Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 65, 66: Tình yêu và thù hận (Trích Rômêô và Giuliét) Sechxpia

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN

(Trích Rômêô và Giuliét)

 Sechxpia

A/ MỤC TIÊU: Giúp HS

1.Kiến thức :

 - Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc.

- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sếch – Xpia : Miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.

2.Kĩ năng:

- Biết cách đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.

3.Thái độ:Trân trọng tình bạn, biết yêu thương và sẻ chia.

B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1.Giáo Viên:

 - Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 65, 66: Tình yêu và thù hận (Trích Rômêô và Giuliét) Sechxpia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần : 17 Soạn:
Tiết: 65- 66 Dạy: 
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích Rômêô và Giuliét)
 Sechxpia
A/ MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiến thức :
 - Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sếch – Xpia : Miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.
2.Kĩ năng: 
- Biết cách đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:Trân trọng tình bạn, biết yêu thương và sẻ chia.
B/CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1.Giáo Viên:
 - Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp :
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Tìm hiểu chung về văn hóa Phục hưng, tác giả S, tác phẩm R và G.
- GV giới thiệu văn hóa Phục hưng.
- Giới thiệu những điểm quan trọng trong cuộc đời S? (chiếu chân dung S)
- Chiếu hình bìa R và G.
- Giới thiệu thể loại, thời điểm ra đời và xuất xứ của R và G?
- HS đọc tóm tắt ở sgk.
GV cho HS nghe bài hát để khắc sâu nội dung câu chuyện.
- Xác định nội dung và vị trí của đoạn trích?
Chiếu cảnh vũ hội – R ở vườn Capiulet.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Tìm hiểu hình thức của các lời thoại? (6 lời đầu và 10 lời sau).
- Chiếu hình ảnh R ở vườn nhà C.
Bối cảnh -> chiều sâu của sự bộc lộ tình cảm nhân vật.
- Trong lời thoại đầu, R đã so sánh, liên tưởng vẻ đẹp của G như thế nào?
Phân tích: “Nếu mắt nàngnào nhỉ”.
Các vẻ đẹp lần lượt hiện lên, làm nảy sinh khát vọng mãnh liệt.
- Khi nói với G, R đã bày tỏ tâm sự gì?
- Vậy R là người như thế nào?
Hết tiết 1
- GV: Trong đêm hội hóa trang. 
R: Nàng là họ C sao? Ôi oan trái yêu quí, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù.
G: Một mối thù sinh một mối tình,
Vội chi sớm gặp biết đành muộn sao.
Tình đâu trắc trở gian lao,
Hận thù mà lại khát khao ân tình.
- Tâm trạng của G thể hiện ra sao trong lời độc thoại
- Khi nói với R, tâm trạng G thay đổi như thế nào?
- Nhận xét gì về tâm trạng G?
Chiếu hình ảnh G.
HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết.
- Khái quát nội dung, nghệ thuật đoạn trích?
- Tính chất bi kịch của đoạn kịch thể hiện ở điểm nào? (chỗ đứng của 2 nhân vật – nguy hiểm tính mạng)
Gv hướng dẫn HS luyện tập.
Gv ra câu hỏi kiểm tra đánh giá
GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập
I. Giới thiệu chung:
1. Thời đại Phục hưng:
 Phong trào Phục hưng, mà cốt lõi là chủ nghĩa nhân văn: giải phóng tinh thần, tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quí của con người -> văn hóa phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu.
 Những gương mặt tiêu biểu của văn hóa Phục hưng: Leônađơvanhxi, Đantê, Rabơle, Xecvantet, Sêchxpia
2. Sêchxpia: (1564 - 1614)
- Sinh ra ở một thị trấn thuộc miền Tây nam nước Anh.
- Sớm vào đời kiếm sống vì hoàn cảnh gia đình sa sút.
- 1585 lên Luân Đôn làm chân giữ ngựa, nhắc tuồng, diễn viên trước khi trở thành nhà viết kịch thiên tài của nước Anh.
* Tác phẩm: 37 vở kịch.
 Một số truyện thơ dài.
 154 bài Xon – nê.
3. Rômêô và Giuliet:
- Viết 1594 – 1595, là vở kịch thơ xen lẫn văn xuôi. Có 5 hồi – Lấy bối cảnh tại thành Vêrôna (Ý).
- Tóm tắt: sgk.
4. Đoạn trích “Tình yêu và thù hận”:
Thuộc lớp 2 hồi 2.
Nội dung: Cảnh R gặp G tại vườn nhà Capiulet sau đêm vũ hội hóa trang.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình thức của các lời thoại:
- 6 lời thoại đầu: độc thoại nội tâm của R và G -> Tình cảm nhân vật, ngôn ngữ.
- 10 lời thoại sau: đối thoại giữa R và G.
2. Tâm trạng của Rômêô
- Khi nói một mình: 
 + So sánh:
Giuliet: -> vừng dương lúc bình minh.
 -> đẹp hơn cả Hằng Nga.
Đôi mắt: -> làn ánh sáng tưng bừng.
 -> là 2 ngôi sao đẹp nhất bầu trời.
Gò má: -> rực rỡ như ánh sáng ban ngày.
 -> làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi.
-> Với R và G là hiện thân của những gì đẹp nhất trong thiên nhiên.
 + Thán từ “Ôi” -> choáng ngợp, say đắm trước vẻ đẹp tuyệt vời của G.
 + “Ước gì má ấy” -> khát vọng yêu đương mãnh liệt.
- Khi nói với G:
 + Sẵn sang từ bỏ họ tên của mình.
 + Vượt qua bức tường cao và nguy hiểm nhờ đôi cánh của tình yêu.
 + “Em nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại lòng hận thù”.
-> Mãnh lực tình yêu vượt lên trên nỗi sợ hãi vì “cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”.
=> R là chàng trai mạnh mẽ đến với tình yêu chân thành say đắm và dám vượt lên tất cả mọi trở ngại để được sống thật với rung cảm của con tim.
Hết tiết 1
3. Tâm trạng Giuliet:
- Khi nói một mình:
 + Ôi chao: - cảm xúc dồn nén.
 - thở dài lo âu – hận thù
 - tình yêu R
 + Thổ lộ tình yêu với chinh mình.
 . Gọi tên R tha thiết.
 . Muốn R thề đã yêu mình.
 . Lí giải và mong R từ bỏ họ tên.
-> Những rung cảm trước tình yêu mãnh liệt. Lời bộc bạch không cần che giấu, không chút ngượng ngùng.
- Khi nói với R:
 + Bất ngờ, lo lắng vì sự xuất hiện táo bạo của R.
 + Ám ảnh về mối hận thù của 2 dòng họ, thật sự lo sợ cho tính mạng của R.
 + Kín đáo chấp nhận tình yêu của R.
-> Phức tạp phù hợp tâm lí người đang yêu.
=> Là thiếu nữ chân thành, trong sáng đón nhận tình yêu bất chấp hận thù. Đó là khát vọng được sống thật với con người của chính mình.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Tập trung nghệ thuật xây dựng kịch của S.
- Lời thoại giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc, bộc lộ tâm trạng nhân vật.
- Tính cách nhân vật khắc họa qua ngôn ngữ và hành động kịch.
2. Nội dung:
Đoạn trích tôn vinh vẻ đẹp của một tình yêu trong sáng, dũng cảm, vượt lên trên cả hận thù.
R và G là những hình tượng đẹp của văn học Phục hưng Tây Âu và đã phản ánh được khát vọng sống của con người thời ấy.
III. Luyện tập.
Kiểm tra, đánh giá.
Luyện tập
4. Hướng dẫn HS tự học.
a) Bài cũ: 
- Nắm vững trọng tâm bài học.
- Tâm trạng nhân vật chính của đoạn trích.
b) Bài mới: Ôn tập văn học
- Hệ thống lại kiến thức đã học về văo học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam
- Hoàn thành các bài ntập trong SGK

File đính kèm:

  • docTINH YEU VÀ.doc