Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 13, 14: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

Đọc văn : BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

(Nguyễn Công Trứ)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Bài ca ngất ngưởng :

-Kiến thức: Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.

 - Kĩ năng:Hiểu đúng khái niệm “ngất ngưởng” đề không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.

 - Nắm được tri thức về hát nói – thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.

- Thái độ:Có tư tưởng tiến bộ hơn trong việc lựa chọn sự nghiệp cho bản thân.

 2. Bài ca ngắn đi trên bãi cát :

 - Kiến thức:Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội Nguyễn bảo thủ, trì trệ.

 - Kĩ năng:Nắm được một vài đặc điểm và khả năng biểu hiện nội dung của thể hành.

- Thái độ: Nhận thức được tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 13, 14: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 4 	Soạn :9/9/2012
Tiết 13 -14 	Giảng :11/9/2012
Đọc văn :	BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
(Nguyễn Công Trứ)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Bài ca ngất ngưởng :
-Kiến thức: Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
 - Kĩ năng:Hiểu đúng khái niệm “ngất ngưởng” đề không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
 - Nắm được tri thức về hát nói – thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
- Thái độ:Cĩ tư tưởng tiến bộ hơn trong việc lựa chọn sự nghiệp cho bản thân.
 2. Bài ca ngắn đi trên bãi cát :
 - Kiến thức:Hiểu được sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
 - Kĩ năng:Nắm được một vài đặc điểm và khả năng biểu hiện nội dung của thể hành.
- Thái độ: Nhận thức được tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu hỏi :
 Đọc thuộc bài thơ "thương vợ"của Tú Xương.Tình cảm của Tú Xương dành cho vợ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.
 - Dựa vào phần Tiểu dẫn giới thiệu vài nét chính về tác giả Nguyễn Công Trứ ?
 - HS làm việc cá nhân, trả lời.
- GV chốt ý, yêu cầu HS gạch chân trong SGK để học bài.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào ? đặc điểm của thể loại đó.
 - HS trao đổi, trả lời.
- GV chốt ý, nhấn mạnh đặc trưng thể loại.
 - GV gọi 1 HS đọc bài thơ
- GV nhận xét cách đọc.
- Chia bố cục cho văn bản?
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. 
- Giải thích nghĩa đen của từ "Ngất ngưởng"?
- Nghĩa sáng tạo trong bài thơ?
- Ý nghĩa từ “ngất ngưởng”:
- Nghĩa chung (nghĩa gốc): Ở thế không vững chắc, lắc lư ngả ngư sắp ngã.
- Nghĩa sáng tạo của bài thơ: Tự khẳng định tài năng, bản lĩnh và phẩm chất của bản thân trong mọi hoàn cảnh.
- Gọi HS đọc 6 câu thơ đầu.
- Câu thơ đầu tiên có nghĩa là gì ?
- Qua lời tuyên bố trên ta thấy Nguyễn Công Trứ là một nhà nho như thế nào ?
- HS trao đổi, trả lời.
- GV chốt ý.
- Quan niệm của tác giả về việc làm quan là gì ? Tại sao NCT vẫn chọn con đường làm quan ?
 - HS trao đổi theo bàn, đại diện trả lời.
- GV nhận xét, củng cố.
- Tiếp theo nhà thơ nói về những việc gì?( Kể lại quá trình làm quan)
- Nhận xét về cách dùng ngôn ngữ kể trong các câu thơ?
- HS trao đổi, trả lời.
- GV chốt ý.
- Qua các câu thơ đó thể hiện điều gì trong nhân cách của tác giả?
hết tiết 13
tiết 14
- GV đọc 2 câu thơ tiếp theo.
- Về hưu ông có điều kiện để làm gì ? ( điều kiện để thực hiện lối sống ngất ngưởng)
- Sau khi về hưu ông đã có những hành động ngất ngưởng nào?nhận xét về những hành động đó?
- HS trao đổi, trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Tác giả đã thay đổi ntn khi về hưu?
- Tác giả có hành động kì lại nào? 
- Tác giả là một con người như thế nào khi về hưu ?
HS làm việc cá nhân, trả lời.
GV củng cố.
- Giải thích điển tích tái ông thất mã? Từ đó nói lên quan niệm của NCT về sự được mất, cách sống như thế nào ?
- Nhận xét về cách ngắt nhịp, dùng từ . 
 -HS làm việc cá nhân, trả lời.
-GV chốt ý.
- Qua cách ngắt nhịp, dùng từ trên ta thấy cuộc sống của NCT như thế nào ? Sự tự đánh giá của tác giả về cuộc sống của mình?
- Ý nghĩa của câu thơ cuối?
 - HS làm việc cá nhân khái quát nội dung, nghệ thuật.
- GV nhận xét, gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ.
- GV ra câu hỏi kiểm tra đánh giá.
GV Gợi ý: 
- Dấu ấn về thể loại hát nĩi.
- Dấu ấn về tài năng và chặng đường làm quan.
- Dấu ấn về tính cách bản lĩnh cá nhân độc đáo.
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
(SGK/37)
2. Tác phẩm.
a) Hoàn cảnh sáng tác:
Sáng tác sau năm 1848 khi ông cáo quan về hưu.
b. Thể loại.
- Hát nói : phổ biến cuối thể kỉ XVIII
- Vần, nhịp tương đối tự do, không quy định chặt chẽ về đối; kết hợp lục bát, song thất lục bát.
- Bố cục : 2 phần :
+ P1 : 6 câu đầu : Ngất ngưởng khi làm quan.
+ P 2 : còn lại : Ngất ngưởng khi về hưu.
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi làm quan.
- Trong trời đất không có việc gì không phải là phận sự của ta.
-> Lòng tự tin, tự hào vào tài trí, lí tưởng của mình.
- Đối với ông “công danh” không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm với non sông, là phương tiện thực hiện hoài bão nên dù mất tự do ông vẫn chọn.
- Kể tóm tắt lại cuộc đời làm quan với nhiều công tích hiển hánh.
- Câu thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, từ Hán Việt trang trọng bộc lộ rõ niềm tự hào về tài năng của mình dù trải qua nhiều thăng trầm.
-> Phong cách sống tự tin vào tài năng, bãn lĩnh của bản thân, tự hào về quá trình cống hiến trên quan trường.
2. Ngất ngưởng khi về hưu.
- Đeo đạc ngựa cho bò : hành động khác người.
- Có cái nhìn phóng khoáng, tươi trẻ.yêu thiên nhiên, cuộc sống trần tục.
- Từ một tướng quân tác giả trở thành con người từ bi, đạo mạo.
- Đưa các cô gái lên chùa ca múa--> Phá vỡ cảnh yên tịch của chùa.
--> cách sống khác người; cá tính, bản lĩnh cá nhân.
- Mượn điển tích “tái ông thất mã” để thể hiện quan niệm sống vượt lên sự khen chê của người đời và giữ phong thái ung dung tự tại.
- Nhịp 2/2/2/2; 2/2/3 : ngắn gọn, điệp từ.
-> Nhịp thơ sống sôi động, trẻ trung vừa trần thế vừa thanh cao.
- Ngất ngưởng : trọn vẹn lòng trung với vua, hết lòng, hết sức với nước với dân.
=>Đoạn thơ là niềm tự hào chính đáng của tác giả tự tin vào tài năng và nhân cách hơn người, khát khao được sống tự do vượt ra ngoài khuôn khổ xã hội phong kiến nhưng vẫn giữ trọn đạo lý.
3. Ghi nhớ : (SGK/39)
III.Tổng hợp đánh giá khái quát
1.Nội dung:Con người Nguyễn Cơng Trứ thể hiện trong hình ảnh “Ơng ngất ngưởng”: Từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phĩng khống, bãn lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều cĩ sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuơn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
2.Nghệ thuật:Sự phù hợp của thể hát nĩi với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phĩng túng, thốt ra ngồi khuơn khổ của tác giả
IV Luyện tập
1.Kiểm tra,đánh giá.
- Cuộc đời NGuyễn Cơng trứ để lại dấu ấn sâu đạm trong bài ca ngất ngưởng như thế nào?
2. Bài tập (SGK/39).
4.Hướng dẫn HS tự học
a) Bài cũ
Thuộc văn bản thơ, nắm nội dung chính của từng bài:
 - Nghệ thuật của bài.
 - Hoàn thiện 2 bài tập phần Luyện tập.
 b. Bài mới : Bài ca ngắn đi trên cát – Cao Bá Quát
- Tìm hiểu về tác giả.
- Hồn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Hình ảnh biểu tượng bãi cát và tâm trạng của người đi trên cát.

File đính kèm:

  • docbai ca ngat nguong + baøi ca ngan di tren....doc
Bài giảng liên quan