Giáo án Lớp 5 Tuần 27 - Lô Thanh Ngọc
- Đọc đúng : thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh
Đọc lưu loát, toàn bài với giọng vui tươi, rành mạnh, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp dân tộc.
- GDHS yêu thích nghệ thuật.
lõm vào. Mỗi chỗ lõm một chồi. Trên củ gừng cũng có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. Đối với lá bỏng, chồi được mọc lên từ mép lá. H-Kể một số cây khác có thể trồng từ cây mẹ? =>Kết luận :Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ. Hoạt động 2: Thực hành. Mục tiêu.-Thực hành trồng cây bằng một số bộ phận của cây mẹ. -GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trồng cây vào thùng giấy. H-Nêu loại cây của nhóm trồng và cách trồng cây ? - GV nhận xét, nhắc nhở thêm. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm lên trình bày. -Lớp nhận xét bổ sung. -Học sinh nhắc lại. -Cá nhân nêu. -Học sinh trồng cây theo nhóm. -Nêu cách trồng của nhóm mình. -Các nhóm khác nhận xét. 4.Củng cố - Dặn dò : H. Trong thiên nhiên cây mọc lên từ hạt còn mọc lên từ đâu nữa? - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học lại bài, chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh một số động vật. ___________________________________________ Thứ sáu ngày 16 tháng 03 năm 2012 TIẾT: 1 TOÁN: Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cách tính thời gian chuyển động. - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc, quãng đường. - Giáo dục HS tính chính xác, trình bày sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung ôn tập. - HS : xem trước bài. III. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định : Nề nếp 2.Bài cũ : H. Nêu công thức, cách tính thời gian ? - 1 HS làm lại bài tập 3. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài. -Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh làm vào phiếu. S (km) 261 78 165 96 v (km/giờ) 60 39 27,5 40 t (giờ) 4,35 2 6 2,4 H-Muốn tính thời gian ta làm thế nào? Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề làm bài vào vở. -Giáo viên nhận xét bổ sung. Giải: 1,08 m = 108 cm Con sên bò quãng đường dài 1,08 m trong : 108 : 12= 8 (phút) Đáp số: 8 phút. Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề làm bài vào vở. -Giáo viên nhận xét bổ sung. Giải: Thời gian đại bàng bay: 72: 96 = (giờ) = 45 phút Đáp số: 45 phút Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề làm bài vào vở. - GV nhận xét bổ sung. Giải: 10,5 km = 10500 m Thời gian rái cá bơi được quãng đường dài10,5 km là: 10500 : 420 = 25 (phút) Đáp số: 25 phút -HS đọc đề tìm hiểu đề. -Làm bài vào phiếu học tập. -Một học sinh lên bảng làm. -Lớp nhận xét bổ sung. -Học sinh nhắc lại. -Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở. 1 học sinh lên bảng làm. -Lớp nhận xét bổ sung. -Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở. 1 học sinh lên bảng làm. -Lớp nhận xét bổ sung. -Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở. 1 học sinh lên bảng làm. -Lớp nhận xét bổ sung. 4. Củng cố - Dặn dò : H : Muốn tính thời gian làm thế nào? - Nhận xét tiết học. - Về học bài chuẩn bị : Luyện tập chung. ------------------------------------------------- TIẾT: 2 KĨ THUẬT: ( Giáo viên bộ mơn dạy) ---------------------------------------------------- TIẾT: 3 TẬP LÀM VĂN : Tả cây cối (Kiểm tra viết ) I. Mục đích yêu cầu: -Học sinh viết được bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Rèn kĩ năng diễn đạt bài văn trôi chảy có nhiều sáng tạo. - Giáo dục HS viết văn có cảm xúc , thể hiện tình thiên nhiên. II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh họa nội dung kiểm tra III. Hoạt động dạy và học : Ổn định : Nề nếp Bài cũ :Nhắc lại dàn ý bài văn tả cây cối? Bài mới : Gtb - ghi đề bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Hướng dẫn chung - Cho HS đọc 5 đề kiểm tra trong sgk - GV giao việc :+ Các em chọn một trong 5 đề + Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề đã chọn - GV gọi một số HS cho biết em đã chọn đề nào. - GV giải đáp những thắc mắc của HS( nếu có ). Hoạt động 2 : Học sinh làm bài - GV nhắc lại cách trình bày bài . - Cho HS làm bài vào vở , GV theo dõi GV thu bài vào cuối giờ học - 1 HS đọc to 5 đề bài, lớp đọc thầm. - HS lắng nghe - 2-3 em nêu đề bài mình chọn - HS lắng nghe - Cả lớp làm bài - Nộp bài vào cuối giờ Củng cố - Dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới “Ôn tập”. ------------------------------------------------ TIẾT: 4 LỊCH SỬ: Lễ kí hiệp định Pa - ri I. Mục tiêu : Học xong bài, HS nêu được: -Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc, ngày 27 tháng 1 năm 1973 , Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa – ri. -Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pa – ri. -Ý nghĩa của Hiệp định Pa – ri. II. Chuẩn bị : - GV : - Bản đồ hành chính Việt Nam. -HS: Bút lông. III. Các hoạt động dạy - học : 1.Ổn định : Chuyển tiết. 2.Bài cũ : -Nêu nguyên nhân Mỹ dùng máy bay B 52 ném bom Hà Nôi? -H-Thuật lại trận đánh 26 – 12 / 1972 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1 Làm việc cả lớp. -GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí Hiệp định Pa – ri. Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm. -Các nhóm thảo luận câu hỏi – Đại diện báo cáo nhận xét – Bổ sung – Chốt ý. H. Tại sao Mĩ phải kí hiệp định Pa – ri? (Sau những đòn choáng váng trong Tết Mậu Thân 1968 và những thất bại nặng nề ở hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa – ri chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam) H. Lễ kí Hiệp định Pa – ri diễn ra như thế nào? (ngày 27 – 1- 1773 cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ, nửa xanh, giữa ngôi sao vàng treo đầy đường phố Clê – be (Pa-ri) . Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu ủng hộ Việt Nam, Trung tâm hội nghi Quốc tế trang hoàng lộng lẫy….của dân tộc) H. Nêu những nội dung cơ bản của Hiệp định Pa – ri về Việt Nam? (Mĩ phải tôn trọng đọc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Viêït Nam; phải chấm dứt dính líu quận sự tại Việt Nam; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh tại Việt Nam) Hoạt động 3: Hoạt động nhóm. H.Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa –ri về Việt Nam? (Đế quôc Mĩ thừa nhận sự thất bại tại Việt Nam. Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam) Hoạt động 4: Rút ra ghi nhớ H: Qua bài ta rút ra bài học gì? Ghi nhớ SGK / 55 - Cả lớp theo dõi. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. -Đại diện nhóm trình bày. -Lớp nhận xét bổ sung. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. -Đại diện nhóm trình bày. -Lớp nhận xét bổ sung. -Học sinh trả lời câu hỏi. -Đọc lại bài học SGK. 4.Củng cố - Dặn dò: -Nhắc lại ý nghĩa Hiệp định Pa – ri về Việt Nam? - GV liên hệ, kết hợp giáo dục: Nhận xét tiết học. -Về nhà học lại bài, chuẩn bị bài tiếp theo. -------------------------------------------- TIẾT: 5 Sinh hoạt lớp tuần 27 I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 27: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm tốt”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả. - Tham gia kiểm tra giữa kỳ kết quả tương đối tốt. d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong công tác trực tuần, chăm sóc công trình măng non, 2 .Kế hoạch tuần 28: - Học chương trình tuần 28. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản. - Chăm sóc công trình măng non theo sự phân công. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ. - Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt. - Ôn tập chu đáo chuẩn bị thi giữa kì II đạt kết quả cao. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
File đính kèm:
- Giao an 5, Tuần 27.doc