Giáo án Lớp 5 Tuần 22 - Lô Thanh Ngọc

-Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

-Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản.

- Giáo dục ý thức tự giác trong giờ học.

 

doc28 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 22 - Lô Thanh Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
øm việc trong các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em trình bày diễn biến của phong trào Đồng khởi.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo về một nội dung.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS nhắc lại.
3.Củng cố, dặn dò.
LUYỆN TV
I.Mục tiêu:
-Rèn cho các em dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
- Giáo dục HS tự giác làm bài, viết cẩn thận sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: Vở BT tiếng việt tập 2
III. Các hoạt động dạy và học dạy – học:
1. Ổn định :
2. Hướng dẫn hs làm bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt dộng 1 :. HDHS tìm hiểu đề.
-GV ghi đọc đề trong VBT 
-GV lưu ý HS: Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề ba thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật sắm vai.
-Cho HS nối tiếp nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
-GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc.
Hoạt dộng 2 : HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài.
-GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi….
-GV thu bài khi hết giờ.
-Nghe.
- HS nêu.
-HS lắng nghe + Chọn đề.
-HS lần lượt phát biểu.
-HS làm bài cá nhân
4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.
____________________________________________________________
LUYỆN TOÁN (2T)
I/ Mục tiêu:
-Ôn tập, củng cố quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Giáo dục HS tự giác làm bài, trình bày bài cẩn thận
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Vở bài tập toán
III/ Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
.
Bài 1:Cho HS đọc đề bài .
Cho HS làm bài vào vở, 2 HS trung bình lên bảng trình bày.
Phần b tương tự.
GV nhận xét sửa sai 
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
 Nêu cách tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Cho HS ghi kết quả tính được ra nháp, 
GV nhận xét , sửa sai.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu bài tập
HS đọc đề bài .
HS làm bài vào vở, 2 HS trung bình lên bảng trình bày.
HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
HS nêu yêu cầu bài tập
HS nêu
HS làm bài cá nhân.
HS nhận xét , sửa bài .
HS nêu yêu cầu bài tập
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
………………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Thể dục
TOÁN
Thể tích của một hình
I. Mục tiêu:
-HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích.
-Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích một hình.
-Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể theo đơn vị thể tích cho trước.
II Đồ dùng dạy học.
-Một hình lập phương có màu, rỗng; một hình hộp chữ nhật, trong suốt, rỗng.
-Hình vẽ minh hoạ ví dụ1,2,3,4, bài 1,2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. Ổn định
2. Bài cũ: 
3. Bài mới : GTB
Hoạt động dạy của GV 
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
a) GV cho HS quan sát hình (TT SGK )
H: So sánh hình hộp chữ nhật và hình lập phương hình nào bé hơn, vì sao ?
GV rút ra kết luận như SGK .
b) Cho HS quan sát hình C ,D 
H: Hình C gồm mấy hình lập phương nhỏ?
H:Hình D gồm mấy hình lập phương nhỏ?
H: Hãy so sánh thể tích 2 hình trên?
c) ( Hướng dẫn tương tự ví dụ b)
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập1.
Yêu cầu tất cả HS quan sát nhận xét các hình SGK .
GV gọi một số HS trả lời các câu hỏi
H: Hình hộp A gồm mấy hình lập phương nhỏ ? 
- GV đánh giá bài làm của HS .
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập2.
GV hướng dẫn tương tự bài tập 1.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh.
- Chia lớp thành 6 nhóm .
- GV nêu yêu cầu : Nhóm nào xếp nhanh , có nhiều cách xếp đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày.
- GV nhận xét và chốt ý .
- HS quan sát hình
- Trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát hình
- Trả lời.
- HS đọc yêu cầu bài tập1
- HS quan sát nhận xét các hình SGK HS trả lời các câu hỏi ở SGK.
- HS khác nhận xét .
- HS đọc yêu cầu bài tập2.
- Thực hiện theo yêu cầu.
-HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS thảo luận và tìm ra các cách xếp khác nhau.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp nhận xét chọn nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm lại bài tập 3 nếu có hình . 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục đích – yêu cầu:
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện qua hệ tương phản.
-Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng dạy – học.
-Bùt dạ và một vài băng giấy.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy của GV 
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần nhận xét.
Bài 1.
-Cho HS đọc yêu cầu và đọc 2 đoạn văn.
-Tìm câu ghép trong 2 đoạn văn
-Từ nào nối các vế câu ghép.
-Cho HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại: Có 1 câu ghép : Tuy bốn mùa là vậy / nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
2 vế câu ghép nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Tuy… nhưng.
Bài 2 :
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Các em tìm thêm những câu ghép thể hiện sự tương phản.
+ Muốn vậy các em cần sử dụng các quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ.
QHT: Tuy, dù, mặc dù, nhưng.
Cặp QHT: Tuy… nhưng, mặc dù… nhưng.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS nhận xét kết quả.
-GV nhận xét và khẳng định những câu các em đã làm đúng.
* Rút ghi nhớ.
-Cho HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1.
-Cho HS đọc yêu cầu và đọc câu a,b.
-Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
-Cho HS làm bài GV dán băng giấy đã ghi sẵn câu a,b lên bảng.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 2.
-Cho HS đọc yêu cầu và đọc câu a,b.
-Thêm vế câu thích hợp vào chỗ chấm 
-Cho HS làm bài GV dán băng giấy đã ghi sẵn câu a,b lên bảng.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3. Cho HS đọc yêu cầu
- Cho cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng phân tích câu ghép.
-GV chốt lại kết quả đúng.
Mặc dù tên cướp/ rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn / vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8.
H:Câu chuyện gây cười ở chỗ nào?
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Một HS lên làm bài trên bảng lớp.
-HS còn lại dùng bút chì gạch dưới câu ghép và QHT.
-Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
-HS còn lại làm vào vở bài tập.
-Lớp nhận xét kết quả bài làm của 2 bạn trên lớp.
-3 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
-1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe.
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
-HS còn lại dùng bút chì gạch trong SGK.
-Lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng.
-1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe.
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
HS còn lại làm vào vở .
- HS đọc đề
- HS làm bài, nêu kết quả
- Ở chỗ bạn Hùng hiểu lầm câu hỏi của cô giáo hỏi chủ ngữ trong câu còn bạn Hùng thì lại hiểu là tên cướp đang ở đâu.
3. Củng cố dặn dò 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS kể lại mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? cho người thân nghe.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp tuần 22
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Rèn tính tự quản, nề nếp.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 21:
1. GV cho lớp trưởng lên nhận xét tình hình chung của lớp trong tuần .
1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 21:
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
-Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng, biết kiểm tra, dò bài lẫn nhau thường xuyên.
 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Hăng hái thi đua học tập tốt giành nhiều … Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở .
* Các hoạt động khác : Tích cực rèn chữ,
- Tham gia các hoạt động của nhà trường đầy đủ.
2. Kế hoạch tuần 23:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
.- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. 
- Thực hiện nghỉ tết Nguyên Đán bảo đảm an toàn, tiết kiệm – Phòng tránh tai, tệ nạn.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường.

File đính kèm:

  • docGiao an 5 T 22.doc
Bài giảng liên quan