Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 8: Thao tác lập luận phân tích

Làm văn : THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1.Kiến thức :

-Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.

-Biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.

2.Kĩ năng:

-Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.

-Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.

-Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.

3.Thái độ:Có ý thức trong việc luyện tập rèn luyện kĩ năng làm văn

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 8: Thao tác lập luận phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :2 	Soạn : 
Tiết 8 	 Giảng :
Làm văn : THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1.Kiến thức :
-Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
-Biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.
2.Kĩ năng:
-Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản.
-Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
-Viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội hoặc văn học.
3.Thái độ:Cĩ ý thức trong việc luyện tập rèn luyện kĩ năng làm văn
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu các bước phân tích đề văn nghị luận?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
 * HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- Gv hỏi kiến thức cũ.
- Thế nào là thao tác phân tích?
_ HS: Phân tích là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận, các phương diện, các nhân tố để cĩ thể xem xét một cách kĩ càng
 - GV gọi 1 HS đọc đoạn trích mục I.SGK
 - Xác định nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh (luận điểm của đoạn trích)?
 - HS làm việc cá nhân, trả lời.
- GV chốt ý.
- Để thuyết phục người đọc tác giả đã đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm ?
 - HS trao đổi trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tổng hợp và phân tích trong đoạn tích thể hiện như thế nào ?
+ Hãy chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn văn của Hồi Thanh?→ Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp, tráo trở của Sở Khanh, người lập luận đã tổng hợp và khái quát bản chất của hắn “  mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xh này 
- Mục đích của thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận là gì ? 
- Yêu cầu của thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận là gì ? 
- HS làm việc cá nhân, trả lời.
- GV chốt ý.
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS cách phân tích. 
 - Tác giả đã phân tích đối tượng thành các yếu tố theo mối quan hệ gì ?
 - HS trao đổi, đại diện trình bày.
- GV chốt ý.
- GV cho HS thảo luận 2 đoạn trích (SGK/26, 27), thực hiện yêu cầu trong SGK
- HS trao đổi, cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
.
+ Phân tích luôn kết hợp chặt chẽ với tổng hợp.
Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng – các ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số đến con người.
+Thiếu lương thực thực phẩm.
+ Suy dinh dưỡng, suy thái giống nịi.
+Thiếu việc làm, thất nghiệp.
- Phân tích kết hợp với khái quát - tổng hợp: Bùng nổ dân số ảnh hưởng nhiều mặt →dân số tăng→chất lượng cuộc sống giảm.
? Hãy rút ra cách phân tích và những lưu ý khi phân tích ?
HS làm việc cá nhân, trả lời.
- GV ra câu hỏi kiểm tra đánh giá
GV gợi ý: 
+ Theo quan hệ nội bộ giữa các đối tượng.
+ Theo quan hệ nhận quả.
+ Theo quan hệ giữa đối tượng với đối tượng liên quan.
+ Theo quan hệ giữa người phân tích với đối tượng được phân tích.
- HS làm luyện tập
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS làm việc cá nhân, trả lời.
- GV chốt ý.
 GV hướng dẫn HS về nhà làm BT 2
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
1. Tìm hiểu đoạn trích mục I.
- Luận điểm : SK là kẻ dơ bẩn, bần tiện, đại diện cho sự đồi bại trong xã hội Truyện Kiều.
- Luận cứ : 
+ SK sống bằng nghề đồi bại, bất chính.
+ Là kẻ tồi tàn nhất trong các kẻ tồi tàn.
+ thường xuyên lừa bịp, tráo trở.
- Phân tích các chi tiết cụ thể --> khái quát bản chất của nhân vật.
2. Mục đích, yêu cầu
( Ghi nhớ – SGK/ 27, ý 1)
II. Cách phân tích .
1. Phân tích ngữ liệu.
a) Đoạn trích mục I :
+ Phân chia theo quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng : các biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu của Sở Khanh.
+ Phân tích kết hợp chặt chẽ tổng hợp : phân tích các biểu hiện về nhân cách, khái quát bản chất của nhân vật.
b) Đoạn trích SGK/26,27
* Đoạn 2:
- Theo quan hệ nội bộ của đối tượng: đồng tiền có tác dụng tốt, xấu.
- Theo quan hệ nguyên nhân – kết quả : tác hại của đồng tiền-nguyên nhân, tác hại- thái độ.
* Đoạn 3 : 
- Nguyên nhân- kết quả : Bùng nổ dân số-> ảnh hưởng đến đời sống.
- Quan hệ nội bộ của đối tượng : các ảnh hưởng xấu của dân số đến con người
2. Cách phân tích.
(Ghi nhớ – SGK/27, ý 2, 3)
III. Luyện tập.
1. Kiểm tra đánh giá
- Trình bày các các phân tích?
2. Bài tập.
a. Bài 1(SGK/28).
- Quan hệ nội bộ của đối tượng (các cung bậc cảm xúc của Thuý Kiều): đau xót, quẩn quanh, hoàn toàn bế tắc.
- Quan hệ giữa đối tượng này và đối tượng khác có liên quan : bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu và Tì bà hành của Bạch Cư Dị.
b. Bài 2 (SGK/28)
4. Hướng dẫn tự học :
a. Bài cũ :
- Nắm mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
- Nắm cách phân tích trong bài văn nghị luận.
- Làm bài tập 2(SGK/28)
b. Bài mới : Thương vợ của Trần Tế Xương.
- Tìm hiểu một số nét chính về tác giả và tác phẩm.
- Hình ảnh bà tú qua cảm nhận của tác giả.
- Tình cảm của tác giả đối với vợ của mình ntn?

File đính kèm:

  • doc7.thao tac...doc
Bài giảng liên quan