Giáo án lớp 5 - Tuần 11

I. Mục đích - yêu cầu.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài văn.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).

- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vế môi trường, kỹ năng xây dựng môi trường sống trong lành, thân thiện với con người, .

II. Đồ dùng day học.

- Tranh minh hoạ trong bài.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hoạ mi.
b, - và nối to với nặng.
Bài 2.
a, Vì… nên (biểu thị nguyên nhân kết quả).
b, Tuy … nhưng (biểu thị quan hệ tương phản).
Bài 3. Đặt câu.
VD. Vườn cây đầy bóng mát và tiếng chim hót.
- Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm.
4. Củng cố dặn dò.
- Một HS nhắc lại ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
Thể dục
Tiết số 22: ôn 5 động tác bài thể dục đã học
Trò chơi: Chạy nhanh theo số.
I. Mục đích yêu cầu.
 - Ôn các động tác: Vươn thở tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài hể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.
- Ôn trò chơi chạy nhanh theo số. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Đồ dùng dạy học
 - Còi, sân bãi.
III Các hoạt động dạy học.
A. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
- GV cho HS khởi động các khớp.
B. Phần cơ bản.
a)Chơi trò chơi chạy nhanh theo số.
- GV nhắc lại nội dung và yêu câu của trò chơi
- GV điều khiển trò chơi nhiệt tình, vui và đoàn kết.
- GV cho HS chơi thi.
- Nhận xét tuyên dương tổ, cá nhân chơi nhiệt tình, đúng luật.
b) Ôn 5 động tác thể dục đã học.10-12 p
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1- 2 lần cả 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
- GV chia nhóm cho HS tập luyện. Lưu ý: Về kĩ thuật các đ/t và ý thức tập luyện.
- GV chú ý quan sát uốn sửa cho HS.
- Tập chung HS - GV cho HS thi đua giữa các tổ tập với nhau.
- GV nhận xét chung xem tổ nào tập đẹp, đều và đúng động tác.
- Cho HS tập lại các động 5 động tác một lượt.
C. Phần kết thúc.
- GV cho HS thả lỏng. GV cùng HS hệ thống bài. GV đánh giá , kết quả bài học.
- Dặn. Về nhà ôn lại các động tác đã học cho thành thạo.
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết số 55: nhân một stp với một số tự nhiên
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Nắm quy tắc nhân một STP vơi một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một STP với một số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3. 
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : - Gọi 2 HS làm bài tập 2 tiết trước.
3. Bài mới: a. GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giới thiệu quy tắc nhân một STP cho một STN.
- GV vẽ hình lên bảng và cho HS nêu đề toán.
? Nêu cách tính chu vi hình tam giác?
? Ba cạnh của tam giác có gì đặc biệt? 
- GV nêu phép tính nhân 1,2 m x 3 
- GV: Đây là phép nhân một STP cho một STN.
- YC học sinh cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả. Gợi ý: Tìm cách chuyển 1,2 m ra số tự nhiên rồi tính.
- HS nêu cách tính của mình.
- GV ghi bảng.
? 1,2m x 3 = ? m
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK.
Lưu ý: Viết đồng thời hai phép tính để HS dễ theo dõi và nhận xét.
? Em hãy so sánh 1,2m x3 ở hai cách tính?
? Nêu điểm giống và khác nhau ở hai phép tính này?
- Giống - đặt tính và thực hiện tính.
- Khác- 1 phép tính có dấu phảy, 1 phép tính không có dấu phảy.
? Trong phép tính 1,2 x 3 chúng ta tách phần thập phân ở tích ra ntn?
? Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của thừa số và của tích?
? Dựa vào cách thực hiện trên em hãy nêu nhân một STP với một STN?
- GV nêu VD, yêu cầu học sinh vận dụng nhận xét trên để làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm nháp - nhận xét bài trên bảng.
- Gọi HS nêu lại cách tính.
- Cho HS nêu phần ghi nhớ. SGK.
2-3 HS nêu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- GV cho HS tự làm vở sau đó đổi vở cho nhau để kiểm tra cho nhau.
- HS nêu kết quả - HS nhận xét. 
- GV nhận xét bài làm đúng.
- 1 HS đọc đề toán bài tập 3.
- HS tự làm bài vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp - GV nhận xét chữa bài và cho điểm.
a, VD 1: 
 1,2 x 3 =? m
Ta có: 1,2m = 12dm.
 12 1,2
x 3 x 3
 36 dm 3,6 m
36 dm = 3,6 m
- Thực hiện nhân như STN.
- Phần thập phân của số 1,2 có một chữ số ta dùng dấu phảy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái.
b, VD 2: 0,46 x 12 = ?
 0,46 
x 12
 92
 46
 5,52
- Thực hiện nhân như STN.
- Đếm phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số….
* Ghi nhớ: SGK.
* Luyện tập
Bài 1.Đặt tính rồi tính.
a, = 17,5.
b, = 20,9
c, = 2,048
d, = 102,0.
Bài 3. Bài giải.
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là.
42,6 x 4 = 170,4 (km)
 ĐS; 170,4 km. 
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
tập làm văn
Tiết số 22 : luyện tập làm đơn
I. Mục đích yêu cầu.
- Viết được một lá đơn( kiến nghị) đúng thể thức ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý 
do kiến nghị, thể hiện được nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học 
 	- Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.- Gọi 1-2 HS đọc lại đoạn văn về nhà các em đã viết lại.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu MĐ, YC tiết học.
	b. Nội dung.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
- Gọi HS đọc đề bài trong SGK/ 111.
- HS quan sát tranh minh họa đề bài và mô tả những gì vẽ trong tranh.
Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá.
- GV trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị…
* Xây dựng mẫu đơn.
? Em hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn?
(quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, nơi nhận, tên người viết…)
? Theo em tên của đơn là gì? (đơn kiến nghị, đề nghị).
? Nơi nhận đơn em viết những gì? Người viết đơn ở đây là ai?
? Em là người viết đơn, tại sao không viết tên em? (…em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn)
? Phần lý do viết đơn em nêu những gì?
- Em hãy nêu lý do viết đơn cho một trong những đề bài trên.
- HS nêu - GV nhận xét, sửa cho HS.
* Thực hành viết đơn.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn để HS tham khảo.
- Gọi một vài HS nói về đề bài các em đã chọn.
- HS thực hành viết đơn vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. (3 - 5 HS đọc).
- HS lớp- GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV n/x tiết học. Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại vào vở và chuẩn bị bài sau.
Lịc sử
Tiết số 11: ôn tập: hơn 80 năm chống thực dân pháp
 xâm lược và đô hộ ( 1858 - 1945)
I. Mục tiêu.
 - Qua bài này giúp học sinh nhớ lại những mốc thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa lich sử của các sự kiện lịch sử đó.
II. Đồ dùng day học.
- Bản đồ VN, bảng thông kê các sự kiện đã học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
? Sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 có ý nghĩa gì ?
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
- GV gọi học sinh đọc câu hỏi 1 trong SGK.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trong bài tập 1.
? Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến cách mạng tháng 8 năm 1945 nhân dân ta đã tập trung thực hiện những nhiệm vụ gì ? (Giải phóng dân tộc, ... )
- Học sinh nêu những nhiệm vụ của nhân dân ta từ 1858 đến 1945.
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV chia lớp làm 4 nhóm các nhóm thảo luận và làm bài tập 2.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV nêu yêu cầu bài tập 3.
- Gọi học sinh nêu nhân vật hoặc sự kiện mà mình nhớ nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4.
? Bài tập yêu cầu gì ?
- Học sinh làm bài, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.
? Em hãy nêu các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian đã cho ? ( 1858: Thực dân Pháp xâm lược nước ta; 1930: Đảng cộng sản VN ra đời; 1945: Cách mạng tháng tám thành công)
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết Số 22 : mây, tre, song 
I. Mục tiêu.
Sau bài học, HS có khả năng.
- Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của mây, tre, song.
- Nhận ra một số đò dùng hàng ngày làm bằng mây, tre, song.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng mây, tre, song được sử dụng trong GĐ.
- Rèn cho học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên sẵn có trong tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập. Một số đồ dùng làm bằng mây, tre, song.
III.Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. GTB: GV nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
* Hoạt động 1. Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của mây, tre, song.
+ Cách tiến hành.
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
+ GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS có thể đọc thông tin trong SGK và sự hiểu biết của bản thân hoàn thành phiếu học tập.
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận rồi điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
+ HS - GV nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: HS nhận ra một số đồ dùng hàng ngày làm bằng mây, tre, song.
- Nêu được cách bảo quản các đồ dùng làm bằng mây, tre, song được s/d trong GĐ.
+ Cách tiến hành.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều khiểm nhóm mình quan sát H 4,5,6,7/ 47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình đồng thời xác định vật liệu làm đồ dùng đó.
+ Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào bảng.
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
Hình 4
- Đòn gánh.
- Tre.
…………
- ống đựng nước.
- ống tre.
………….
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Tiếp theo - GV yêu cầu học sinh trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
? Kể tên một số đồ dùng làm bằng mây, tre, song mà em biết?
? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng mây, tre, song có trong nhà bạn?
- HS nêu cách bảo quản.
KL: Tre, mây và song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng này thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc…
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau.
Ký duyệt của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 11.doc
Bài giảng liên quan