Giáo án lớp 3 - Tuần 30

I. Mục tiêu :

 - Nghe -viết đúng chính tả đoạn 2 và 3 trong bài: Thuần phục sư tử.

 - Làm đúng các bài tập chính tả về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

II.Các hoạt động dạy học :

 A.Kiểm tra bài cũ : HS viết : Ấn Độ, A-đam, Chu Văn Vương, Ngũ Đế

 B.Dạy bài mới : 1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.

 2) Hướng dẫn HS nghe - viết :

- GVgọi HS đọc đoạn viết chính tả bài"Phong cảnh đền Hùng"

- Đoạn văn cho em biết điều gì ?

- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó :

vòi vọi, trấn giữ núi cao, sừng sững, cuồn cuộn, phù sa, .

Phân biệt sa / xa ( đi xa, xa gần ,.)

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV chấm, nhận xét bài viết. - 1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm

 

- HS nêu:.

HS viết từ khó vở nháp, bảng lớp theo hướng dẫn của GV.

 

- HS viết bài.

- HS đối chiếu với SGK, tự soát lỗi

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 30
Soạn ngày: Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tiếng Việt - chính tả
Luyện viết bài : Thuần phục sư tử
I. Mục tiêu : 
 - Nghe -viết đúng chính tả đoạn 2 và 3 trong bài: Thuần phục sư tử.
	- Làm đúng các bài tập chính tả về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
II.Các hoạt động dạy học : 
	A.Kiểm tra bài cũ : HS viết : ấn Độ, A-đam, Chu Văn Vương, Ngũ Đế
	B.Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- GVgọi HS đọc đoạn viết chính tả bài"Phong cảnh đền Hùng"
- Đoạn văn cho em biết điều gì ? 
- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó :
vòi vọi, trấn giữ núi cao, sừng sững, cuồn cuộn, phù sa, ....
Phân biệt sa / xa ( đi xa, xa gần ,...)
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm
- HS nêu:...... 
HS viết từ khó vở nháp, bảng lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS viết bài.
- HS đối chiếu với SGK, tự soát lỗi
 3) Luyện tập :
Bài tập : Viết các tên riêng trong mẩu tin sau đây cho đúng quy tắc : 
Anh lương dụng, cư dân của huyện đại túc, thành phố trùng khánh, trung quốc, 26 tuổi, cân nặng trên 210 kg. Hiện nay mọi người thường gọi anh là " người nặng nhất trung quốc " . Anh lương dụng đang sống hạnh phúc với vợ và hai con trai mới được 9 tháng tuổi.
.GV, HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần )
- GV chốt lời giải đúng
 HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm bài. Cụ thể : 
Lương Dụng, Trung quốc, Đại Túc, Trùng Khánh,
 4) Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
mĩ thuật
Tiết số 30. vẽ tranG TRí ĐầU BáO TƯờNG
I. Mục tiêu.
- HS hiểu ý nghĩa của báo tường. Biết cách trang trí đầu báo của lớp.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II. Đồ dùng dạy- học.
- GV: Sưu tầm đầu báo (Nhân dân, hoa học trò...), đầu báo tường của lớp, trường
 - HS : Vở thực hành, chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
 Hoạt động 1. Quan sát nhận xét
- Gợi ý HS nhận thấy :
+ Tờ báo có đầu báo, thân báo (bài báo, hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ)
+ Báo tường:Báo của các đơn vị bộ đội, 
trường học,...ra vào dịp phát động thi đua. Mỗi người viết một bài (thơ, văn, tranh...)dán vào bảng hay giấy lớn cho nhiều người xem.
+ Đầu báo tường: Gồm chữ (tên tờ báo, chủ đề, tên đơn vị) và hình minh hoạ.
 Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường.
- Gợi ý cách vẽ, vẽ minh hoạ.
- Cho HS quan sát bài trang trí đầu báo tờng
 Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS vẽ đầu báo theo nhóm vào giấy A4. Nhắc: Cần phân công các phần việc trong nhóm, chọn chủ đề, tên tờ báo, kiểu chữ, hình minh hoạ.
- GV bao quát hướng dẫn động viên.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn 1 số bài đẹp, chưa đẹp để nhận xét về : bố cục (rõ nội dung); chữ (tên báo nổi rõ, đẹp); hình minh hoạ; màu sắc...
- HS nêu nhận xét theo cảm nhận riêng.
- Tổng kết, chọn bài đẹp treo ở lớp.
1. Quan sát
- Tên tờ báo: Phần chính chữ to rõ, nổi bật. Chữ in hoa hoặc thường màu sắc tơi sáng
- Chủ đề của tờ báo: Cỡ chữ nhỏ hơn tên báo
- Tên đơn vị: Vị trí phù hợp, nhỏ hơn tên báo.
- Hình minh hoạ: Hình trang trí,cờ, hoa, biểu trưng,..
2. Cách trang trí đầu báo tường
- Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ.
- Kẻ chữ, vẽ hình trang trí
- Vẽ màu tươi sáng, rõ phù hợp nội dung.
3. Thực hành 
4. Nhận xét, đánh giá
- Bố cục: Rõ nội dung
- Chữ: tên báo nổi rõ và đẹp
- Hình minh hoạ: Phù hợp và sinh động
- Màu sắc tươi sáng, hấp dẫn
4. Củng cố- Dặn dò. 
- Bài sau Vẽ tranh đề tài Ước mơ của em
Soạn ngày: Thứ năm ngày 21 háng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013
Kĩ thuật
Tiết số 30: Lắp rô bốt (tiết 1)
I. Mục tiêu. HS cần phải.
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô- bốt.
- Lắp được rô- bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô- bốt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một rô bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
1) HĐ 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
- HD học sing quan sát kĩ từng bộ phận.
? Để lắp được rô bốt theo em phải lắp những bộ phận nào?
 Hãy kể tên những bộ phận đó?
(có 6 bộ phận).
2) HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
	* HD chọn các chi tiết.
+ Gọi 2-3 HS gọi tên, chọn đúng, đủ chi tiết từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Lớp q/s và bổ sung thêm. GV n/x thêm.
	* Lắp từng bộ phận.
- Lắp chân rô bốt (H2 SGK).
- GV yêu cầu học sinh quan sát H2 SGK.
- Gọi 1 vài HS lên lắp mặt trước của một chân rô bốt.
- Lắp mặt trước chân thứ hai của rô bốt.
- 1 HS lên lắp bàn chân rô bốt.
- HS quan sát H2(b) trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV HD thêm cho HS.
+ Lắp thân rô bốt. (H3 SGK).
? Dựa vào H3 em hãy chọn các chi tiết và lắp thân rô bốt?
- 1-2 HS trả lời và lắp thân rô bốt.
+ Lắp đầu rô bốt (H4 SGK).
- GV cho hock sinh quan sát và trả lời câu hỏi ttrong SGK.
? Mối ghép gồm mấy chi tiết?
- GV lắp mẫu cho HS quan sát.
- HS lắp đầu rô bốt.
+ Lắp các bộ phận khác. - Lắp tay, lắp ăng ten.
	 - Lắp trục bánh xe (H5c SGK).
	* Lắp rô bốt (H1 SGK).
- GV lắp rô bốt theo các bước trong SGK.
- HS quan sát GV lắp.
- Khi lắp xong kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của hai tay rô bốt.
	* HD học sinh tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn tiết sau chuẩn bị để thực hành lắp rô bốt.
tiếng việt
Luyện tập về dấu câu
I. Mục đích, yêu cầu
- Củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
- Có ý thức sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 II. Các hoạt động dạy học
 1. GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học.
 2. Ôn tập kiến thức
 - Nêu tác dụng của dấu chấm (có VD minh hoạ).
 * GV chốt kiến thức cần ghi nhớ.
 3. Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài tập 1. Tìm dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm : 
	Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là bác Lê ... Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê : 
	- Anh Lê có yêu nước không ...
	Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời : 
	- Có chứ 
	- Anh có thể giữ bí mật không ...
	- Có 
- GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
- GV nhận xét, chốt cách điền dấu câu.
HS tự làm rồi báo cáo kết quả trước lớp.
Đáp án : thứ tự cần điền các dấu câu : 
Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
Bài tập 2 : Đoạn trích dưới đây dùng sai một số dấu câu. Chép lại đoạn trích này, sau khi đã sửa các dấu câu dùng sai.
	Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe tiếng một em bé đang khóc. Bước lại gần, tôi hỏi : 
	- Này, em làm sao thế ! 
	Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp : 
	- Em không sao cả ? 
	- Thế, tại sao khóc ! Em đi về thôi ? Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy. 
	- Em không về được ? 
	- Tại sao. Em ốm phải không.
	- Không phải, em là lính gác ? 
	- Sao lại là lính gác ! Gác gì ! 
	- ồ, thế anh không hiểu hay sao.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
HS tự làm rồi chữa bài. Ví dụ : 
Này, em làm sao thế ? ( đây là câu hỏi )
Em không về được. ( đây là câu kể )
Bài tập 3 : Hãy đặt một câu kể, một câu hỏi, một câu cảm và dùng những dấu câu thích hợp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đặt và sử dụng dấu câu đúng.
HS tự đặt câu rồi nối tiếp đọc câu mình đặt trước lớp. Chẳng hạn : 
Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. 
 4. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
______________________________________
 Kí duyệt của ban giám hiệu
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………........

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 30.doc
Bài giảng liên quan