Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 29

 Bài 26 - Tiết 113

 Văn bản: Thuế máu

 (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp)

 - Nguyễn ái Quốc -

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn khốc.

 Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.

2. Kĩ năng:

 Nhận biết được nghệ thuật của VB qua ngòi bút lập luận sắc bén, giọng văn trào phúng sâu cay của NAQ trong văn chương chính luận.

3. Thái độ:

 Bồi dưỡng cho HS thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, lên án thủ đoạn tàn bạo của TD Pháp trong chiến tranh.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu có liên quan

 Thiết kế bài dạy.

2. Học sinh:

 Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục

 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
cúi đầu xuống đất....cay cay.
 Cô tôi chưa dứt câu, ....không ra tiếng.
H: Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
-> Hồng phải làm như vậy vì biết rằng mình là người bề dưới, phải tôn trọng bề trên.
H: Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu vai xã hội là gì?
- HS trả lời, GV chốt lại, đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Ví dụ: Trong bữa cơm gia đình rất quen thuộc và phổ biến ở VN gồm: ông bà, bố mẹ, con.
H: Hãy xác định vai của từng người?
- Người con: có 2 vai:
 Là con đối với bố mẹ
 Là cháu đối với ông bà.
- Cha mẹ có 2 vai:
 Cha mẹ đối với con
 Con đối với ông bà.
- Ông bà cũng có 2 vai:
 Cha mẹ đối với con
 Ông bà đối với cháu.
GV: Quan hệ HX rất đa dạng, vì căn cứ vào tuổi tác, chức vụ, quan hệ...cho nên vai XH cũng phức tạp theo. Khi vai của mình trong hội thoại thay đổi thì cách xưng hô cũng thay đổi.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS tưng em nêu kết quả.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: a
+ Nhóm 2: b
+ Nhóm 3: c.
- Các nhóm thảo luận 5 phút và ghi kết quả ra bảng phụ.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chữa.
I. Vai xã hội trong hội thoại.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Quan hệ thứ bậc trong gia đình:
+ Người cô: vai trên
+ Bé Hồng: vai dưới.
* Ghi nhớ: (SGK).
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a. Thái độ nghiêm khắc:
- Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo...phỏng có được không?
- Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung...biết bụng ta.
b. Thái độ khoan dung:
- Các ngươi ở cùng ta...chẳng kém gì.
- Nay ta bảo thật các ngươi...có được không?
- Nay ta chọn binh pháp...nghịch thù.
2. Bài tập 2:
a. Vai XH của các nhân vật:
- Xét về địa vị XH: Ông giáo vai trên, lão Hạc vai dưới.
- Xét về tuổi tác: Lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới.
b. 
- Thái độ kính trọng của ông giáo:
Ông giáo gọi lão Hạc bằng “cụ”, mời ngồi, mời hút thuốc, ăn khoai, uống nước.
- Thái độ thân tình: Nắm lấy vai lão Hạc, giọng điệu ôn tồn, xưng hô gộp “ông con mình”, xưng “tôi”.
c. Thái độ lão Hạc: 
- Quý trọng: Gọi người đối thoại với mình là “ông giáo”, đáp là “vâng”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”.
- Thân tình: Xưng hô gộp là “hai chúng mình”.
- Những chi tiết thể hiện sự không vui và giữ ý của lão Hạc: lão chỉ cười ‘đưa đà”, “cười gượng” và khéo léo từ chối việc ăn khoai, uống nước. Chứng tỏ lão vẫn giữ khoảng cách đối với ông giáo.
4. Củng cố: 
- Em hiểu thế nào là vai xã hội?
- Những căn cứ nào giúp ta xác định vai xã hội?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 16/3/2014
Bài 26 - Tiết 116
 Tìm hiểu yếu tố biểu cảm 
 trong văn nghị luận 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Thấy được biểu cảm là yếu tố không thể thiếu trong văn nghị luận và nó làm tăng sức thuyết phục, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc, người nghe. 
- Nắm được các yếu tố cần thiết của việc đưa ra yếu tố biểu cảm để việc nghị luận đạt hiệu quả cao.
2. Kĩ năng:
 Biết vận dụng những kiến thức vào việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 
3. Thái độ:
 Thực sự xúc động trước vấn đề nghị luận để từ đó phát huy vào yếu tố biểu cảm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu có liên quan
 Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của hs
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Trong chương trình Ngữ Văn 7, các em đã được làm quen với kiểu bài nghị luận. Văn nghị luận ở lớp 7 tập trung vào 2 dạng: Chứng minh và giải thích. Sang lớp 8, các em lại 1 lần nữa làm quen với văn nghị luận, nhưng được nâng cao hơn, đó là việc kết hợp các phương thức biểu đạt khác trong bài văn nghị luận. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu yếu tố thứ nhất- yếu tố biểu cảm.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
* Gọi HS đọc ví dụ trong SGK.
GV: Cuộc CM tháng 8/1945 thắng lợi, chúng ta đx lật đổ được chế độ PK thối nát và chế độ áp bức bốc lột của TD Pháp, khai sinh ra nước VN DCCH. Nhưng ngay sau đó, TD Pháp đã tráo trở quay lại xâm lược VN lần thứ hai. Trươc tình thế của đất nước lúc đó, HCM đã viết lời kêu gội toàn quốc kháng chiến vào ngày 19/12/1946 để kêu gọi dân chúng đứng lên chống Pháp.
GV: ở lớp 7, các em đã được học văn biểu cảm. yếu tố biểu cảm thường thể hiện rõ nhất ở các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những câu cảm thán.
H: Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả?
H: Tìm những câu cảm thán trong VB trên?
H: Những từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán có tác dụng như thế nào trong VB “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”?
-> Có sức lay động, cảm hoá con người, có sức khơi gợi tinh thần yêu nước mãnh liệt trong lòng nhân dân vá ự căm thù sâu sắc.Nó vạch trần bộ mặt đểu giả của bọn thực dân lúc bấy giờ.
H: Về mặt sd từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không?
H: Tuy nhiên, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những VB nghị luận chứ không phải là những VB biểu cảm. Vì sao?
GV: Và các VB trên viết ra cũng không nhằm mục đích biểu cảm. Vì vậy biểu cảm không phải là yếu tố chủ đạo, nó chỉ là yếu tố phụ trợ cho qúa trình nghị luận mà thôi.
- Gọi HS đọc bảng đối chiếu.
H: Vì sao những câu ở hệ thống 2 lại hay hơn những câu ở hệ thống 1?
-> Vì những câu ở hệ thống 2 có chứa những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, gây ấn tượng cho người đọc người nghe. Hệ thống 1 không có những từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán nên đọc lên vẫn đúng nhưng không hay.
H: Từ đó, em hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
GV: Thực tế cho thấy, người đọc người nghe chỉ thấy 1 bài văn nghị luận hay khi bài văn đó không chỉ làm đầu óc mình sáng tỏ lên mà còn làm cho trái tim mình rung động. Do đó, mặc dù chỉ đóng vai trò phụ trợ nhưng yếu tố biểu cảm là yếu tố không thể thiếu để làm bài văn nghị luận có hiệu quả cao.
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ 1. 
- Gv khái quát và chuyển ý.
GV: Thông qua việc tìm hiểu các VB như “Hịch tướng sĩ” và lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” em hãy làm sáng tỏ vấn đề: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của y.tố biểu cảm trong văn bản nghị luận bằng cách trả lời hệ thống câu hỏi sau:
H: Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và cách lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?
H: Chỉ có rung cảm thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra cách nói như: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả...” hay ‘uốn lưỡi cú diều...”? Để viết được những câu như thế ,người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa?
GV: Nghĩa là người viết phải có khả năng diễn đạt bằng cách thường xuyên rèn luyện để cách biểu hiện t/c, c/x trong bài văn trở nên nhuần nhuyễn.
H: Có bạn cho rằng: càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng. ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?
-> Không đúng. Vì nếu dùng quá nhiều mà không phù hợp thì sẽ biến bài văn nghị luận thành lí luận dông dài không đáng tin cậy. Hoặc làm giảm bớt sự chặt chẽ của mạch lập luận, thậm chí còn phá vỡ logic luận chứng.
H: Qua đây em thấy, để bài văn nghị luận có sức biểu cảm, lay động lòng người, người viết phải làm như thế nào?
- HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ 2. 
 Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV dùng bảng phụ kẻ sẵn 3 cột: Biện pháp biểu cảm/ Dẫn chứng/ Tác dụng nghệ thuật.
- HS tưng em lên bảng điền.
- GV nhận xét, thống nhất đáp án.
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND đoạn văn
H: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn?
H: Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?
H: Hiệu quả của đoạn văn?
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
1. Ví dụ:
VB “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
2. Nhận xét:
a.
*Từ ngữ biểu cảm: hỡi, muốn, phải, quyết tâm, không, thà, nhất định....
 * Câu cảm thán:
- Hỡi đồng bào toàn quốc!
- Hỡi đồng bào!
- Chúng ta phải đứng lên!
- Hỡi anh em...dân quân!
- Dù...về ta!
- VN độc lập....muôn năm!
- Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ giống nhau ở chỗ: có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.
b. Hai VB “Lời kêu gọi...” và “Hịch tướng sĩ” là văn nghị luận. Vì 2 VB viết ra nhằm mục đích NL (nêu quân điểm, ý kiến để bàn luận phải trái, kêu gọi người nghe làm theo).
c. 
- Yếu tố biểu cảm giúp việc nhị luận có sức thuyết phục lớn hơn. Vì nó tác dộng mạnh mẽ đến t/c của người đọc, người nghe.
* Ghi nhớ1: (SGK-97).
2. Cách phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
- Người làm văn, ngoài việc suy nghĩ về LĐ và LL còn phải thật sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.
- Phải biết diễn tả cảm xúc thành những từ ngữ, những câu văn biểu cảm.
- Diễn tả cảm xúc phải chân thực, vừa đủ thì mới có hiệu quả.
* Ghi nhớ2: (SGK-97).
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2:
a. Cảm xúc: Nỗi buồn và nỗi khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chính trực trước nạn học vẹt, học tủ trong nôn Ngữ Văn.
b. Cách biểu hiện cảm xúc của người viết: Rất tự nhiên, chân thật, viết văn NL mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò, giữa những người bạn với nhau. Bởi vậy trong khi phân tích lí lẽ và dẫn chứng vẫn thấy nổi lên một tấm lòng, 1 nỗi buồn lo cần chia sẻ, nhắc nhở, khuyên nhủ.
c. Hiệu quả: Làm người nghe, người đọc tin, phục và thấm thía.
4. Củng cố: 
- Biểu cảm có vai trò gì trong bài văn nghị luận?
- Làm thế nào để phát huy yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
5. Hướng dẫn học bài:
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 vào vở.
- Chuẩn bị tiết sau: VB “ Đi bộ ngao du”.
IV. Rút kinh nghiệm:
.
 HT ký duyệt: 17/3/2014
 Phạm Văn Ngọ

File đính kèm:

  • docGA van 8 tuan 29.doc