết 2)
I. Mục tiêu. Sau bài học HS biết:
	- Biết cách đính khuy ; Đính khuy hai lỗ đúng kỹ thuật
- Thực hành đính được khuy hai lỗ đúng kỹ thuật.
- Giáo dục lòng yêu và sáng tạo trong lao động.
II. Đồ dùng dạy học. - Mẫu đính khuy hai lỗ ; Mảnh vải 20 x30 cm
 - Kim, chỉ khâu, thước, phấn, kéo
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Nêu quy trình kỹ thuật đính khuy hai lỗ?
3.Bài mới : GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài
	 * Hoạt động 1: 
- GV yêu cầu HS nêu các bước để tiến hành đính khuy hai lỗ?
- HS nêu quy trình đính khuy 2 lỗ.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- GV HD lại quy trình thao tác kỹ thuật đính khuy hai lỗ? ( nếu HS còn lúng túng ).
* Hoạt động 2: Thực hành đính khuy hai lỗ 
- Cho HS lấy dụng cụ thực hành đính khuy 2 lỗ
GV quan sát giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm
- HS thực hành đính khuy hai lỗ hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá sản phẩm
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét sản phẩm của HS.
- Bổ sung một số những lưu ý trong quá trình khâu, lên kim, quấn chỉ …
* GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương một số sản phẩm đẹp. 
- Nhắc nhở một số bài kém của HS.
4. Củng cố dặn dò.
 - GV đánh giá, nhận xét giờ học ; HS chuẩn bị giờ sau
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
I- Mục tiêu : 
- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kĩ năng về văn tả cảnh.
- Biết viết một đoạn văn ( hoặc một bài văn ngắn ) theo một đề bài cụ thể.
II-Các hoạt động dạy- học : 
1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
2. Nội dung : 
1) Ôn tập lí thuyết : 
- GV củng cố kiến thức về cấu tạo của bài văn tả cảnh ( GV yêu cầu HS lấy ví dụ ) 
- GV khắc sâu cho HS kĩ năng làm văn có sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh khi viết để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn người nghe, người đọc.
2) GV hướng dẫn HS làm bài tập sau : 
Bài tập 1: Lập dàn ý cho đề bài sau : 
	Đề bài : Em hãy tả lại quang cảnh trường em.
- GV giúp HS yếu khi làm bài
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương HS có dàn ý đầy đủ, đúng với yêu cầu của đề đã chọn.
- Mở bài : Ngôi trường khang trang nằm trung tâm xã Lê Hồng.
- Thân bài : + Từ xa nhìn lại ngôi trường nhỏ bé, hiền hoà dưới tán cây cổ thụ.
	+ Cổng trường cao, rộng, cánh cổng được sơn màu xanh đậm.
	+ Sân trường : đổ bê tông phẳng và nhẵn ; lá cờ đỏ sao vàng tung bay
- Kết bài : Em rất yêu quý và tự hào về mái trường của mình.
 Mỗi ngày đến trường với em là một ngày hội.
Bài tập 2 : Dựa vào dàn ý đã lập ( ở bài tập 1 ) viết một đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn - đối với HS khá giỏi ) về một trong hai đề bài trên.
- GV yêu cầu HS tự làm 
- GV yêu cầu HS khá giỏi phải sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh ...
- GV nhận xét, tuyên dương HS viết tốt.
	3. Củng cố dặn dò : Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị bài sau.
âm nhạc
Tiết số 2. Học hát: bài reo vang bình minh
I. Mục tiêu.
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca. Ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát.
- Biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
II. Chuẩn bị.
- SGK âm nhạc 5, nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Học sinh lại 1 trong các bài hát đã ôn trong tiết học trước.
3. Bài mới : GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài
* Hoạt động 1. Dạy hát.
- GV hát mẫu cho học sinh nghe bài hát: Reo vang bình minh.
+ khi nghe bài hát này em có cảm nhận gì ?
- GV giới thiệu về nội dung bài hát và sơ lược về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- GV đưa bảng chép bài hát cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Hát mừng.
- GV cho học sinh tập hát từng câu theo theo 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Reo vang reo ………….. ngập hồn ta.
+ Đoạn 2: Líu líu, lo lo ………….. sáng muôn năm.
- Sau mỗi lần học sinh hát GV dừng lại sửa sai cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi.
- GV cho học sinh tập hát cả bài theo các hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- GV tiếp tục sửa sai cho học sinh.
* Hoạt động 2. 
- GV cho học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, vỗ tay, gõ phách.
- GV cho học sinh hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
- Sau mỗi lần học sinh hát, GV dừng lại sửa sai cho học sinh.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV cho HS hát lại bài hát. Dặn HS về nhà học thuộc bài bài hát, chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 2.doc
Bài giảng liên quan