Giáo án lớp 3 - Tuần 22
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó : lưu cữu, dân chài, vàng lưới, lưới đáy, hổn hển, ngư trường, bồng bềnh,.
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật : bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài :Ngư trường, vàng lưới, lưu cữu, lưới đáy
II. Các hoạt động dạy học :
1) GV nêu yêu cầu của giờ học.
2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.
- GV yêu cầu HS khá đọc toàn bài.
- GVgọi 4 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài
(2-3 lượt).GV chú ý sửa lỗi phát âm (lưu cữu, vàng lưới, ngư trường, hổn hển, .)
- GV giúp HS hiểu từ " làng biển","dân chài".
- GV gọi HS đọc phần chú giải.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn
HS đọc bài theo trình tự :
+ HS 1 : Từ đầu .toả ra hơi muối
+ HS 2 : tiếp theo . để cho ai
+ HS 3 : Tiếp theo . nhường nào
+ HS 4 : Phần còn lại
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
-2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
ống nhau của các kiểu chữ? + Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ? + Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm? - HS nêu n/x- GV n/x.Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm là kiểu chữ mà trong một con chữ có nét thanh và nét đậm (nét to và nét nhỏ)… * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kẻ chữ - Thao tác minh hoạ bằng phấn, HS quan sát để nắm vững từng bước. - Cho HS xem 2 dòng chữ đẹp, chưa đẹp để thấy rõ nét thanh, nét đậm, bố cục so với tờ giấy. * Hoạt động 3: Thực hành - HS nêu yêu cầu phần thực hành, gợi ý HS vẽ màu vào con chữ và nền cho đẹp. - HS làm bài, giúp HS tìm màu nền, màu chữ (chữ đậm thì nền nhạt và ngược lại), cách vẽ màu (viền nét chữ trước) * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - Chọn bài trưng bày. Gợi ý nhận xét: Hình dáng chữ? Màu sắc chữ và nền? Cách vẽ màu? 1. Quan sát, nhận xét - Kiểu chữ có nét thanh, nét đậm (nét to, nét nhỏ) có chân hoặc không có chân. - Nét thanh : nét đưa ngang, đưa lên - Nét đậm : nét kéo xuống 2. Cách kẻ chữ - Tìm khuôn khổ của chữ . - Xác định nét thanh, nét đậm từng con chữ. - Kẻ nét thẳng bằng thước, vẽ nét cong bằng com pa hoặc tay. Lưu ý : Nét thanh - nét đậm trong một dòng chữ có độ mỏng - dày bằng nhau. 3. Thực hành a b m n 4. Đánh giá - Hình dáng chữ : cân đối, nét thanh, nét đậm đúng vị trí. - Màu sắc của chữ, nền : có đậm, có nhạt. - Cách vẽ màu : gọn trong nét chữ. 6. Củng cố - Dặn dò. - Khen ngợi HS vẽ bài tốt, động viên HS chưa hoàn thành bài. - Bài sau Vẽ tranh (đề tài tự chọn). Sưu tầm tranh ảnh về nội dung em thích. Soạn ngày: Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013 Ngày dạy: Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013 Tiếng việt Luyện viết: Lập làng giữ biển I. Mục tiêu. - Rèn cho học sinh có kỹ năng viết đúng viết đẹp. Yêu cầu học sinh viết đúng một đoạn trong bài: Lập làng giữ biển. II. Chuẩn bị. Nội dung bài. III. Lên lớp. - GV phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu giờ học. - GV cho học sinh doan 1. - Nội dung đoạn văn này nói lên điều gì ? - Học sinh nêu nội dung đoạn văn. ? Trong bài văn này có những từ nào dễ viết sai ? - Học sinh nêu các từ khó trong đoạn văn. - GV đọc cho học sinh luyện viết các từ khó trong đoạn văn. - GV lưu ý cho học sinh cách viết và trình bày bài viết. - GV đọc cho học sinh viết bài. - Học sinh viết xong GV cho học sinh đổi chéo vở cho nhau. - GV đọc cho học sinh soát lỗi. - Gọi học sinh nêu lỗi trong bài viết của bạn. - GV tổ chức cho học sinh sửa lỗi. IV. Củng cố – Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà tiết tục rèn luyện chữ viết.. ôn Toán Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương I. Mục tiêu. - Củng cố cho học sinh cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hộp chữ nhật II. Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán III.Các hoạt động dạy học : 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS. 3) Hoạt động tự học : - GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập. HS tự hoàn thiện bài tập theo phần định hướng của GV 4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP. Kết quả : (VBT trang 26 - 27) Bài 1 : a) 25m2 ; b) 37,5m2 Bài 2 : Cột 1 : 4cm ; 96cm2 Cột 2 : 100cm2 ; 600cm2 Cột 3 : 2cm ; 4cm2 Bài 3 : a) 256cm2 ; b) 64cm2 b) 4 lần 5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học HS chuẩn bị bài sau __________________________________ Soạn ngày: Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013 Ngày dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013 Tiếng Việt - tlv Luyện tập văn kể chuyện I. Mục tiêu : - Củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức về văn kể chuyện - HS vận dụng vào làm bài tập thực hành thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể( về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. II.Các hoạt động dạy học. 1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài. 2) GV hướng dẫn HS ôn tập về văn kể chuyện : - GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết về văn kể chuyện qua câu hỏi gợi ý : - Thế nào là kể chuyện ? - Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ? - Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ? - GV, HS khác nhận xét, bổ sung. - Là kể về một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay nhiều nhân vật - tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói, ..... - ...gồm 3 phần : + Mở đầu + Diễn biến + Kết thúc 3) Luyện tập : - GV nêu tên một số câu chuyện và yêu cầu HS nêu tên các nhân vật, tính cách nhân vật thể hiện qua lời nói, hành động và ý nghĩa của câu chuyện. Ví dụ : Câu chuyện " Tấm Cám" - GV nhận xét, bổ sung. Bài tập : Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn. - GV nhận xét, tuyên dương HS có bài văn hay, diễn đạt trôi chảy,... HS cùng bàn trao đổi và nêu theo từng yêu cầu của GV. Cụ thể : - Câu chuyện có 3 nhân vật chính... - Tính cách của nhân vật thể hiện qua cả lời nói và hành động. Ví dụ : Chị em Tấm đi bắt tép.... HS cùng bàn trao đổi, lập dàn ý rồi trình bày trước lớp. Ví dụ : Tôi với Hương là bạn thân của nhau. Có một chuyện mà tôi với Hương không thể quên được.... 3) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau. ________________________________________ ôn Toán luyện tập I. Mục tiêu : Giúp HS - Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và toàn phần hình lập phương - Luyện tập vận dụng tính diện tích trong tình huống đơn giản. II. Đồ dùng dạy học : - HS chuẩn bị VBT : môn toán. III. Các hoạt động dạy học : 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học. 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS. 3) Hoạt động tự học : - GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập HS tự hoàn thiện một số bài tập theo phần định hướng của GV. 4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS - GV, HS khác nhận xét, chữa bài - GV chốt về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HLP Kết quả : (VBT trang 27 - 28) Bài 1 : Theo thứ tự : 16m2 ; 24m2 6300cm2, 9450cm2 ; dm2 , dm2 Bài 2 : 11,25dm2 Bài 3 : 2 lần 5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học . HS chuẩn bị bài sau Soạn ngày: Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2013 Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013 kỹ thuật Tiết số 22. Lắp xe cần cẩu (tiết 1) I. Mục tiêu: HS cần phải - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. - Lắp được xe cần cẩu đúng kỹ thuật, đúng quy trình. II. Đồ dùng dạy học. - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới : GTB. GV nêu y/c và mục đích tiết học. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Quan sát nhận xét mẫu . - Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn - Hỏi :Tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế? để lắp xe cần cẩu cần các bộ phận nào? - HS trình bày, lớp nhận xét, kết luận. Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật a. Chọn chi tiết - HS chọn đủ từng loại chi tiết theo bảng SGK. Xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại b. Lắp từng bộ phận - Cho HS quan sát SGK. Hướng dẫn lắp từng bộ phận (lắp giá đỡ, cần cẩu,các bộ phận khác...) : HS làm theo SGK, nêu cách lắp. c. Lắp ráp xe cần cẩu - HS nêu các bớc, một HS làm mẫu. - Kiểm tra sự chuyển động của cần cẩu. d. Tháo rời các chi tiết xếp vào hộp - Hớng dẫn cách tháo: Tháo từng bộ phận, chi tiết theo trình tự ngợc với trình tự lắp - Xếp gọn chi tiết vào hộp theo vị trí quy định. Hoạt động 3. Rút ghi nhớ - Hỏi : Nêu các bước lắp xe cần cẩu? - 2 HS đọc ghi nhớ SGK. 1. Quan sát - Xe cần cẩu : 5 bộ phận (giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe) 2. Quy trình a. Chọn các chi tiết (bảng SGK) Tên SL Tên SL Tấm nhỏ Thanh thẳng Bánh đai Trục dài Thanh móc 1 16 3 2 1 Trục ngắn Bánh xe ốc vít Trục quay ... 1 4 32 1 ... b. Lắp từng bộ phận - Giá đỡ cần cẩu - lắp cần cẩu - lắp các bộ phận khác ( ròng rọc, dây tời trục bánh xe c. Lắp ráp xe cần cẩu d. Tháo rời các chi tiết. 3. Ghi nhớ : SGK 4. Củng cố - Dặn dò - Nêu các chi tiết để lắp xe cần cẩu? Dặn chuẩn bị bài sau: Lắp xe cần cẩu(tiết 2) ôn Tiếng Việt Luyện tập mở rộng vốn từ : Công dân I. Mục tiêu : - Củng cố và khắc sâu cho HS các từ ngữ thuộc chủ điểm " Công dân" - HS vận dụng vốn từ đã học, đặt câu, viết đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân - HS có ý thức trong giờ học II.Các hoạt động dạy học : 1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài. 2) Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1 : Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A : A B (1) Công cộng a) Không giữ kín, mà để mọi người đều có thể biết. (2) Công khai Thuộc quyền sở hữu của toàn xã hội hoặc của (3) Công hữu tập thể c) Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội. - GV nhận xét, chữa bài. HS tự làm rồi chữa bài đáp án : 1- b ; 2- a ; 3- c Bài tập 2 : Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây vào từng dòng thích hợp : công nhân, gia công, thủ công, công thương, bãi công, đình công. a) Công có nghĩa là " Công nghiệp" b) Công có nghĩa là " thợ " c) Công có nghĩa là " sức lao động " - GV nhận xét, chữa bài, chốt kiến thức. HS cùng bàn trao đổi làm bài rồi chữa bài. Cụ thể : a) Công có nghãi là" Công nghiệp":thủ công, công thương. Bài tập 3 : a) Đặt câu với mỗi từ sau : công viên ; công bằng b) Xác định nghĩa của từ công trong câu dưới đây : - Kẻ góp của, người góp công. - Một công đôi việc - Có công mài sắt có ngày nên kim. - GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài. - GV giúp HS yếu khi đặt câu. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi HS đặt câu đúng và hay. 1 HS đọc to trước lớp HS tự làm rồi đọc câu mình đặt trước lớp Ví dụ : Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. b) HS nối tiếp nhau trình bày theo ý hiểu 3) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị bài sau. ________________________________________ Kí duyệt của ban giám hiệu ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA CHIEU TUAN 22.doc