Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 2

 Tuần: 2

VĂN BẢN

TRONG LÒNG MẸ

(Trích Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)

I. Mục tiêu cần đạt: giúp HS

-Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của n.v chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.

-Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện, chân thành, giàu sức truyền cảm.

II. Chuẩn bị

-Đồ dùng:

-Những điều cần lưu ý: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng- n.v chính-tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của XH chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo.

III. Tiến trỡnh dạy học

1. Ổn định lớp: Tạo tõm thế cho học sinh, kiểm tra sĩ số

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trong các từ giáo viên, thầy giáo, cô giáo: Từ nào có nghĩa rộng, từ nào có nghĩa hẹp?vì sao? (Gviên là từ có nghĩa rộng, còn thầy giáo, cô giáo là từ có nghĩa hẹp. Vì nghĩa của từ gviên bao hàm nghĩa của các từ thầy giáo, cô giáo.)
 Ngoài cấp độ kq của nghĩa từ ngữ, các từ này còn có 1 điểm chung nữa. Đó là điểm chung gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp c/ta trả lời được câu hỏi đó.
 Hoạt động của thầy trò 
 Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1
-HS đọc VD – bảng phụ- chú ý các từ in đậm
-Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật? Tại sao em biết được điều đó? (Chỉ người- vì các từ ấy đều nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định, nó là tập hợp từ)
-Nét chung về nghĩa của nhóm từ này là gì? (Chỉ bộ phận của cơ thể con người )
-GV: nét chung về nghĩa, chỉ bộ phận của cơ thể con người của nhóm từ: mặt, mắt, gò má, đùi, đầu... là trường từ vựng.
-Em hiểu thế nào là trường từ vựng?
-HS đọc Ghi nhớ 
Cho nhúm từ: Cao, thấp, lựn, gầy, bộo, lờu nghờu...Nếu dựng nhúm từ trờn để chỉ người trường từ vựng của nhúm từ là gỡ?
(Chỉ hỡnh dỏng của con người.)
-Hs đọc muc 2a.
-Trương từ vựng mắt có thể bao gồm những trường từ vựng nào? ví dụ? (Trả lời như trong sgk-21,22)
- Vậy trường từ vựng người cú thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào?(người núi chung, hoạt động của người, bộ phận của người, tớnh chất của con người, trạng thỏi con người,)
-Từ những VD về trường từ vựng của mắt, người c/ta cần lưu ý gì ?
-Hs đọc mục 2b.
-Trong 1trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không? Vì sao? (có thể tập hợp những từ loại khác nhau –VD: sgk - Thường cú 2 bậc trường từ vựng là lớn và nhỏ.Cỏc từ trong một trường từ vựng cú thể khỏc nhau về từ loại.
( Danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, tớnh từ chỉ tớnh chất)
- Những từ thuộc trường từ vựng mắt, thuộc từ loại nào?(danh từ, động từ, tớnh từ)
-Qua VD ở mục 2b, em rút ra ghi nhớ gì?
-Hs đọc mục 2c.
-Do h/tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không? VD? (Có thể có nhiều trường từ vựng khác nhau –VD: sgk )
Thử lấy 1 vớ dụ:
- Từ lạnh: - Trường thời tiết.
 - T/c của thực phẩm.
 - T/c tõm lý, t/c của người.
-Từ VD của trường từ vựng ngọt, lạnh em rút ra được lưu ý gì ?
-Hs đọc VD mục 2d.
-Cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong c/s hàng ngày có t/d gì ? VD? (Có t/d làm tăng thêm sức gợi cảm –VD: sgk )
-VD 2d, cho c/ta lưu ý gì ?
-Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
-Tìm các từ thuộc trường từ vựng “Người ruột thịt”
-Vì sao em biết những từ này thuộc trường từ vựng người ruột thịt? (vì những từ này đều có 1 nét chung về nghĩa là chỉ qh ruột thịt, nên nó thuộc trường từ vựng ngươì ruột thịt)
-Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi nhóm từ:
a.Lưới, nơm, câu, vó.
b.Tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ.
c.Đá, đạp, dẫm, xéo.
d.Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.
e.Hiền lành, độc ác, cởi mở.
g.Bút máy, bút bi, phấn, bút chì.
-Đọc đoạn văn trong sgk ( 23). Chú ý các từ im đậm
-Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng nào ?
-Xếp các từ: mũi, tai, nghe, thính, điếc thơm, rõ vào trường từ vựng khiếu giác, thính giác?
I-Trường từ vựng: 
1-Thế nào là trường từ vựng:
-Ví dụ:
Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng. -> là tập hợp từ
->Có nét chung về nghĩa là chỉ bộ phận của cơ thể con người
-Trường từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
 2-Lưu ý:
a-Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
-VD: sgk
b-Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
-VD: sgk
c-Do h/tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
-VD: “Đỏ”:trường chất rắn, trường hoạt động
d-Trong thơ văn, trong c/s hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính NT, gợi cảm của ngôn từ và k/năng diễn đạt.
-VD: sgk
II-Luyện tập :
1.Bài 1(23)
Trường từ vựng người ruột thịt ở v/b Trong lòng mẹ: Thầy, mẹ, cô, em, mợ, cậu, con.
2.Bài 2 (23)
a.Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b.Dụng cụ để đựng đồ dùng gia đình hoặc cá nhân
c.Hoạt động của chân
d.Trạng thái tâm lí của con người
e.Tính cách của người
g. Dụng cụ - đồ dùng học tập 
3.Bài 3 (23):
Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm:
Thuộc trường từ vựng thái độ
4.Bài 4 (23)
-Khứu giác: mũi, miệng, thơm, điếc, thính
-Thính giác: tai, nghe, điếc, rõ, thính
4-Củng cố: 
-Thế nào là trường từ vựng ? Khi sd trg từ vựng cần lưu ý gì ?
5- Hướng dẫn học bài:
-Học thuộc Ghi nhớ, Làm BT 5,6,7 (23-24) 
-Đọc bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần)
IV-Rút kinh nghiệm :
Tiết: 8	Ngày soạn: 2-8- 2013
	Tuần: 2
Tập làm văn : Bố cục của văn bản
I-Mục tiêu bài học: giúp HS 
1. Kiến thức
Bố cục của văn bản, tỏc phẩm của việc xõy dựng bố cục.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp cỏc đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
3. Thỏi độ
- Giỏo dục HS cú ý thức học tập
II. Chuẩn bị
1/ GV: Nghiờn cứu tài liệu, soạn giỏo ỏn.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới
III-Tiến trình tổ chức dạy-học:
1. ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ :
-Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? 
-Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào? Làm thế nào để có thể viết 1 văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
 Yêu cầu: Trả lời dựa vào Ghi nhớ –sgk (12)
3-Bài mới:
 ở lớp 7, các em đã được về bố cục và mạch lạc trong vb. Các em đã nắm được vb gồm 3 phần: MB-TB-KB và chức năng n/vụ của chúng. Bởi vậy bài hôm nay nhằm ôn lại những k/thức đã học, đồng thời đi sâu hơn tìm hiểu cách sắp xếp tổ chức nd phần thân bài. 
 Hoạt động của thầy - trò 
 Nội dung kiến thức 
-HS đọc vb Người thầy đạo cao đức trọng.
-V/bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó ?- Hãy nêu n/v của từng phần trong v/b trên ?
-Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong vb trên? (Phần MB g/thiệu nv, phần TB làm rõ nv và phần KB là nhấn mạnh thêm về nv) 
-Em hiểu bố cục của v/b là gì?
-Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
-Nhiệm cụ của từng phần là gì?
-Các phần của văn bản quan hệ với nhau ntn? 
-Phần thân bài của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào? (Sắp xếp theo sự hôì tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của t/g. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian: những cảm xúc trên đường đến trường, khi đến trường và khi vào trg lớp học – Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng: con đg, ngôi trg...)
-Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng . Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng của cậu bé trong phần thân bài? Em có n.x gì về cách sắp xếp đó? (-Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình của cậu bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ em. -Niềm vui sướng cực độ của cậu bé Hồng khi ở trong lòng mẹ. -> sắp xếp theo sự phát triển của sự việc)
-Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể 1 số trình tự thường gặp mà em biết ? ( Có thể sắp xếp theo trình tự thơì gian-không gian: tả phong cảnh; chỉnh thể- bộ phận: tả người, vật, con vật; hoặc tình cảm ,cảm xúc: Tả người)
-Phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “ Người thầy đạo cao trọng” Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy? (TB:-Các sự việc nói về CVA 
là người tài cao, là người đạo đức- được h/trò kính trọng. -> các sự việc được trình bầy theo lô gíc: n/nhân- kết quả)
-Hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần TB của 1 văn bản ?
-Hs đọc Ghi nhớ 
-Hs đọc đoạn trích a-sgk (26).
-Phân tích cách trình bày ý trong đoạn trích a?
-Hs đọc đoạn trích b- sgk (26).
-Đ/trích b được trình bày ý theo trình tự nào?
I-Bố cục của văn bản 
-VB Người thầy đạo cao đức trọng: có bố cục 3 phần:
+MB: GT kq về CVA. -> nêu ra chủ đề.
+TB: kể về việc CVA là người tài cao- là người đức trọng. -> trình bầy các khía cạnh của chủ đề.
+KB: mọi người thương tiếc và nhớ ơn CVA, -> tổng kết chủ đề.
-Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề của văn bản Văn bản có bố cục 3 phần: MB,TB, KB.
-Nhiệm vụ: 
+MB: Nêu ra chủ đề của văn bản 
+TB: Trình bày các khía cạnh của chủ đề
+KB:Tổng kết chủ đề của văn bản 
-Mqh giữa các phần: Mỗi phần có 1 ND riêng nhưng các nd đó có qh với nhau trg v/b (đều hướng vào chủ đề và cùng làm sáng tỏ chủ đề) 
II-Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản 
-Phần TB của:
+VB Tôi đi học: 
Cảm xúc được sắp xếp theo trình tự th/gian – không gian.
-Theo sự phát triển của s/việc.
+VB Người thầy đạo cao đức trọng: 
Trình bầy theo mqh nhân- quả.
-Cách sắp xếp n/d phần TB : được trình bày theo 1 thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu v/b , chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết.
 Được sắp xếp theo trình tự thời gian- không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận. 
* Ghi nhớ: sgk (25)
III-Luyện tập :
Bài 1 ( 26):
a-Trình bày ý theo thứ tự không gian:
Từ xa- đến gần- đến tận nơi- đi xa dần:
-Giới thiệu đàn chim từ xa.
-M/tả đàn chim từ gần đến tận nơi (bằng những q/s mắt thấy tai nghe, xen với m/tả là c/xúc và những liên tưởng, ss.)
-ấn tượng về đàn chim từ gần đến xa.
b-Trình bày ý theo thứ tự thời gian:
-Miêu tả Ba Vì vào t/gian về chiều- lúc hoàng hôn .
 4- Củng cố, dặn dũ : 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2 –sgk ( 27).
-Đọc bài: Xây dựng đ/v trong v/b (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).
IV- Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Duyệt tuần 2
Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docGA TUAN 2 8.doc