Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 27

Bài 24 - Tiết 105

Ôn tập về luận điểm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những hiểu lầm mà các em thường mắc phải (Như lẫn lộn luận điểm với vấn đề nghị luận, hoặc coi luận điểm là 1 bộ phận của vấn đề nghị luận)

 - Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghi luận và giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

 Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 Ghi ví dụ, kẻ bảng hệ thống luận điểm ra bảng phụ.

2. Học sinh:

 Đọc trước bài,đọc lại SGK lớp 7 tập II

 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
- Gọi HS trả lời từng câu.
H: Vị trí của mỗi câu trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của chúng?
- Gọi HS đọc yêu cầu
H: Tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong lời nói của Người?
H: Hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng?
- Gọi HS đọc đoạn văn.
H: Hãy tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên?
H: Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách như thế nào?
I. Cách thực hiện hành độnh nói:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
 Câu
Mđích
1
2
3
4
5
Hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày
+
+
+
-
-
Đ. Khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
-
Bộc lộ ...
-
-
-
-
-
-> Câu trần thuật 
+ dùng để trình bày: dùng trực tiếp
+ dùng để điều khiển: dùng gián tiếp.
* Ghi nhớ: (SGK – 62).
III.Luyện tập.
1. Bài tập 1:
a. Các câu nghi vấn trong “Hịch tướng sĩ”: 
TT
Câu nghi vấn
Mục đích
Cách dùng
1
Từ xưa...không có?
Khẳng định
Gián tiếp.
2
Lúc bấy giờ... được không?
Phủ định
Gián tiếp
3
Lúc bấy giờ ... được không?
Khẳng định
Gián tiếp
4
Vì sao vậy?
Hỏi
Trực tiếp
5
Nếu vậy... trời đất nữa?
Phủ định
Gián tiếp.
b.Mối quan hệ giữa vị trí của câu với mục đích nói:
- Câu 1: ở đầu VB, gắn với nội dung nêu gương sáng trong lịch sử. Vì vậy để tướng sĩ khâm phục, câu nghi vấn này được dùng với mục đích KĐ.
- Câu 2: ở giữa VB, gắn với nội dung phê phán những sai lầm của tướng sĩ và chỉ ra hậu quả. Vì vậy câu nghi vấn được dùng với mục đích phủ định.
- Câu 3: ở giữa VB, gắn với nội dung chỉ ra hành động đúng, cần làm theo nên câu NV được dùng để khẳng định
- Câu 4, 5: ở cuối VB, gắn với nội dung chỉ rõ 2 con đường: sống và chết. Vì vậy 1 câu NV là câu hỏi, và 1 câu là phủ định.
2. Bài tập 2:
*Các câu TT có mục đích cầu khiến:
a.
- Vì vậy....thống nhất tổ quốc.
- Hễ còn...quét sạch nó đi.
- Đồng bào...thắng lợi hoàn toàn.
- Quân và dân...ruột thịt.
b.
- Điều mong muốn cuối cùng... cách mạng thế giới.
* Tác dụng:
Tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng tha thiết của mỗi người.
3. Bài tập 3:
* Các câu có mđ cầu khiến:
- Dế Choắt:
+ Song anh có cho phép em mới dám nói...
+ Anh đã nghĩ thương em như thế...thì em chạy sang.
- Dế Mèn:
+ Được, chú mày cứ nói...nào.
+ Thôi, im cái điệu ...ấy đi.
* Mối quan hệ và tính cách:
- Dế Choắt: yếu đuối nên cầu khiến nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn.
- Dế Mèn: ỷ thế kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh, ngạo mạn, hách dịch,
4. Củng cố: 
GV nhắc lại cách thực hiện hành động nói: 
+ Thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó: trực tiếp.
+ Thực hiện bằng kiểu câu khác: gián tiếp.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại bài học theo quá trình tìm hiểu
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp BT4, 5
- Chuẩn bị tiết sau: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 6/3/2014
Bài 25 - Tiết 108
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
 Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
 Biết cách viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm theo các cách: diễn dịch và quy nạp.
3. Thái độ:
 GD ý thức, thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu có liên quan
 Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra: 
 Thế nào là luận điểm? Nêu các yêu cầu về luận điểm trong một bài văn nghị luận?
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 GV nêu mục tiêu bài học để giới thiệu bài.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn a, b
H: Đâu là câu chủ đề (câu mang luận điểm) trong đoạn văn a?
H: Câu chủ đề được đặt ở vị trí nào?
H: Bằng hiểu biết của mình về cách trình bày nội dung trong đoạn văn, em hãy cho biết đoạn văn này được trình bày theo cách nào?
H: Hãy phân tích cách quy nạp trong đoạn văn này?
-> Cấu trúc: 
+ Kinh đô cũ của Cao Vương
+ Vị trí: trung tâm trời đất
+ Địa thế: quý hiếm
+ Dân cư và muôn vật: thuận lợi.
+ Nơi thắng địa
=> Kết luận: xứng đáng là kinh đô bậc nhất...
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận ở đây?
-> Luận cứ đưa ra toàn diện , đầy đủ; lập luận mạch lạc, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
H: Đâu là câu chủ đề (câu mang luận điểm) của đoạn văn b?
H: Vị trí của câu chủ đề?
H: Với vị trí như vậy, đoạn văn được triển khai theo cách nào?
H: Hãy phân tích cách quy nạp trong đoạn văn trên?
-> Sau khi nêu LĐ: “Đồng bào ta ngày nay...” để nói lên tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta, tác giả đã lập luận bằng cách đưa ra các dẫn chứng và lí lẽ:
+ Theo lứa tuổi: cụ gì -> nhi đồng
+ Theo vùng miền: nước ngoài -> vùng bị tạm chiếm-. Miền ngược-> miền xuôi.
+ Theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ: những chiến sĩ, những công chức hậu phươưng, những phụ nữ, các bà mẹ chiến sĩ, nam nữ cong nhân và nông dân, đồng bào điền chủ...
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận?
-> Vừa toàn diện, đầy đủ, vừa khái quát, cụ thể.
GV: Qua tìm hiểu 2 đoạn văn a và b ta thấy: Mỗi luận điểm được trình bày thành 1 bài văn nghị luận. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở đầu tiên (đôi với đoạn diễn dịch) và ở cuối đoạn (đối với doạn quy nạp).
- Gọi HS đọc đoạn văn trang 80
H: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7, em hãy cho biết lập luận là gì?
-> Lập luận là cách sắp xếp các luận cứ (dẫn chứng và lí lẽ) để làm sáng tỏ luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
H: Hãy tìm luận điểm của đoạn văn trên?
H: Nhận xét về câu văn mang luận điểm và cách trình bày đoạn văn?
H: Đoạn văn được lập luận theo cách nào?
GV: Tương phản được thể hiện ở chỗ: đặt chó bên người. đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó, sung sướng hả hê với chó bên cạnh giọng “ chó má” với mẹ con chị D.
H: Cách lập luận của đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?
GV: Luận điểm sở dĩ có sức thuyết phục cao là nhờ luận cứ. Nhưng sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi hoặc giảm đi nếu luận cứ không chính xác, châm thực và đầy đủ. Nếu Nghi Quế không thích chó hoặc không “Giở giọng chó má với mẹ con chị D” thì sẽ không lấy gì làm căn cứ để chứng tỏ rằng “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà.......ra”
H: Em có nhận xét gì về việc sắp xếp ý trong đoạn văn vừa dẫn?
H: Nếu tác giả xếp nhận xét Nghi Quế “Đùng đùng giở giọng chó má....”lên trên và đưa nhận xét “Vợ chồng địa chủ....yêu gia súc” xuống phía dưới thìhiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
-> Luận điểm sẽ trở nên mờ nhạt, lỏng lẻo hơn. Không còn được rõ ràng nữa.
H: Trong đoạn văn, những cụm từ “Chuyện chó con”, “giọng chó má”, “Rước chó vào nhà”, “Chất chó đểu” được xếp cạnh nhau có tác dụng gì?
-> Làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn vì: Các cụm từ vừalàm rõ luận điểm, xoáy sâu vào luận điểm, vừa tô đậm thêm sự tương phản trong cách đối xử của vợ chồng Nghị Quế với người, với chó -> Càng nổi bật bản chất thú vật của chúng.
H: Qua tìm hiểu VD1 và VD2, em rút ra được những kinh nghiệm gì khi trình bày luận điểm trong 1 đoạn văn nghị luận?
- GV chốt lại, đưa ra nghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ, dặn học thuộc.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và 2 câu văn.
H: Em hãy diễn đạt ý của 2 câu thành 2 luận điểm ngắn gọn?
GV: Xác định luận điểm của đoạn văn dựa vào câu chủ đề (câumang luận điểm). Vì vậy câu mang luận điểm cần ngắn gọn, rõ ràng, sáng tỏ.
- HS đọc đoạn văn
H: Đoạn văn trình bày luận điểm gì?
H: Vị trí của câu mang luận điểm?
H: Đoạn văn sử dụng những luận cứ nào?
H: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn?
- Gọi Hs đọc yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn mẫu
H: Em sẽ đưa ra những luận cứ nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
I/ Trình bày luận điểm thành 1 đoạn văn nghị luận.
1. Ví dụ 1:
a. 
- Câu chủ đề (câu nêu luận điểm): “Thật là chốn hội tụ trọng yếu.....bá vương muôn đời”.
-> Vị trí: cuối đoạn.
=> Trình bày theo cách quy nạp.
b. 
- Câu chủ đề (câu nêu luận điểm): “Đồng bào ta ngày nay....ngày trước”.
-> Vị trí: ở đầu đoạn
=> Cách viết: diễn dịch.
2. Ví dụ 2:
- Luận điểm: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà...chất chó đểu của giai cấp nó ra”.
-> Vị trí: cuối đoạn. (cách viết quy nạp).
- Cách lập luận: tương phản.
=> Làm cho luận điểm sáng tỏ, chính xác, có sức thuyết phục cao.
- Cách sắp xếp luận cứ: rất chặt chẽ theo 1 trình tự hợp lí.
-> Không thể thay đổi tuỳ tiện.
* Ghi nhớ: (SGK- 81)
II/ Luyện tập: 
1. Bài tập 1:
a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
2. Bài tập 2:
- Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.
- Vị trí: ở đầu đoạn.
- Các luận cứ:
+ Đã ghi lại đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt.
+ Làm người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không âm thanh...
+ Đưa ta vào 1 TG gần gũi thường ta chỉ thấy 1 cách mờ mờ...
-> Cách sắp xếp luận cứ: theoi trình tự tăng tiến, cứ luậnc ứ sau biểu hiện 1 mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ cách ấy mà độc giả càng đọc càng thấy hứng thú không ngừng tăng thêm.
=> Cách diễn đạt: quy nạp.
3. Bài tập 3:
- Các luận cứ của luận điểm ấy có thể được đưa ra và sắp xếp như sau:
+ Văn GT được viết ra để cắt nghĩa và giảng giải cho mọi người hiểu luận điểm.
+ Giải thích càng rối ren, trừu tượng thì càng khó đạt được mục đích.
+ Ngược lại, GT càng dễ hiểu thì vấn đề càng sáng tỏ, người đọc càng dễ làm theo.
+ Vì thế văn giải thích cần được viết sao cho dễ hiểu.
4. Củng cố: 
GV nhắc lại:
- Hai cách trình bày đoạn văn nghi luận: diễn dịch và quy nạp.
- Tổ chức các luận cứ trong đoạn văn trình bày luận điểm: phải theo 1 trình tự hợp lí.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại bài học theo quá trình tìm hiểu
- Học thuộc ghi nhớ, làm BT3
- Sưu tầm 1, 2 đoạn văn nghi luận trình bày theo các cách đã học.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
 HT ký duyệt: 10/3/2014
 Phạm Văn Ngọ

File đính kèm:

  • docGA van 8 tuan 27.doc