Giáo án Lớp 5 Tuần 15 - Lô Thanh Ngọc

* CKT-KN:

+ Đọc đúng phát âm đúng các tên người dân tộc trong bi : Y Hoa, già Rok (Rốc), Chư Lênh,

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ :buôn, nghi thức, gùi,

* Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.

- Giáo dục HS biết yêu quí cô giáo.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 15 - Lô Thanh Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 1HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất các bước làm như sau :
+ Tìm thương của 315 và 600.
+ Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 - HS đọc đề, làm bài vào vở sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
 4. Củng cố – Liên hệ: 
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
 5. Nhận xét – Dặn dị:
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS bài học về nhà.
TIẾT: 2
TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
 I. Mục tiêu: 
* CKT-KN:
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1). Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn tả hoạt động của người (BT2)
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
- Giáo dục HS lòng yêu mến người xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to. Sưu tầm tranh ảnh về một số em bé ở độ tuổi này.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ỔN định: 
2. Bài cũ: GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
 - GV nhận xét ý thức học bài của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài tâp1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý cho bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
- Yêu cầu HS đọc bài của mình, GV cùng HS cả lớp nghe, nhận xét bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV gợi ý:
- Yêu cầu HS đọc bài viết của mình, GV cùng HS bổ sung, sửa chữa.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc, lớp đọc thầm.
- 1HS làm bài vào giấy khổ to, cả lớp làm bài vào vở. 
- HS hình thành 3 phần:
* Mở bài: giới thiệu em ở độ tuổi rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (đang tuổi tập đi và tập nói).
* Thân bài:
1/ Hình dáng: (bụ bẫm …) – Hai má (bầu bĩnh, hồng hào) – Mái tóc (thưa mềm như tơ, buộc thành cái túm nhỏ trên đầu) – Cái miệng (nhỏ xinh, hay cười).
2/ Hành động: Như một cô bé búp bê to, xinh đẹp biết đùa nghịch, khóc, cười, hờn dỗi, vòi ăn. 
+ Bé luôn vận động tay chân – lê la dười sân gạch với đống đồ chơi – Lúc ôm mèo – xoa đầu cười khanh khách – Bé nũng nịu đòi mẹ – kêu a, a … khi mẹ về. Vin vào thành giường lẫm chẫm từng bước. Oâm mẹ đòi úp vào ngực mẹ – cầm bình sữa – miệng chép chép.
*. Kết luận: Em yêu bé – Chăm sóc.
- 2HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 1 HS làm giấy, cả lớp làm vào vở.
- Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn.
4.Củng cố – Liên hệ: 
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
5. Nhận xét – Dặn dị:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS bài học về nhà.
-------------------------------------------------
TIẾT: 3
KỂ CHUYỆN:
Kể chuyện đã nghe hoặc đã đọc
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
I. Mục tiêu: 
* CKT-KN: 
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe và đã được đọc về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. 
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Biết giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, những người có hoàn cảnh khó khăn, chống lạc hậu.
II. Chuẩn bị: + GV: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Bài cũ: 
- Gọi HS lên kể chuyện 
– GV nhận xét ghi điểm.
2 Bài mới : Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề.
Đề bài 1: Kể lại một câu chuyện em đã đọc hay đã nghe về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
•- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
-• Cho HS xác định đề và gạch dưới những từ quan trọng.
- Gọi HS đọc gợi ý SGK.
- Cho HS giới thiệu câu chuyện định kể. 
VD : Có thể là chuyện : Ông Lương Định Của, Thầy bói xem voi, Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Hoạt động2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gọi HS trình bày dàn ý.
 * GV chốt lại:
Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
 Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
 Kết thúc: Nêu kết quả của câu chuyện. 
- Nhận xét về nhân vật.
Hoạt động3: HS kể chuyện - Gọi HS đọc gợi ý 3&4.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Cho HS kể trước lớp.
-Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm. Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
* Giáo dục: Góp sức nhỏ bé của mình chống lại đói.
- 2 HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề bài, xác định dạng kể.
- 1 HS đọc gợi ý 1 SGK, lớp đọc thầm.
 - Vài HS lần lượt nêu đề tài câu chuyện đã chọn.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS viết dàn ý câu chuyện vào nháp.
- Vài HS lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em chọn.
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc gợi ý 3, 4, lớp theo dõi.
- Nhóm đôi kể chuyện và trao đổi nội dung câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
 - Mỗi em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
4.Củng cố – Liên hệ: 
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
5. Nhận xét – Dặn dị:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS bài học về nhà.
TIẾT: 4
LỊCH SỬ:
Chiến thắng Biên giới thu đông 1950
I. Mục tiêu:
- HS biết: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
- Thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950.
- Rèn sử dụng lược đồ chiến dịch biên giới để trình bày diễn biến.
- Giáo dục HS về tinh thần chịu đựng gian khổ trong mọi hoàn cảnh.
II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Nguyên nhân địch bao vây Biên giới.
 (Lưu ý chỉ cho học sinh thấy con đường số 4.)
- Cho HS xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ.
- Hoạt động nhóm đôi: Xác định trên lược đồ những điểm địch chốt quân để khóa biên giới tại đường số 4.
 * GV treo lược đồ bảng lớp để HS xác định. Sau đó nêu câu hỏi:
+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
Hoạt động2: Tạo biểu tượng về chiến dịch Biên Giới.
 MT: HS nắm thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa chiến dịch. Biên Giới thu đông 1950.
- Y êu cầu HS tìm hiểu :
+ Để đối phó với âm mưu của địch, TW Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 diễn ra ở đâu?
+ Hãy thuật lại trận đánh ấy?
+ Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất giữa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 và chiến dịch Biên Giới thu đông 1950?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm gương anh La Văn Cầu?
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên Giới gợi cho em suy nghĩ gì?
+ Việc bộ đội ta nhường cơm cho tù binh địch trong chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 giúp em liên tưởng đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt nam?
- GV nhận xét, rút ra ghi nhớ. 
- HS lắng nghe và quan sát bản đồ.
- 3 HS xác định trên bản đồ.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
* 1 số đại diện nhóm xác định lược đồ trên bảng lớp.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm bàn tìm hiểu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Đại diện 1 vài nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm bàn.
- 1 vài đại diện nhóm nêu diễn biến trận đánh. Các nhóm khác bổ sung.
+ Quá trình hình thành cách đánh cho thấy tài trí thông minh của quân đội ta.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét lẫn nhau.
- HS theo dõi, nhắc lại.
4. Củng cố- Liên hệ: 
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học.
5. Nhận xét – Dặn dị:
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn HS bài học về nhà.
--------------------------------------------------
TIẾT: 5
Sinh hoạt lớp tuần 15
I. Mục tiêu: 
- Đánh giá các hoạt động trong tuần và biện pháp khắc phục trong tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ.. 
- Lớp trưởng nhận xét chung. 
- GV tổng kết chung: 
+ Nề nếp, sĩ số, đồng phục: Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, thể dục giữa giờ, sinh hoạt 15 phút đều đặn. Sĩ số tương đối đảm bảo cĩ 2 em nghỉ học do ốm. Thực hiện đồng phục đúng quy định.
+ Vệ sinh cá nhân – trường( lớp): Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
+ Học tập: Vẫn tồn tại tình trạng khơng làm bài tập Tốn ở nhà như Y: Jơ, H: Thủy vào hơm thứ tư.
+ Các hoạt động khác: Thực hiện đúng theo kế hoạch Liên đội đề ra.
- Tuyên dương những HS thực hiện tốt: Long Nhật, Nhật Thiên, H Nhim, H Duyệt…
- Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt: Jơ, Xuyên, Nang, Đan.
* Biện pháp khắc phục: Chấm dứt tình trạng khơng học bài, làm bìa ở nhà.

File đính kèm:

  • docGiao an 5, T 15.doc
Bài giảng liên quan