Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Đỗ Thị Thu Hương

I - Mục tiêu: Giúp HS:

 - Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.

 - Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.

 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II - Đồ dùng dạy – học:

 - GV: Bảng phụ vẽ sẵn BT3.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Đỗ Thị Thu Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ần b.
- Nhận xét, sửa và chốt: vạch số 3000.
3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài học.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
Chính tả
Nghe- viết:Trên đường mòn Hồ Chí Minh
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Nghe- viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn một trong bài "Trên đường mòn Hồ Chí Minh". 
 - Làm đúng bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu dễ lẫn: s/x. Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu dễ lẫn: s/x.
 - Giáo dục tính cẩn thận khi viết bài.
II- Đồ dùng dạy - học:
 - GV: bảng phụ ghi sẵn 2 lần BT 2a. 
 - HS: VBT, bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra: - 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: sấm sét, xe sợi.
 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
2- Bài mới:	
 a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
 b. Hướng dẫn viết chính tả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả.
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, tự viết ra nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả (VD: trơn, lầy, lù lù, lúp xúp,..)
* GV đọc mẫu.
* GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
* GV đọc cho HS soát lỗi.
* Chấm, chữa bài: 
- GV chấm 5 - 7 bài rồi nhận xét.
 * Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2a: Điền vào chỗ trống: s/x.
- Gọi HS đọc lại các từ đã được điền hoàn chỉnh.
* Bài 3: Đặt câu với mỗi từ đã được hoàn chỉnh ở BT2a.
+ Lưu ý: khi viết câu thì đầu câu phải viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.
- 2 HS đọc lại.
- Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- HS thực hiện rồi trao đổi vở nháp để bạn kiểm tra và sửa chữa.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi ra lề vở.
- HS nêu yêu cầu của bài rồi làm vào VBT.
- 2 em lên bảng thi làm.
- Nhận xét, sửa chữa rồi chốt và đánh giá:
sáng suốt; xao xuyến; sóng sánh; xanh xao.
- Lớp làm bài vào VBT.
- HS đọc bài làm của mình.
- Lớp nghe, nhận xét và sửa chữa.VD: - - Bạn Lan mới ốm dậy trông xanh xao.
 3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
Tập viết
Ôn chữ hoa: N (tiếp).
I- Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa N (Ng) thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng (Nguyễn Văn Trỗi) bằng chữ cỡ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng (Nhiễu điều ... thương nhau cùng) bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 - Giáo dục tính cẩn thận khi viết.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: mẫu chữ viết hoa N (Nh); tên riêng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ li.
 - HS: vở tập viết, bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra:- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Nhà Rồng, Nhị Hà: sông Lô, phố Ràng.
 - GV, HS cùng nhận xét. sửa.
2- Bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
b. Hướng dẫn viết trên bảng con.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Luyện viết chữ viết hoa.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài?
- GV giới thiệu mẫu chữ : Ng, V, Tr.
+ GVviết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
* Luyện viết từ ứng dụng.
- GV giới thiệu về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn viết. Lưu ý về độ cao, khoảng cách, cách nối nét chữ. 
* Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của câu tục ngữ: khuyên con người trong một nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau.
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết ở vở tập viết.
- HS viết vào vở (lưu ý khoảng cách, độ cao...)
 d. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 – 7 bài.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- Nh, Ng, V, Tr.
- HS quan sát chữ mẫu và nêu lại cách viết.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con.
- GV, HS cùng nhận xét. sửa.
- HS đọc tên riêng và quan sát mẫu, 
- HS nêu cách viết.
- HS quan sát và tập viết ở bảng lớp, bảng con. 
- GV, HS cùng nhận xét. sửa.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát mẫu.
- HS nêu cách viết.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con các chữ: Nhiễu; Người.
- GV, HS cùng nhận xét. sửa.
- HS viết vào vở tập viết.
3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài viết.
Luyện tập toán
Luyện tập so sánh phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I) Mục tiêu : 
-Củng cố cho h/s Luyện tập so sánh phép cộng các số trong phạm vi 10 000
-H/s làm thành thạo các phép tính. 
-H/s yêu thích học môn toán.
II) Đồ dùng dạy học :bảng con. 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1,Hoạt động 1:KTBC : 
 . -Gọi 2 h/s nêu miệng cách đọc các số sau:3520 ,2437, 1047 ,8364.
-Lớp nhận xét. 
2, Hoạt động 2: 
*a ,Đối với H/s Trung bình ,yếu 
+ Y/c H/s làm bài tập 1 
G/v ghi các dãy số lên bảng.
+Y/c h/s làm VBTT . 
+Gọi 2 H/s lên bảng viết số và đọc số
 -Lớp theo dõi.
*Bài 2 ,3; H /s nêu cầu bài tập 
 -H/s làm vở bài tập toán
+ Gọi 2 h/s lên bảng chữa 
*Đối với H/s khá giỏi
+Y/c H/s khá giỏi làm thêm bài 4 ,5(trang ,8)
+Y/c h/s làm vở bài tập toán 
+Y/c 2 H/s lên bảng chữa bài
-Nêu các số tròn nghìn bé hơn 5555. 
-số tròn nghìn liền trước và sau của 9000 . 
+Lớp nhận xét
3; Hoạt động 3;Củng cố dặn dò 
+Nêu cách đọc số ,viết số ?
+Nhận xét giờ học 
-H/s nêu miệng.
-H/s nêu yêu cầu bài toán.
-Một số h/s nêu miệng kết quả.
-..,9000; 10000.
-.9999; 10000.
-..;9900;10000;
-H/s nêu y/c bài tập .
-H/s làm VBTT.
H/s nêu 5000
-8000 ;9000; 10000.
-Lớp nhận xét 
-kq bài 5. chiều dài 8cm ,CR,4cm.
-chu vi 24cm
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 10000
- Giảm tải: Giảm bài 2a.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
 - Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị: - GV: bảng phụ vẽ sẵn hình ở bài 4.
 	 - HS: bảng con, SGK.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng chữa bài 2.
	 - GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
2- Bài mới:	* Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759.
- GV nêu phép cộng trên.
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính.
+ Lưu ý: khi đặt tính, các chữ số trong cùng 1 hàng phải viết thẳng cột với nhau. Nếu có nhớ thì phải nhớ vào kết quả của lần cộng kế tiếp.
* Thực hành:
* Bài 1: Tính.
- Củng cố về cách cộng 2 số có 4 chữ số.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Củng cố về cách đặt tính và tính tổng của 2 số có 4 chữ số.
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết cả 2 đội trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?
* Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ có sẵn hình vẽ.
- Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.
- HS đọc phép cộng.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào bảng con. 
 - GV, HS cùng nhận xét. sửa. 
- HS nêu cách tính viết.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện 03 cột đầu.
- HS cả lớp làm bảng con cột cuối.
- Nhận xét, sửa chữa (có yêu cầu HS thực hiện lại)
- Lớp làm vào vở. Đổi vở chữa bài.
- Biết: đội 1 trồng 3680 cây, đội 2 trồng 4220 cây.
- Hỏi: cả 2 đội trồng được ? cây.
- Lấy 3680 + 4220 = 7900 (cây)
- Lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa.
+ HS nêu.
- HS quan sát hình vẽ rồi lần lượt nêu trung điểm của từng cạnh của hình chữ nhật đã cho.
- Nhận xét, sửa và chốt:
+ M là trung điểm của cạnh AB;
+ N là trung điểm của cạnh BC;
+ P là trung điểm của cạnh DC;
+ Q là trung điểm của cạĐCQA.
- HS làm bài vào vở.
3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
Tập làm văn
Báo cáo hoạt động.
I- Mục đích, yêu cầu: 
1- Rèn kỹ năng nói.
 - Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua: lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
2- Rèn kỹ năng viết.
 - Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo (thầy giáo) theo mẫu đã cho.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: bảng phụ viết sẵn mẫu báo cáo (như SGK - tr 20).
 - HS: SGK, VBT.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện "Chàng trai làng Phù ủng".
- Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
- Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
 - 1 HS đọc bài "Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội".
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
2- Bài mới: 	a. Giới thiệu bài (trực tiếp):
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV nhắc: 
+ Báo cáo chỉ theo 2 mục (học tập và lao động), cần nói lời mở đầu. Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế.
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ tự tin, đàng hoàng.
- GV giúp đỡ HS yếu.
* Bài 2: Viết lại nội dung báo cáo trên gửi cô giáo (thầy giáo) theo mẫu.
- GV treo bảng phụ có sẵn mẫu báo cáo.
- Mỗi báo cáo gồm các phần nào? Cách trình bày từng phần của báo cáo?
- GV lưu ý: điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn nhưng phải rõ ràng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV chấm điểm 1 số báo cáo của HS.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- Báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
- HS đọc thầm lại bài "Báo cáo kết quả tháng thi đua ....."
- Các tổ làm việc theo các bước:
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi.
+ Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo. Cả tổ nhận xét, góp ý bổ sung và chọn người tham gia trình bày báo cáo trước lớp.
- 1 số HS thi trình bày báo cáo trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc mẫu báo cáo.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (viết giữa trang)
+ Địa điểm, thời gian viết (viết lệch sang phải)
+ Tên báo cáo; báo cáo của tổ... lớp (viết to ở giữa trang)
+ Người nhận báo cáo.
+ Nội dung cần báo cáo
- HS làm bài vào VBT.
- 1 số HS đọc báo cáo.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
- Bình chọn báo cáo hay nhất.
 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu các phần của báo cáo?
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng
	Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt sao nhi đồng.

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Bài giảng liên quan