Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 3

Tuần: 3

 Văn bản: Tức nước vỡ bờ

 (Trích: Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

I/ mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy.

- Cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh

- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tang của người phụ nữ nông dân

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả

2. Kĩ năng

 Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm

3. Thái độ

 Biết đồng cảm với người nông dân bị áp bức

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Đọc kĩ văn bản, Tham khảo tài liệu

 Thiết kế bài dạy

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nhà báo nổi tiếng- 1 nhà văn hiện thực xuất sắc – nhà văn.
H: Từ đó em thấy cụm danh từ “Ngô Tất Tố” có vai trò gì trong đoạn văn 1?
H: Em căn cứ vào đâu để biết được điều đó?
-Gọi HS đọc lại đoạn văn 2.
H: Em hãy nhắc lại ý chính của doạn văn này?
H: Từ đó em thấy câu văn “Tắt đèn là tác phẩm.....của Ngô Tất Tố có chức năng gì trong đoạn văn 2?
H: Vì sao em biết đó là câu chủ đề?
H: Em có nhận xét gì về cấu tạo ngữ pháp của câu chủ đề?
H: Vị trí phổ biến của nó trong đoạn văn?
H: Qua phân tích các ví dụ trên, em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
- HS trả lời, GV đưa ra ghi nhớ 2.
- Gọi HS đọc.
- GV đọc cho HS nghe đoạn văn 1.
H: Đoạn văn 1 có câu chủ đề không? Vì sao em biết?
- Không có câu chủ đề. Vì không có câu nào mang ý khái quát, bao hàm nội dung cả đoạn.
H: Yếu tố nào giúp duy trì đối tượng trong đoạn văn?
-> Chỉ có từ ngữ chủ đề “Ngô Tất Tố”
H: Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu trong đoạn văn?
H: Vậy nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
- Gọi HS đọc đoạn văn 2.
H: Câu chủ đề của đoạn văn 2 là câu nào? ở vị trí nào?
H: Vậy nội dung của đoạn văn này được trình bày theo cách nào?
H: vì sao em biết đây là đoạn văn diễn dịch?
-> HS trả lời.
- Gọi HS đọc đoạn văn phần b trang 35.
H: Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Đó là câu nào, ở vị trí nào?
H: Vậy nội dung của đoạn văn này được trình bày theo cách nào?
H: Căn cứ vào đâu em xác định được?
-> HS trả lời
H: Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì? Có mấy cách trình bày nội dung trong 1 đoạn văn?
- HS trả lời. GV chốt lại 
- GV đưa ra ghi nhớ 3. Gọi HS đọc.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và VB ở bài 1.
H: Văn bản này được chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt thành mấy đoạn văn?
-HS trả lời, GV ghi bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung VB
H: Phân tích cách trình bày của mỗi đoạn văn? Hãy giải thích tại sao em biết đoạn văn được trình bày theo cách đó?
- Mỗi HS chữa 1 phần.
- GV thống nhất đáp án.
I/ Thế nào là đoạn văn
 1. Ví dụ:
- í 1: giới thiệu về tỏc giả- tỏc phẩm(đoạn 1,2)
- í 2: núi về tỏc phẩm “Tắt đốn”( đoạn 3)
- Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.
- Dấu hiệu nhận biết:
 + Bắt đầu: Chữ viết hoa lùi đầu dòng.
 + Kết thúc: Dấu chấm xuống dòng.
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ1: (SGK – 36)
II/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn
 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
* Nhận xét:
- Đoạn 1:
+ “Ngô Tất Tố”.
-> Từ ngữ chủ đề.
( Vì các câu trong đoạn văn đều thuyết minh cho đối tượng này)
- Đoạn 2:
 + “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”.
-> Câu chủ đề.
( Vì nó mang ý khái quát nội dung cả đoạn)
- Cấu tạo: Đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ.
- Vị trí: Đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Ghi nhớ 2: (SGK – 36)
2. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
 a) VD1:
- Các câu: Bình đẳng về ý nghĩa.
-> Trình bày theo cách song hành.
b) VD2: 
- Câu chủ đề: Là câu (1) – ở đầu đoạn.
-> Trình bày theo cách diễn dịch.
 c) VD3:
- Câu chủ đề: Là câu (4) – ở cuối đoạn.
-> Trình bày theo cách quy nạp.
* Ghi nhớ 3: (SGK – 36).
III/ Luyện tập:
1. BT1:
- Văn bản có 2 ý
- Mỗi ý là một đoạn văn.
2. BT2:
a. Diễn dịch
b. Song hành
c. Song hành.
4. Củng cố, dặn dũ: GV nêu câu hỏi hệ thống kiến thức:
 - Thế nào là đoạn văn?
 - Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn?
 - Nêu các cách trình bày nội dung đoạn văn?
- Ôn lại kiến thức về văn tự sự để tiết sau viết bài viết số 1.
Iv/ rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 12	Ngày soạn: 02-09-2013
	Tuần: 3
Từ tượng hình - Từ tượng thanh
I/ mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh hiểu:
 - Thế nào là từ tượng hình, thế nào là từ tượng thanh.
 - Nhận biết vai trò của từ tượng hình, từ tượng thanh.
 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Nghiên cứu nội dung, thiết kế bài dạy
 Ghi ví dụ ra bảng phụ.
 2. Học sinh:
 Đọc các ví dụ, trả lời câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 H: Thế nào là trường từ vựng? Nêu một vài trường từ vựng mà em biết?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Các em đã biết, từ là đơn vị cấu tạo thành câu. Nó có ý nghĩa diễn đạt và nội dung nhất định. Nhưng ngoài ra, từ còn có rất nhiều tác dụng khác nữa trong việc biểu đạt sắc thái ý nghĩa của câu. Vậy những tác dụng đó cụ thể là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
*GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc ví dụ. 
H: Em hãy chỉ ra các từ in đậm( được gạch chân) trong đoạn văn trên?
->HS nêu.
H: Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái?
H: Nghĩa của từng từ là gì?
- Móm mém: đã rụng hết răng.
- Xồng xộc: Chạy thẳng vào.
- Vật vã: Trạng thái lăn lộn vì đau đớn.
- Rũ rượi: Tóc bơ phờ, xoã xuống.
- Xộc xệch: Quần áo lỏng lẻo, không ngay ngắn.
- Sòng sọc: Mắt trợn, đảo rất nhanh.
H: Những từ trên có tác dụng gì trong văn tự sự và miêu tả?
GV: Gắn với nội dung văn bản đã học để giảng giải:
 + Gợi tả hình ảnh lão Hạc:.....
 + Biểu cảm:.....
H: Những từ gợi tả hình ảnh cụ thể, có giá trị biểu cảm cao như trên được gọi là gì?
GV: Giảng giải.
H: Tiếp theo, những từ in đậm (được gạch chân) nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người?
H: Nghĩa của những từ trên?
- Hu hu: Khóc to, khóc 1 cách tự nhiên.
- Ư ử: Rên khẽ, ấm ức.
H: Những từ trên có tác dụng gợi tả như thế nào?
GV: gắn với nội dung văn bản:
 + Âm thanh:...
 + Biểu cảm:...
H: Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người, có giá trị biểu cảm trong văn thơ được gọi là gì?
GV: Giảng giải cho HS
H: Ngoài những từ tượng thanh được in đậm trong đoạn trích trên, em hãy tìm trong đoạn trích còn có từ tượng thanh nào nữa?
-> Xôn xao.
* GV đưa thêm ví dụ (Ghi sẵn vào bảng phụ):
 “Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, Cai lệ và người nhà Lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng...”
 (Trích “Tức nước vỡ bờ”)
H: Hãy chỉ ra các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn trên?
-> Tượng hình: Uể oải, run rẩy.
-> Tượng thanh: Sầm sập.
H: Tác dụng của những từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?
-> Làm nổi bật hình ảnh ốm yếu, mệt mỏi của anh Dậu và những âm thanh ồn ào, dồn dập của bọn tay sai.
H: Em hãy lấy thêm ví dụ về những từ tượng hình, tượng thanh mà em biết?
-> HS lấy ví dụ
 GV khái quát và đưa ra ghi nhớ.
 Gọi HS đọc ghi nhớ. Dặn học thuộc.
 Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
H: Tìm những từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau?
- Gọi HS lên bảng chữa.
- GV giải nghĩa các từ trong quá trình kiểm tra. 
- GV nêu yêu cầu BT2.
H: Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người?
- HS chia làm 5 nhóm thảo luận.
 Ghi kết quả vào bảng phụ.
- Các nhóm nộp kết quả. GV nhận xét.
- GV nêu yêu cầu bài tập 3
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi từng HS trả lời. GV kết hợp ghi bảng.
- Gọi HS đọc yêu cầu và các từ ngữ đã cho. 
- Mỗi HS đặt 1 câu, trả lời miệng.
- GV nhận xét.
* Bài tập nõng cao ( lớp 8a)
Bài 1: Cho cỏc cõu sau:
- chị Dậu run run:...
- Chị Dậu vẫn thiết tha:...
- Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
Tỡm cỏc từ ngữ miờu tả cỏch núi năng của chị Dậu, từ đú chỉ ra sự thay đổi trạng thỏi tõm lớ của chị.
Bài 2: tỡm cỏc từ tượng thanh gợi tả õm thanh:
- Tiếng nước chảy : rúc rỏch, ầm ầm, ào ào,..
- Tiếng giú thổi: vi vu,..
- Tiếng cười núi: rõm ran,
- GV hướng dẫn học sinh cách sưu tầm.
- Yêu cầu HS về nhà làm.
I/ Đặc điểm và công dụng
 1. Ví dụ:
- Móm mém
- Xồng xộc
- Vật vã
- Rũ rượi
- Xộc xệch
- Sòng sọc.
-> Gợi tả hình ảnh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao.
=> Từ tượng hình.
- Hu hu
- Ư ử
-> Gợi âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
=> Từ tượng thanh.
* Ghi nhớ:( SGK – 49)
II/ Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
- Từ tượng hình:
 + Rón rén
 + Lẻo khoẻo
 + Chỏng quèo
- Từ tượng thanh:
 + Soàn soạt.
2.Bài tập 2:
Từ tượng hình gợi tả dáng đi:
- Lom khom
- Nhẹ nhàng
- Thoăn thoắt
- Huỳnh huỵch
- Rón rén.
3. Bài tập 3:
- Cười ha hả: cười to, tỏ ra khoái chí.
- Cười hì hì: phát ra từ đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
- Cười hô hố: cười to và thô lỗ.
- Cười hơ hớ: cười thoải mái, vui vẻ, không che đậy ý tứ.
4. Bài tập 4:
Đặt câu:
+ Gói thổi ào ào, nhưng vẫn nghe rõ tiếng cành cây khô gãy lắc rắc.
+ Cô ấy khóc, nước mắt rơi lã chã.
+ Trên cành đào cuối đông đã lấm tấm những nụ hoa bé xíu.
+ Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm đom đóm sáng lập loè.
+ Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kêu tích tắc suốt đêm.
+ Mưa rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối.
+ Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
+ Người đàn ông cất giọng ồm ồm.
4. Củng cố: GV nêu câu hỏi hệ thống kiến thức:
 - Thế nào là từ tượng hình?
 - Thế nào là từ tượng thanh?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học bài theo quá trình tìm hiểu.
 - Học thuộc ghi nhớ. Làm BT5.
 - Soạn bài: “Liên kết các đoạn văn trong văn bản”.
VI/ rút kinh nghiệm:
............................................................................. Duyệt tuần 3
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
............................................................................. Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc