Giáo án Lớp 5 - Tuần 32

I/ Mục tiêu

- Thực hành phép chia.

- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Làm các BT: 1(a, b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3.

II/ Phương tiện và phương pháp dạy học

 - Phương tiện: Bảng phụ.

 - Phương pháp: Cá nhân, nhóm đôi.

III/Tiến trình dạy - học

 

doc26 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hiện. 
- HS làm bài theo y/c.
Bài giải
Diện tích mảnh vườn hình thang là:
(30 + 25) x 20 : 2 = 550 (m2).
Diện tích ao hình vuông là:
7 x 7 = 49 (m2)
 Diện tích phần đất còn lại là:
550 - 49 = 501 (m2)
 Đáp số: 501m2.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1. Tập làm văn
 TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
I/ Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vậy (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa đựoc lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
- Phương tiện: Bảng phụ. Phiếu học tập trong đó ghi những nội dung hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm và tập viết đoạn văn hay. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III/Tiến trình dạy - học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs nêu cấu tạo của bài văn tả con vật, nêu nội dung từng phần ?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá:Tiết TLV này chúng ta cùng chữa một số lỗi về dùng từ, đặt câu,... của bài văn tả con vật.
2. Kết nối - Thực hành
a) GV nhận xét, đánh giá chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Giáo viên chép đề văn lên bảng lớp (Hãy tả một con vật mà em yêu thích).
- GV hướng dẫn học sinh phân tích đề.
- Mời học sinh nêu kiểu bài, đối tượng được tả.
- GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
VD: +Ưu điểm: Đa số các em đã xác định đúng yêu cầu của đề, bài văn có đầy đủ 3 phần ( MB, TB, KB), nhiều bài văn hay, có cảm xúc chữ viết rõ ràng, sử dụng đúng dấu câu.
+Tồn tại: Có một em xác định sai thể loại văn, nhiều em chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả,dùng từ chưa chính xác, có em chữ viết quá cẩu thả không đọc được.
- Đọc điểm của HS.
b) Hướng dẫn học sinh chữa bài
- GV trả bài cho từng học sinh.
- Mời học sinh nối tiếp đọc các nhiệm vụ 2 - 3 - 4 của bài.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn các lỗi phổ biến, mời học sinh lần lượt chữa trên bảng (phần bên phải).
+ Lỗi về chính tả: … 
+ Lỗi về dùng từ:….
+ Lỗi về đặt câu:….
- Giáo viên nhận xét, chốt lại, ghi nhanh lên bảng.
- YC học sinh đọc lời nhận xét của thầy (cô), viết vào VBT các lỗi và tự sửa lỗi.
- GV đọc bài văn hay, có cảm xúc riêng, yêu cầu học sinh thảo luận tìm cái hay ở mỗi đoạn văn, bài văn.
- YC HS chọn 1 đoạn văn để viết lại cho hay hơn.
- Mời 1- 2 H đọc đoạn văn vừa viết lại.
- GV nhận xét, khen ngợi.
C. Kết luận
- Mời học sinh nêu dàn bài chung của bài văn tả con vật.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn vừa viết ở lớp, viết lại vào vở. Những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu vế nhà viết lại cả bài để lần sau làm tốt hơn.
- CB bài: Làm bài văn tả cảnh (KT viết)
-Hát.
- 2 HS nêu.
-Nghe.
- HS đọc đề.
- Kiểu bài tả con vật:Đối tượng miêu tả (con vật với những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng bên ngoài, về hoạt động).
- 3 học sinh đọc nối tiếp.
- HS quan sát, chữa lỗi.
- HS chép vào vở.
- Học sinh đổi vở cho nhau, giúp nhau soát lỗi và sửa lỗi.
- 4-5 HS tự đánh giá bài viết của mình trước lớp.
- HS lắng nghe, học tập.
- Mỗi HS tự xác định đoạn văn trong bài để viết lại cho tốt hơn.
- 1- 2 HS đọc đoạn văn vừa viết lại.
- Cả lớp nhận xét.
- HS 
Tiết 2. Ôn 
LUYỆN ĐỌC HAI BÀI TẬP ĐỌC
BẦM ƠI - ÚT VỊNH
I/ Mục tiêu
 - Luyện đọc diễn cảm đoạn trong hai bài tập dọc đã học. Làm BT liên quan.
 II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
- Phương tiện: VBT, bảng nhóm. 
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân. 
III/ TIến trình dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
1'
15'
15'
2
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài ôn tiết trước.
- Nhận xét và chữa bài.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Tiết ôn này chúng ta cùng luyện đọc đoạn của 2 bài tập đọc đã học.
2. Kết nối - Thực hành
Bài Bầm ơi
Bài 1.
- Gọi HS đọc y/c và đoạn văn.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, tìm giọng đọc và luyện đọc cho nhau nghe.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và tuyên dương.
Bài 2.
- Goi 2 HS nêu y/c của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu đáp án đúng.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài Út Vịnh
Bài 1.
- Gọi HS nêu y/c và đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, tìm giọng đọc và luyện đọc cho nhau nghe.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và tuyên dương.
Bài 2.
- Goi 2 HS nêu y/c của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS viết bảng nhóm.Dán bài và trình bày.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét và chữa bài.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS chữ bài theo y/c.
- Nghe.
- 2 HS nối tiép nhau đọc.
- 4 HS ngồi hai bàn trên dươí cùng thảo luận và luyện đọc.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- 2 HS nêu y/c.
- HS tự làm bài.
Đáp án đúng: Ý a.
- 2 HS nối tiép nhau đọc.
- 4 HS ngồi hai bàn trên dươí cùng thảo luận và luyện đọc.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- 2 HS nêu y/c.
- HS tự làm bài, 2 HS viết bảng nhóm.
- Trình bày và nhận xét.
- 3 - 4 HS.
Ngày soạn: 16/4
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2014
Tiết 1. Toán
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- HS làm BT1,2,4.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. 
	- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III/Tiến trình dạy - học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
7'
8'
8'
 8'
2'
A. Mở đầu
1. Ôn định
2. KTbài cũ 
- Gọi hs lên bảng nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn và viết công thức tính.
- Nhận xét và cho điểm HS.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Tiết toán hôm nay chúng ta cùng làm các BT củng cố KT về tính chu vi, diện tích các hình đã học.
2. Kết nối 
Ôn công thức quy tắc tính P, S hình chữ nhật.
+ Nêu công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ?
3. Thực hành
Bài 1.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1.
- Đề bài hỏi gì?
+Muốn tìm P, S hình chữ nhật cần biết gì?
+ Nêu quy tắc tính P, S hình chữ nhật?
- Hướng dẫn HS tìm kích thước thật của sân bóng rồi áp dụng công thức làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc công thức tính chu vi, DT hình vuông?
+ Đề bài hỏi gì?
+Nêu quy tắc tính S hình vuông?
- Gọi 1 em lên bảng làm, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 
- Gợi ý: Đã biết S hình thang = (a+b) x h):2.Từ đó có thể tính được chiều cao h bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của hai đáy là: (a+b):2
- Cho hs làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm thêm bài tập ở vở bài tập toán.
- Hát 
- Chữa bài theo y/c.
-Nghe.
P = (a + b) ´ 2
S = a ´ b.
- 1 HS đọc.
+Tính P, S sân bóng. Chiều dài, chiều rộng.
- Học sinh nêu.
- Học sinh giải vào vở.
- 2 HS đọc y/c của bài 
+ Công thức tính P, S hình vuông.
 S = a ´ a P = a ´ 4
+Tính S sân hình vuông
- Học sinh nêu.
- Học sinh giải vào vở.
Bài giải
Cạnh cái sân hình vuông.
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích cái sân.
12 ´ 12 = 144 (m2)
 Đáp số: 144 m2
- 2 Học sinh đọc bài, tìm hiểu đề.
 Bài giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông đó là:
10 × 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
( 12 +8 : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
 Đáp số: 10cm
Tiết 3. Tập làm văn
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu 
- Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ.
II/ Phương tiện và phương pháp dạy học
	- Phương tiện: Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước). Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: các ngôi nhà ở vùng thôn quê, ở thành thị, cánh đồng lúa chín, nông dân đang thu hoạch mùa, một đường phố đẹp (phố cổ, phố hiện đại), một công viên hoặc một khu vui chơi, giải trí.
	- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III/Tiến trình dạy - học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3'
2'
30'
2'
A. Mở đầu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra.
B. Hoạt động dạy học
1. Khám phá: Tiết TLV này chúng ta cùng ôn lại KT về văn tả cảnh.
2. Kết nối - Thực hành
 - GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài. Mời 2 học sinh đọc.
1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Tả một đêm trăng đẹp.
3. Tả trường em trước buổi học.
4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích
- GV nhắc: Nên viết theo đề bài đã lập dàn ý. Tuy nhiên các em có thể chọn 1 đề bài khác.
- Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần) rồi viết hoàn chỉnh bài.
- Tổ chức cho học sinh làm bài vào vở TLV.
- Thu bài về nhà chấm.
C. Kết luận
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
-Hát.
- HS lắng nghe.
- 2 học sinh đọc lại 4 đề văn.
- Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại.
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.
Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.
Tiết 4. Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 32
1. GV nhận xét chung
a) Đạo đức
- Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
- Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ, có em còn đùa nghịch trong giờ học.
b) Học tập
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 	
-Tồn tại: Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu …. Môn tập làm văn các em học còn yếu nhiều.
2. Các hoạt động khác
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
- Tồn tại: Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn, còn lộn xộn. 
3. Kế hoạch tuần 33
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần.
- Khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 33 theo thời khoá biểu. 

File đính kèm:

  • docTUÀN 32.doc
Bài giảng liên quan