Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) - V. Huy- Gô

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích “Những người khốn khổ”)

 - V. Huy-gô-

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền.

- Ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền, làm an lòng những người khốn khổ.

- Những biểu hiện của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa trong tác phẩm.

2. Về kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.

3. Về thái độ

- Phát huy tính chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương giống với một đề xuất mang tính chất một giải pháp xã hội để thực hiện lí tưởng: người yêu người, sống để yêu nhau theo cách nói của Huy-gô: yêu thương là hành động.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, vở soạn,

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Kết hợp các phương pháp đọc- hiểu, phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) - V. Huy- Gô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i các nhân vật khác.
- Khi Gia-ve xhiện, Giăng-van Giăng xưng hô như thế nào và hành động ra sao? Nhận xét?
- Khi Phăng-tin đã chết, Giăng-van Giăng đã có những cử chỉ, hành động gì?
- Nhận xét về thái độ của của ông so với đoạn trên?
- Cùng một chi tiết về cái chết của Phăng tin nhưng 2 nhân vật có 2 cách xử sự khác nhau. điều ấy chứng tỏ điều gì?
- Thái độ, cử chỉ, hành động của Giăng-van Giăng với Phăng-tin có khác với Gia-ve không?
- Tìm những chi tiết trong tác phẩm?
- Vì sao khi Gia-ve xuất hiện, Giăng-van Giăng lại nói như vậy?
- Khi Phăng-tin chết, Giăng-van Giăng đã có những hành động gì? Chứng tỏ điều gì trong tình cảm của Giăng-van Giăng?
- Nhận xét chung về những hành động, việc làm cuối cùng của Giăng-van Giăng cho người đã khuất?
- Liệu Phăng-tin có cảm nhận được về những tình cảm của sự chăm sóc không?
Nhận xét về những chi tiết miêu tả về nụ cười và khuôn mặt người đã chết?
- Bút pháp miêu tả nhân vât GVG?
- Phần bình luận ngoại đề của tác giả có tác dụng gì?
- Nhà văn đã quan niệm như thế nào về cái chết?
- Hình tượng nhân vật Giăng-van Giăng gửi gắm quan niệm, tư tưởng của nhà văn vào con đường cải tạo xã hội như thế nào?
- GV yêu cầu HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật Gia-ve
2. Hình tượng nhân vật Giăng-van Giăng
- Giăng-van Giăng là một người lao động nghèo khổ: vốn là một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì đã đập vỡ tủ kính ăn cắp một chiếc bánh mì cho cháu đang đói ® chịu án 19 năm tù khổ sai ® Ra tù, bị mọi người xua đuổi, chỉ có giám mục Mi-ri-en đã cảm hoá Giăng-van Giăng bằng tình thương và Giăng-van Giăng đã coi đó là lẽ sống của đời mình. ® đổi tên thành Ma-đơ-len, mở nhà máy ® giàu có, luôn giúp đỡ mọi người ® được cử làm thị trưởng một thành phố nhỏ. Giăng-van Giăng đã cưu mang, giúp đỡ được nhiều người khốn khổ (Phăng-tin)Qua nhiều bước thăng trầm trong cuộc đời, Giăng-van Giăng đã chết trong cảnh cô đơn.
® Con người thuộc về thế giới nghèo khổ.
® lấy tình thương làm lẽ sống của đời mình
- Hoàn cảnh:
 + Không muốn sống giả dối trong yên ấm, giàu sang khiến lương tâm day dứt và đặc biệt không muốn một người vô tội vì mình mà bị kết án oan (người thợ xén cây Săng-ma-chi-ơ có hình dáng giống Giăng-van Giăng đang bị Gia-ve bắt giam vì nghi ngờ đó chính là Giăng-van Giăng).
 + Nhưng nếu tự thú và nộp mình cho cảnh sát,ông sẽ không có điều kiện cứu giúp mẹ con chị Phăng-tin, không thể tìm được bé Cô-dét cho người mẹ bất hạnh, sắp chết.
à Hoàn cảnh éo le, tâm trạng đầy mâu thuẫn: vừa sẵn sàng chịu bị bắt; Vừa cố sức nài nỉ xin ra hạn cho 3 ngày để thực hiện lời hứa với người sắp chết.
* Thái độ của Giăng-van Giăng với Gia-ve 
- Khi Gia-ve xuất hiện:
+ Xưng hô: tôi-ông, thưa ông...
+ Hành động: - Ghé gần ... hạ giọng; cúi đầu, không cố gỡ bàn tay Gia-ve khi bị nắm cổ áo...
 - cầu xin ra hạn 3 ngày...
® cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, khiêm tốn, nhún nhường; tỏ ra tôn trọng kính cẩn; biết phải, trái... nhưng lại ko hề tỏ ra khiếp sợ trước Gve - kẻ đại diện chính quyền, pháp luật.
à Vì tình yêu thương con người, vì sự đồng cảm sâu sắc với số phận những người khốn khổ, bất hạnh, Giăng-van Giăng đã không nề hà kể cả việc phải hạ mình trước tên mật thám Gia-ve - kẻ đại diện cho cái ác, cái xấu...
- Khi Phăng tin đã chết
+ để bàn tay lên bàn tay Gia-ve đang túm lấy ông - cậy bàn tay ấy ra như cậy bàn tay trẻ con.
+ giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát
+ cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay, nhìn Gia-ve trừng trừng.
+ tay vẫn cầm thanh sắt...quay lại nói với Gve bằng 1 giọng cố ý mới nghe rõ: “Tôi khuyên anh...”. 
à thay đổi cách xưng hô: Tôi – anh.
à thái độ dứt khoát, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hết sức kiềm chế, điềm tĩnh 
+ thể hiện sự căm giận sâu sắc với Gia-ve
+ muốn Gia-ve để ông yên lặng mấy phút để ông từ biệt người đàn bà xấu số mà ông đã cưu mang, giúp đỡ nhưng chưa trọn vẹn.
à Gia ve đã phải khiếp sợ, lùi ra xa....
* Tiểu kết : Chi tiết về cái chết của Phăng-tin, sự khác biệt giữa Giăng-van Giăng và Gia-ve về hành vi đối với người đã khuất, một lần nữa đã giúp nhà văn tạo được ấn tượng về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác; giúp người đọc phân biệt được thiện nhân và ác nhân: uy quyền nằm trong tay Giăng-van Giăng, Cái Ác đã phải lùi bước, khiếp sợ trước cái Thiện, cao cả, tốt đẹp
- Câu nói cuối cùng: “ Giờ thì tôi thuộc về anh” à ông sẵn sàng chịu bị bắt mà ko hề tìm cách thoát. Ông thực hiện hành động xả thân cứu người, trả lại tự do cho người bị kết án oan....
à Mâu thuẫn trong tâm trạng đã được giải quyết. Ông đã lựa chọn hi sinh cuộc sống của mình đang có để cứu người vô tội. Tính cách nhân vật được đẩy tới đỉnh cao.
* Thái độ của Giăng-van Giăng với Phăng-tin
- Giọng nói: nhẹ nhàng, ôn tồn, điềm tĩnh: “ Cứ yên tâm, không phải nó đến bắt chị đâu”.
 Ngược lại, với Gia-ve ông nói: “- Tôi biết anh muốn gì rôi” (mà ko nói: “ tôi biết anh đến để bắt tôi”).
- Vì: + Phăng-tin đang ốm nặng, hi vọng duy nhất là gặp Cô-dét, Giăng-van Giăng là vị cứu tinh duy nhất, Phăng-tin đặt mọi hi vọng vào ông
 + Khi Giave xuất hiện, ông đoán biết chắc chắn là đến để bắt mình.
® Giăng-van Giăng đã làm mọi cách để Phăng-tin yên lòng, tiếp tục hi vọng để sống.
- Khi Phăng-tin biết sự thật Gia-ve đến để bắt Giăng-van Giăng: ông không còn cách nào khác là hạ mình, cứ muốn nói nhỏ, nói riêng với Gia-ve để	 xin ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương... ! Phải trả giá thế nào cũng chịu... 
® khoan dung, độ lượng, yêu thương con người
- Hành động của Giăng-van Giăng với người đã khuất:
+ ... bàn tay đỡ lấy trán, ngắm Phăng-tin...
+ Trong nỗi thương xót khôn tả, ... một lúc lâu, ông... cúi ghé lại gần và thầm thì bên tai Phăng-tin.
+ Lấy hai tay nâng đầu Phăng-tin lên, đi ngay ngắn giữa gối ...
+ Vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải, ... vuốt mắt cho chị.
+ Quì xuống trước bàn tay Phăng-tin buông thõng ngoài giương, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn.
à Những câu bình luận ngoại đề của tác giả làm rõ cho tâm trạng Giăng-van Giăng: đau xót, thương cảm, thể hiện tình yêu thương vô bờ bến với số phận bất hạnh, khổ đau
® Cái cách Giăng-van Giăng - một người khốn khổ, sửa soạn lại tư thế cuối cùng cho Phăng-tin - một người khốn khổ khác bằng những hành động ân cần, dịu dàng, trân trọng ® chứng tỏ ông vẫn tôn trọng người đàn bà đáng thương kia ngay khi chị đã qua đời ® cái nhìn nhân văn về con người, về tình người của tác giả V. Huy - gô.
- Ở thế giới bên kia, dường như Phăng-tin cảm nhận được đầy đủ sự chăm sóc ấy, sự tử tế, nhân đạo ấy nên Phăng-tin đã :
 + “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt...”
+ gương mặt như sáng rỡ lên một cách lạ thường.
à thực tế là vô lí nhưng khi chứng kiến cảnh Giăng-van Giăng thì thầm bên tai Phăng-tin với những hành động, cử chỉ như thếngười khác đã rất xúc động tưởng là người chết cũng như đang rất xúc độngĐó là ảo tưởng có thể xảy ra.
® hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường, phi thường, Huy-gô đã dùng bút pháp lãng mạn khi xây dựng hình tượng nhân vật Giăng-van Giăng. Ở Giăng-van Giăng, tác giả không dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ như Gia-ve mà qua diễn biến trên với những tình tiết vừa nêu, hình ảnh Giăng-van Giăng không khác hình ảnh của một vị cứu tinh, đấng cứu thế.
* Phần bình luận ngoại đề, tác giả để cho nhân vật thầm thì bên tai kẻ đã chết và đặt hàng loạt câu hỏi: Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? ® ngợi ca một con người khác thường mà trái tim tràn ngập yêu thương.
- Khẳng định “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” là một quan niệm không giống quan niệm bình thường về cái chết, cõi vĩnh hằng: nhà văn đã đặt vào đấy một cách nhìn lãng mạn, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với ánh sáng, cái ác bao giờ cũng gắn với bóng tối.
Rõ ràng, cho đến giây phút cuối cùng, trong cái nhìn của Phăng-tin, Giăng-van Giăng vẫn là ông Ma-đơ-len. Xơ Xem-plit-xơ khẳng định đã chứng kiến hình ảnh Phăng-tin cười khi đi vào cõi chết lúc Giăng-van Giăng thì thấm vào tai nghĩa là trong cảm nhận riêng của Xơ, Giăng-van Giăng vẫn là thị trường Ma-đơ-len.
- Hình tượng nhân vật Giăng-van Giăng thể hịên quan điểm tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội của Huy-gô: con đường hướng tới những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ, sức mạnh ấy có thể đẩy lùi bóng tối, cường quyền, cái xấu cái ác,và nhem nhóm niềm tin vào tương lai tươi sáng
* Nhận xét:
Mặc dù bị Gia-ve hạ nhục trước hai phụ nữ nhưng Giăng-van Giăng vẫn tỏ vẻ nhún nhường, nói năng bình tĩnh, lễ phép với Gia-ve. Chính điều này khiến người đọc có cảm giác vai trò thị trưởng không còn. Đến khi phải chứng kiến Phăng-tin chết một cách đau đớn, khổ sở, Giăng-van Giăng không còn lý do gì để tôn trọng ác thú nên đã hành động dứt khoát: kết tội Gia-ve, tìm vũ khí tự vệ, kiên quyết yêu cầu: Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này và Gia-ve đã thực sự sợ hãi khi đối diện với Giăng-van Giăng. Vì vậy, trong trích đoạn, người đã từng cầm quyền thị trường và thực sự khôi phục uy quyền chính là Giăng-van Giăng.
III. TỔNG KẾT
1/ Nghệ thuật
Đoạn trích là một câu chuyện hoàn chỉnh và hấp dẫn, thể hiện những đặc trưng bút pháp của Huy-gô: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản; đan xen bình luận ngoại đề diễn biến câu chuyện.
2/ Nội dung
Nhân vật trung tâm được Huy-gô dồn hết tâm huyết và bút lực để miêu tả và qua đó gởi gắm thông điệp về tình thương là Giăng-van Giăng, hình tượng người anh hùng lãng mạn đối lập với cường quyền: bằng ánh sáng của tình thương, Giăng-van Giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền, thắp lên hi vọng cho con người, đặc biệt của bao kiếp người dưới đáy xã hội, không riêng của nước pháp, không chỉ ở thế kỷ XIX: niềm hy vọng về một tương lai hạnh phúc, tốt đẹp và tươi sáng hơn./.
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học bài ở nhà 
- HS học bài.
- Soạn bài Làm văn: Thao tác lập luận bình luận.

File đính kèm:

  • docNGUOI CAM QUYEN KHOI PHUC UY QUYEN T2.doc
Bài giảng liên quan