Giáo án Lớp 5 tuần 3 buổi chiều - Trường TH số 1 xã Mường Kim

Tiết 2: Toán

Tiết 12: LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu :

* Giúp học sinh biết chuyển:

- Phân số thành phân số thập phân.

- Hỗn số thành phân số.

- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.

- Làm BT 1, 2 (2 hỗn số đầu), 3, 4. HS khá, giỏi làm được BT5 và cả các phần còn lại.

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập

II. Chuẩn bị:

- Phiếu bài tập, bảng nhóm, bảng con

 

doc11 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 tuần 3 buổi chiều - Trường TH số 1 xã Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất...
2 - 3 HS đọc mục bạn cần biết.
3. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán.
Tiết 14: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
HS biết cách nhân, chia các phân số, Tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép 
trừ, đổi đơn vị đo, giải toán có lời văn.
* HS yếu Làm được bài tập 1 (VBT trang 16)
* HS trung bình làm được bài tập 1, 2 VBT trang 16
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2 , 3 (VBT trang 16) 
II. Nội dung:
Bài 1: (T. 17). Tính
Bài 2: (T. 17). Tìm x:
Bài 3: ( T.18). Viết các số đo (theo mẫu).
Bài 4: (T.18). Khoanh trước câu trả lời đúng.
- VD: a. ; 
- VD: a. 
- VD: a. 8m 78cm = 8m; 
- VD: a. Chuyển thành phân số ta được:
A. B. C. D. 
III. Củng cố dặn dò: 
- NX tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: Thể dục
Tiết 6: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I. Mục tiêu.
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “ Bỏ khăn”
- Giáo dục HS ý thức tích cực tập luyện.
II. Địa điểm, phương tiện: 
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn nơi tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi , 4 con ngựa( làm bằng gậy tre, gỗ và bìa), 4 lá cờ đuôi nheo và kẻ sân chơi trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung 
A. Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Chơi trò chơi “Làm theo tín hiệu.
- Khởi động
- Kiểm tra bài cũ 
B. Phần cơ bản:
1. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái:
2. Trò chơi vận động: Chơi trò chơi “đua ngựa”:
C. Phần kết thúc:
- động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GVnhận xét , đánh giá KQ bài học.
Định lượng
6 - 10 ph
1 - 2 ph
1 - 2 ph
2ph
1 - 2 ph
1 - 2 ph
18 - 22 ph
10 -12ph
7 - 8 ph
4 - 6 ph
2 - 3 ph
1 - 2 ph
1 - 2 ph
 Phương pháp lên lớp
- Đội hình nhận lớp:
 *
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung. yêu cầu bài học,chấn chỉnh đội ngũ.
- GV điều khiển Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
3- 4 HS thực hiện động tác quay phải, quay trái
Đội hình tập luyện:
 *
 x x x x x x
 x x x x x x
+ GV điều khiển lớp tập. Chia tổ tập luyện. Thi giữa các tổ.
+ Tập cả lớp để củng cố.
- Đội hình chơi:
 x x x x x x x
 * x x x x x x x
 - GVnêu tên trò chơi,tâp hợp HS theo
đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, NX, biểu dương tổ thắng cuộc 
- Cán sự điều khiển: Cho HS đi nối nhau thành vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm ĐT thả lỏng
- Đội hình:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Kĩ thuật
Tiết 3: THÊU DẤU NHÂN (tiết 1)
I. Mục tiêu: HS cần phải :
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đói đều nhau Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc học sinh namthực hành toạ ra sản phẩm thêu. HS nam cố thể thực hành đính khuy.
- Với HS khéo tay:
+ Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. các mũi thêu đèu nhau. Đường thêu ít bị dúm.
+ Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
- Giáo dục HS ý thức tích cực lao động tự phục vụ bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu thêu dấu nhân
- Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm 35cm.
+ Kim khâu len.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS nhắc lại các kiểu thêu.
- Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2. Vào bài
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân cho HS quan sát, nhận xét.
H: Em có nhận xét gì về đường thêu dấu nhân?
- GV giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân
H: Em hãy nêu ứng dụng của thêu dấu nhân?
- GV kết luận về đặc điểm và ứng dụng của thêu dấu nhân
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Hướng dẫn HS đọc mục II - SGK để nêu các bước thêu dấu nhân.
- Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân?
- GV quan sát HS vạch dấu đường thêu.
- Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu dấu nhân? GV hướng dẫn các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2.
- GV mời 2 - 3 HS lên bảng thêu các mũi thêu tiếp theo.
- Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu?
+ GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân lần thứ 2.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li hoặc vải.
- HS quan sát
- Nhận xét: Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối tiếp nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
- Để thêu trang trí trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn.
- HS nêu mục 1 - SGK và thực hành vạch dấu đường thêu dấu nhân
- HS nêu mục 2-SGK và theo dõi các thao tác GV hướng dẫn.
- HS tập thêu các mũi thêu tiếp theo.
- HS nêu và thực hiện.
- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- HS tập thêu dấu nhân
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét gìơ học
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau thực hành.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiét 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp + Sinh hoạt lớp. 
Tiết 3: LÀM VỆ SINH CHUNG - NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được cách làm vệ sinh trường lớp phục vụ cho việc học tập rèn luyện của bản thân và góp phần làm cho môi trường thêm sạch sẽ.
- Rèn kỹ năng làm công tác vệ sinh và nâng cao tinh hợp tác làm việc cho học sinh.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II. Chuẩn bị: 
- Thời gian 30 phút.
- Địa điểm lớp học, sân trường.
- Đối tượng học sinh lớp 5A TT số lượng 20 em.
- Chổi, giẻ lau, hót rác, xô rác.
III. Hoạt động: 
*Hoạt động 1: Làm vệ sinh chung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài mới: Giới thiệu hoạt động.
A. Hoạt động 1: Quét dọn trường, lớp (20 phút)
Bước1: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
* Kiểm tra dung cụ các nhóm
* GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhóm trưởng và nhóm phó đôn đốc các bạn trong nhóm cùng vệ sinh. Nhóm trưởng nhận sự phân công khu vực vệ sinh của nhóm.
- Nhóm 1: vệ sinh lớp học (quét lớp, lau bàn ghế, quét mạng nhện,...)
- Nhóm 2 + 4: Nhặt rác sân trường, xung quanh lớp học.
- Nhóm 3: nhổn cỏ xung quanh lớp học.
* Trước khi vệ sinh GV nhắc HS phải đeo khẩu trang, vẩy qua nước chỗ nền đất cho đỡ bụi. Nhắc HS Làm vệ sinh phải cẩn thận, an toàn. Làm xong cần rửa chân tay sạch sẽ.
Bước 2: Làm vệ sinh.
- Cho HS làm vệ sinh theo nhóm, GV quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở các nhóm.
Bước 3: Nhận xét kết quả vệ sinh của 4 nhóm.
- Cho HS báo cáo thành quả lao động của nhóm.
- Tuyên dương trước lớp nhóm, cá nhân làm việc tích cực, đoàn kết.
* Qua công việc các con vừa làm mang lại ích lợi gì?
- Muốn cho trường lớp luôn sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì?
- Từ nay trở đi ngày nào các em cũng phải vệ sinh cho trường lớp luôn sạch đẹp
- HS chú ý lắng nghe.
- HS theo dõi nắm bắt nhiệm vụ.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và mang theo dụng cụ để đi làm vệ sinh.
- Học sinh thực hiện công việc của mình theo hướng dẫn của thầy giáo.
- Các nhóm tự nhận xét thành quả lao động của nhóm.
- Làm cho trường, lớp luôn sạch đẹp, không khí trong lành giúp cho việc học tập được luôn thoải mái và đạt kế quả cao. 
- Luôn phải bảo vệ, giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ. 
*Hoạt động 2: Nhận xét cuối tuần
1. Nhận xét tuần qua
a. Cán sự lớp tự nhận xét rút kinh nghiệm tuần qua.
- HS nghe nhận xét đóng góp ý kiến. 
b. GVCN nhận xét chung
* Ưu điểm: 
- Học sinh đi học đều, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ..
- Học sinh đã có đủ đồ dùng học tập.
- Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp.
* Tồn tại:
- 1 số học sinh về nhà chưa có ý thức học bài. ..
- Một số em chưa bọc đầy đủ SGK. Còn thiếu bảng như em lò Văn Tuấn
2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tiếp tục thi đua dành nhiều Hoa điểm mười.
- Chuẩn bị cho tiết HĐNGLL tuần sau: Bón phân, nhổ cỏ và chăm sóc cây.
- Hoàn thiện xong việc bọc SGK.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học.
.

File đính kèm:

  • docchiều tuần 3 (1).doc
Bài giảng liên quan