Giáo án lớp 3 - Tuần 32

I. Mục tiêu :

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó : chềnh ềnh, thanh ray, chăn trâu, mát rượi, giục giã,réo còi, la lớn, thuyết phục, .

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.

II. Các hoạt động dạy học :

 1) GV nêu yêu cầu của giờ học.

 2) GV hướng dẫn HS luyện đọc.

a) Luyện đọc :

- GV yêu cầu HS khá đọc toàn bài.

- GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài ( 2-3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm (sự cố, chềnh ềnh, thanh ray, giục giã, réo còi,.) và giúp HS hiểu từ ngữ : thuyết phục, chuyền thẻ, sự cố.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- GV gọi HS đọc toàn bài

 

2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.

HS đọc bài theo trình tự :

+HS 1 : từ đầu . ném đá lên tàu.

+HS 2 : Tiếp . chơi dại như vậy nữa.

+HS 3 : Tiếp . tàu hoả đến.

+HS 4 : Phần còn lại

HS cùng bàn luyện đọc từng đoạn.

2 HS đọc thành tiếng trước lớp.

HS cùng bàn luyện đọc

Một sốHS thi đọc diễn cảm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ủa giờ học.
 b. Nội dung bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
*. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Bày mẫu, HS quan sát, nêu nhận xét về:
+ Tỉ lệ chung của mẫu? Vị trí, hình dáng, màu sắc, đặc điểm,... của lọ và quả.
+ So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu, giữa các bộ phận từng mẫu? Phần sáng và tối của mẫu?
*. Hoạt động 2: Cách vẽ
- Treo bảng hình gợi ý, HS nhận xét bố cục
+ Hình vẽ quá nhỏ, to so với giấy? Cân đối, không cân đối ?
- HS nêu các bớc tiến hành bài vẽ theo mẫu
*. Hoạt động 3: Thực hành
- HS làm bài cá nhân vào vở thực hành
- Quan sát HS làm bài, nhắc HS: bố cục hình vẽ phù hợp tờ giấy, chú ý tỉ lệ các bộ phận, vẽ đậm nhạt.
*. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn bài hoàn thành ở những mức độ khác nhau, dán bảng
- HS nhận xét, đánh giá 
- Khen HS có bài vẽ đẹp.
1. Quan sát, nhận xét:
- Vị trí vật mẫu
- Tỉ lệ của mẫu vẽ
- Hình dáng, đặc điểm vật mẫu.
- Độ đậm nhạt ở mẫu vẽ
2. Cách vẽ
- Vẽ khung hình chung của mẫu, khung hình riêng từng vật mẫu.
- Vẽ đường trục
- Tìm tỉ lệ, vẽ phác nét chính
- Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
- Phác mảng đậm nhạt
- Hoàn thành bài vẽ
3. Thực hành
- Vẽ lọ hoa, quả
4. Nhận xét, đánh giá
- Bố cục
- Hình vẽ
- Đậm nhạt
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Bài sau : Vẽ trang trí Trang trí cổng trại
Soạn ngày: Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
tiếng việt
Luyện viết bài" Những cánh buồm"
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
	 - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn của bài "Những cánh buồm " 
	- Làm đúng bài tập chính tả viết hoa các cụm từ chỉ tổ chức, đơn vị, cơ quan	- HS có ý thức trong giờ học
II. Các hoạt động dạy học : 
	A.Kiểm tra bài cũ : HS viết Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng công ti Cấp nước Sài Gòn.
	B.Dạy bài mới : 	1) Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	2) Hướng dẫn HS nghe - viết : 
- GVgọi HS đọc đoạn viết chính tả bài "Những cánh buồm"
- Dựa vào nội dung đoạn thơ, hãy miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. 
- GV hướng dẫn HS viết một số từ khó : rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, sao xa, cánh buồm, 
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV chấm, nhận xét bài viết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS khác đọc thầm.(Từ đầu...chưa hề đi đến) 
- HS trình bày trước lớp : ....
HS viết từ khó vở nháp, bảng lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS viết bài.
- HS đối chiếu với SGK, tự soát lỗi
 5) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau 
__________________________________
ôn Toán
luyện tập 
I. Mục tiêu : Giúp HS
- TiÊps tuc củng cố tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
- HS có ý thức tự giác trong tiết tự học
II. Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán
III. Các hoạt động dạy học : 
	 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
HS tự hoàn thiện bài tập theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS :
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách chia phân số, số thập phân, cách chia nhẩm cho 0,1 ; 0,25 ; 0,5 ; cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Kết quả : (VBT trang 97 - 98 )
Bài 1 : a) ; 55 , b) 0,72 ; 2,8 ; 1,35 
Bài 2 : a) 25 ; 360 ; 47 ; 520 
 b) 150 ; 48 ; 34 
Bài 3 : a) 3,5 ; b) 0,2 ; c) 1,5 ; d) 0,125 
Bài 4 : Khoanh vào C.
 5) Củng cố - dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau 
___________________________________
Soạn ngày: Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013
Tiếng Việt
Luyện tập viết bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS kĩ năng lập dàn ý và viết được bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
	- Giáo dục HS luôn có ý thức bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	B. GV hướng dẫn HS làm bài tập : 
1. Ôn tập phần lí thuyết : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
- Cách miêu tả một cảnh vật ? 
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV khắc sâu cho HS cách viết bài văn tả cảnh
Một số HS trình bày trước lớp về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 
2. Luyện tập : 
	Tuổi thơ ấu của mỗi em thường gắn liền với những kỉ niệm về một đêm trăng đẹp, một mảnh vườn, một dòng sông, một cánh đồng, .....
	 Em hãy viết bài văn miêu tả một trong những sự vật đó.
-GV gợi ý đối với HS yếu khi xác định yêu cầu của đề. 
- GV giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài. 
- GV,HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, tuyên dương bài văn đủ ý, diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, ...
HS tự chọn một trong các cảnh đó và nêu trước lớp.
HS chọn cảnh vật và tự làm rồi đọc bài viết của mình trước lớp. Chẳng hạn :
 Tả cánh đồng quê vào một ngày đẹp trời.
Ra khỏi làng, hàng chục mẫu đất trồng khoai. Những vạt khoai lùm lùm dây lá, chạy song song từ bờ này sang bờ khác. Ngọn khoai non mởn, bò lan kín cả hai vạt, tạo thành một vệt dài xanh thẫm. ...
	 C. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS xem lại bài tập.
_______________________________________
ôn Toán
ÔN các PHéP tính với số đo thời gian
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Tiếp tục củng cố các kĩ năng tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.
II.Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán
III.Các hoạt động dạy học : 
	 1) GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
 	 2) GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
	 3) Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập
HS tự hoàn thiện bài tập theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS :
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian, cách tìm thời gian, quãng đường trong chuyển động đều.
Kết quả : (VBT trang 100 - 101 )
Bài 1 : Theo thứ tự : 
18giờ 42phút ; 21 giờ25 phút ; 15,65 giờ
Bài 2 : theo thứ tự : 
18giờ 48phút ; 8phút 6giây ; 9,2 giờ 
Bài 3 : 1giờ12phút 
Bài 4 : 48km 
 5) Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau
__________________________________________________________________
Soạn ngày: Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2013
Kỹ thuật
Tiết số 32: Lắp rô bốt (tiết 3)
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt.
- Lắp đợc rô bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn kuyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô bốt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bộ đồ dung kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi HS nêu các bước lắp rô bốt.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
* Hoạt động 3. Thực hành lắp rô bốt.
	a) Chọn chi tiết.
- GV cho học sinh chọn các chi thiết cần thiết để lắp rô bốt xếp vào nắp hộp.
- GV đôn đốc, kiểm tra học sinh.
	b) Lắp từng bộ phận.
- GV gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ các bước lắp rô bốt cho cả lớp nghe.
- GV lưu ý dẫn học sinh khi lắp cần quan sát kĩ các bộ phần của rô bốt đọc và làm theo các bước đã hớng dẫn.
- Học sinh thực hành lắp từng bộ phần của rô bốt.
- GV quan sát lớp đôn đốc, hướng dẫn học sinh thực hành.
	c) Lắp ráp rô bốt.
- Học sinh lắp ráp rô bốt theo các bước trong SGK.
- GV quan sát lớp đôn đốc, hướng dẫn học sinh thực hành.
* Hoạt động 4: đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm như SGK mục III.
- Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV n/x đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nhặc HS tháo các chi tiết xếp vào hộp đúng vị trí.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà học và ghi nhớ quy trình lắp rô bốt, chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Luyện tập về dấu câu 
I. Mục tiêu : 
	- Củng cố và khắc sâu cho HS về kĩ năng sử dụng dấu phẩy.
	- HS vận dụng vào làm bài tập chính xác, nhanh.
	- HS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài
	B. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau : 
	a) - Nam Bắc Thành là ba bạn học sinh giỏi nhất lớp.
	 - Căn phòng này sạch sẽ mát mẻ.
 b) - Lúc ấy trời đã về chiều.
 - Mẹ ơi nhà mình có khách.
 c) - Trăng đã lên cao biển khuya lành lạnh.
 - Gió thổi ào ào cây cối nghiêng ngả bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập tới.
- GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt cách sử dụng dấy phẩy.
HS tự làm rồi trình bày trước lớp. 
Chẳng hạn : 
a) Nam, Bắc, Thành là ba bạn học sinh giỏi nhất lớp.
Căn phòng này sạch sẽ, mát mẻ.
Bài tập 2 : Khoanh vào dấu phẩy dùng sai trong đoạn trích sau. Chép lại đoạn trích sau khi đã sửa các lỗi về sử dụng dấu phẩy. 
	Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy, hối hả bước trên các nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV giúp đỡ HS yếu khi làm bài.
- GV chốt cách sử dụng dấu phẩy.
Bài tập 3 : 
Viết một đoạn văn ( khoảng 4-6 câu ) tả hoặc kể về một người, một vật, một việc mà em muốn nói. Trong đoạn văn có sử dụng dấu phẩy. Viết xong, hãy khoanh vào dấu phẩy trong đoạn văn.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có đoạn văn hay, sử dụng đúng dấu phẩy ...
HS tự làm rồi chữa bài. Đáp án : 
Dấu phẩy dùng sai sau tiếng ấy, đường, gắt. 
HS tự viết lại đoạn văn sau khi đã sửa dấu phẩy.
HS tự làm vào vở rồi đọc đoạn văn trước lớp. Chẳng hạn : 
Bé Thuỷ là con của cậu Hà em, bé vừa tròn mười hai tháng. Da bé trắng hồng, mịn màng. cặp mắt bé lúc nào cũng mở to, tròn đen lay láy như hai hạt nhãn.
 C) Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau
Kí duyệt của ban giám hiệu
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….....

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 32.doc
Bài giảng liên quan