Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 19: Đọc thêm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) Bài ca phong cảnh Hương Sơn (chu Mạnh Trinh)

ĐỌC THÊM: CHẠY GIẶC

 (Nguyễn Đình Chiểu)

BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN

 (Chu Mạnh Trinh)

A.Mục tiêu bài học :Giúp HS nắm được :

 BÀI : CHẠY GIẶC

1. Kiến thức:

- Đây là một trong những bài thơ đầu tiên tiêu biểu cuả văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ 19 .

- Thấy được tình cảnh khi đất nước rơi vào tay giặc

 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ.

3. Thái độ:

Giáo dục tình yêu đất nước và lòng căm thù giặc

BÀI: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được phong cảnh nên thơ ở Hương Sơn

- Thấy đựơc sự hòa quyện giữa tấm lòng thành kính trang nghiêm với tình yêu quê hương đất nước.

2. Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng đọc sáng tạo và cảm nhận thơ.

3. Thái độ:

 Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 19: Đọc thêm Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) Bài ca phong cảnh Hương Sơn (chu Mạnh Trinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 5	Soạn:
Tiết 	Dạy: 
ĐỌC THÊM: CHAÏY GIAËC 
 (Nguyeãn Ñình Chieåu)
BAØI CA PHONG CAÛNH HÖÔNG SÔN
 (Chu Maïnh Trinh)
A.Mục tiêu bài học :Giúp HS nắm được :
 BÀI : CHẠY GIẶC 
1. Kiến thức:
- Đây là một trong những bài thơ đầu tiên tiêu biểu cuả văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ 19 . 
- Thấy được tình cảnh khi đất nước rơi vào tay giặc
 2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc sáng tạo, phân tích thơ.
3. Thái độ:
Giáo dục tình yêu đất nước và lòng căm thù giặc
BÀI: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được phong cảnh nên thơ ở Hương Sơn
- Thấy đựơc sự hòa quyện giữa tấm lòng thành kính trang nghiêm với tình yêu quê hương đất nước.
2. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng đọc sáng tạo và cảm nhận thơ.
3. Thái độ: 
 Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2.Kiển tra bài cũ
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* HĐ1: Đọc hiểu chung.
- TT1: Đọc
 + GV gợi ý cách đọc: giọng phẩn uất, nghẹn ngào.
 + Gọi HS đọc, GV nhận xét và đọc lại.
-TT2: Tìm hiểu chung
+ GV giới thiệu vài nét về tác phẩm
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
-TT1: Tìm hiểu cảnh đất nước và nhân dân khi giặc đến xâm lược
+ GV định hướng cho HS phân tích.
+GV: Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào?
+ HS trả lời
+GV: Chợ trong quan niệm của người Việt Nam là không gian văn hoá mang ý nghĩa cộng đồng, nơi gặp gỡ giao lưu thể hiện đời sống kinh tế văn hoá cộng đồng. Nhưng không gian ấy bây giờ dã bị phá vỡ.
Cho biết thủ pháp nghệ thuật đựoc nhà thơ ử dụng ở đây là gì?
GV: Từ tình cảnh làn than đó nhà thơ đã thể hiện thái độ như thế nào?
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
Từ bài học GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung
HĐ1: Huớng dẫn đọc hiểu chung
- TT 1: Đọc
 + GV Hướng dẫn đọc: Gọng tự hào sảng khoái
 + GV Gọi HS đọc, sau đó nhận xét và GV đọc lại
- TT 2: Tìm hiểu chung
GV Yêu cầu HS khái quát vài nét về tác giả và tác phẩm.
*HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
-TT1: Tìm hiểu vẻ đẹp phong cảnh Hương Sơn
 + GV: Hãy cho biết cảnh Hương Sơn được miêu tả qua những chi tiết nào? 
Gợi: Âm thanh? hình ảnh? màu sắc?
 + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên? 
 + Em cảm nhận như thế nào về cảnh vật Hương Sơn?
-TT2: Tìm hiểu tâm trạng của tác giả
 +GV: Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, hình ảnh du khách (tác giả) hiện lên như thế nào?
 +HS : Trả lời
 +GV : Định hướng
*HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
 GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về nghệ thuật và nội dung đoạn trích dựa vào SGK.
BÀI : CHẠY GIẶC 
I. Tìm hiểu chung
-Có thể dược viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công.
-Là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược :
Được nhà thơ miêu tả chân thực , sinh động trong 2câu đầu : Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
 Một bàn cờ thế phút sa tay 
-Tan: Không có nghĩa là chợ tan, chợ hết người mà là tan nát, tan vỡ " Tả thực khung cảnh đất nước khi giặc Pháp tấn công.- Tiếng súng: Sự mở màn cho cuộc xâm lăng đột 
- Bàn cờ thế sa tay: sai lầm của nhà Nguyễn đã dẫn đất nước ta vào thế nguy nan.
- Bỏ nhà- lũ trẻ lơ xơ: Dáng vẻ hốt hoảng, lếch nhếch, bơ vơ của nững đứa trẻ
- Mất tổ- đàn chim dáo dác: không tìm đựơc chốn dung than
- Bến Nghé, Đồng Nai: vốn là miền đất thanh bình nay chỉ còn là hoang tàn đổ nát.
Nghệ thuật sóng đôi "khắc hoạ nỗi đau của nhân dân , của những sinh linh bé nhỏ vô tội .
2. Thái độ và tâm trạng của tác giả 
- Câu hỏi tu từ " Trách cứ , mỉa mai những người có trách nhiệm với dân với nước đi đâu hết ?
 - Tâm trạng : Là nỗi đau đau nước, đau dân , đau lòng .
" Nỗi đau của một tấm lòng trung quân đã cảm thấy sự đổ vỡ niềm tin, sự hy vọng vào triều đình phong kiến.
BÀI HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
I. Tìm hiểu chung
a. Tác giả- Chu Mạnh Trinh (1862-1905 ) Tự Cán Thần , hiệu Trúc Vân , người làng Phú Thị , huyện Đông Yên ,Phủ Khoái Châu ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên) đỗ tiến sĩ năm 1892 .
- Ông là người tài hoa , không chỉ tài thơ Nôm ,mà còn tài kiến trúc 
b. Tác phẩm 
 - Thể loại hát, nói 
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn , ca ngợi cảnh đẹp của chùa Hương , một quần thể thấng cảnh nổi tiếng ở huyện Mĩ Đức ,tỉnh Hà tây.
II. Đọc -hiểu văn bản : 
1. Phong cảnh Hương Sơn 
- Bầu trời cảnh bụt " Cảnh đẹp thần tiên, thanh tịnh , u nhã và trong trẻo
- Âm thanh của tiếng chim hót, tiếng chuông chùa vừa gần vừa xa gợi sự tỉnh lặng.
-Hình ảnh: là hình bóng lửng lơ của từng đàn cá lượn, suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, chùa Phật Tích
-Màu sắc: Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt 
" Nghệ thuật so sánh ẩn dụ, so sánh, thiên nhiên được cảm nhận từ xa đến gần "Cảnh vật thiêng liêng huyền ảo.
2.Tâm trạng tác giả
-Vừa thưởng ngoạn vừa hành hương cầu nguyện
- Vừa nghe vừa cảm nhận vừa tưởng tượng, long lâng lâng thành kính
- Kẻ vãn cảnh đã cởi bỏ bụi trần để tâm hồn chan hoà với cảnh vật.
4.Hướng dẫn HS tự học
a) Bài cũ:
- Đọc thuộc hai văn bản trên
b) Bài mới: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 – RA BÀI SỐ 2.
- Nhận xét bài làm của mình.
- Rút kinh nghiệm cho bài ở nhà

File đính kèm:

  • docTIET 19 DỌC THEM.doc