Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Tiếng việt : TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức :

 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.

2.Kĩ năng:

 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung trong lời noi.

 - Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói.

 - Biết sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội, sáng tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.

3.Thái độ: Biết giữ gìn trong sáng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong giao tiếp

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 3 	 	Soạn :27/8/2011
Tiết 11 	Giảng :1/9/2011
Tiếng việt :	TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức :
 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngơn ngữ chung của xã hội và lời nĩi riêng của cá nhân.
 - Nhận diện được những đơn vị ngơn ngữ chung và những quy tắc ngơn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nĩi, biết sử dụng ngơn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
2.Kĩ năng:
 - Nhận diện được những đơn vị ngơn ngữ chung và những quy tắc ngơn ngữ chung trong lời noi.
 - Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn cĩ uy tín) trong lời nĩi.
 - Biết sử dụng ngơn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngơn ngữ xã hội, sáng tạo nên lời nĩi cĩ hiệu quả giao tiếp tốt và cĩ nét riêng của cá nhân.
3.Thái độ: Biết giữ gìn trong sáng ngơn ngữ chung và lời nĩi cá nhân trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn HS mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
 - Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ như thế nào ?
- Vai trò của ngôn ngữ đối với lời nói cá nhân là gì ?
- Lời nói cá nhân có ảnh hưởng của ngôn ngữ chung không?
 - HS trao đổi, trả lời.
 - GV chốt ý, yêu cầu HS học theo phần Ghi nhớ (SGK/35)
- GV đưa câu hỏi kiểm tra đánh giá:
- GV gợi ý: 
+ Về giọng nĩi
+ Về sử dụng từ ngữ.
+ về sử dụng câu.
- HĐ 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập phần Luyện tập (SGK/35-36).
- GV phân công HS chua thành 4 nhóm làm 4 bài tập trong thời gian 10 phút. 
 - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung bài tập .
- GV chốt ý.
- Nhóm 1 trình bày bài 1.
- HS đại diện nhóm 2 trình bày bài tập 2.
- GV bổ sung, chuẩn kiến thức.
 - Nhóm 3 làm bài 3.
- GV nhận xét, chốt ý.
Nhóm 4 làm bài 4.
- GV nhận xét .chốt ý
III. QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN:
- Quan hệ hai chiều :
+ Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân.
 + Ttrong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng. 
+Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
IV. Luyên tập.
1. Kiểm tra, đánh giá 
- Lời nĩi cá nhân cĩ những biểu hiện sang tạo như thế nào?
2. Bài tập
a) Bài 1 (SGK/35).
Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du chỉ góc tường.
 Nguyễn Du đã chuyển từ “nách” từ nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc 
đây là nghĩa chuyển, được tạo ra theo phương thức chuyển nghĩa chung của TV – phương thức ẩn dụ.
b) Bài 2
- “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại”
+ “Xuân”: Vừa là nghĩa chỉ mùa xuân vừa là nghĩa chỉ sức sống, tuổi xuân của người phụ nữ.
- “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”
+ “Xuân”: Mang nghĩa sáng tạo riêng chỉ vẻ đẹp, sự trẻ trung của người con gái.
- “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”
+ “Xuân”: Mang nghĩa sáng tạo riêng chỉ chất men say nồng của rượu ngon và chỉ sự thắm thiết đậm đà trong tình cảm bạn bè.
- “Mùa xuân..càng xuân”.
+ “Xuân” (1): Nghĩa chung: Mùa xuân
+ “Xuân” (2): Nghĩa sáng tạo riêng: Sức sống mới, tươi đẹp.
c) Bài 3
a) “Mặt trời.sập cửa”.
+ “Mặt trời”: Nghĩa gốc – nghệ thuật nhân hoá.
b) “Từ ấymặt trờiqua tim”
+ “Mặt trời”: Chỉ lý tưởng cách mạng
c) Mặt trời (1): Nghĩa gốc.
 Mặt trời (2): Nghĩa sáng tạo riêng – nghệ thuật ẩn dụ: Chỉ đứa con trên lưng – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc mang lại niềm tin ánh sáng cho người mẹ.
d) Bài 4.
a) – Từ “mọn mằn”: Dựa vào tiếng “mọn”
- Phương thức cấu tạo: 
+ Quy tắc tạo từ láy 2 tiếng, lặp lại phụ âm đầu (m).
+ Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau.
+ Tiếng láy lặp lại âm đầu (m), nhưng đổi vần thành vần (ăn).
* Từ “giỏi giắn”: Dựa vào tiếng “giỏi”
- Phương thức cấu tạo: (giống từ câu a)
* Từ “nội soi”: Dựa vào 2 tiếng có sẵn “nội soi”.
- Phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ: Tiếng chính chỉ hoạt động (đứng sau) tiếng phụ bổ sung ý nghĩa đi trước.
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ :
- Nắm mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Hoàn thiện các bài tập trong SGK.
b. Bài mới : Bài viết số 1.
- Ôn tập lại văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Lưu ý về cách phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn.
- Ôn lại một số tác phẩm văn học của lớp 10 và những bài đã học của lớp 11.

File đính kèm:

  • doc11. tu ngon ngu chung....doc