Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Phan Thị Trúc Quyên

1. Từ ngữ địa phương:

 - Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định.

Ví dụ: Chén _ bát

 Nón_ mũ

 2. Biệt ngữ xã hội:

 - Khác với từ ngữ toàn dân, chỉ được dùng trong một tàng lớp xã hội nhất định.

Ví dụ:

 Em không học bài bị cây gậy_ Điểm 1 -> dùng tầng lớp xãhội giới HS

 3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Phải phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Trong bài thơ có thể sử dụng 2 loại này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.

- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Phan Thị Trúc Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 5:
Tiết 17: 
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I.Mục đích yêu cầu:
 Giúp HS:
Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng hai loại từ ngữ ấy đúng lúc, đúng chổ.
Tránh lạm dụng, gây khó khăn trong giao tiếp khi sử dụng chúng.
II. Chuẩn bị: 
 	1. GV: soạn giảng – phim trong 
 	2 . HS: chuẩn bị bài – vở bài tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 	1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra
 	3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Cho HS đọc ví dụ ( 56) 
? Đọc từ in đậm: bẹ, bắp
? Bẹ, bắp đều có nghĩa là ngô.
? Bẹ, bắp được dùng phổ biến ở đâu ?
Bẹ -> Miền trung, miền bắc
Bắp -> Miền nam
--> Từ địa phương.
? Từ Ngô được dùng ở đâu, phạmvi sử dụng như thế nào?
-> Rộng -> toàn dân
? Thế nào là từ địa phương? cho ví dụ?
? HS cho ví dụ?
Bài tập nhanh 
 1 .Cho từ ngữ toàn dân :quả ,cá quả ,thuyền “tìm từ ngữ địa phương 
*trái ,cá lóc ,ghe 
2 .Cho từ ngữ toàn dân : “mẹ –cha “tìm từ ngữ địa phương :má –ba ,u –thầy ,bầm ,cậu – mợ ,má- tía .
? Cho HS đọc đoạn ( a) và ( b) ( 57)
? Đọc từ in đậm _ mẹ _ mẹ_ mợ
? Trước cách mạng tháng tám trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta mẹ được gọi bằng mợ
-> Tầng lớp xã hội trung lưu, thượng lưu, giàu có.
- Ngỗng _ trúng tủ-> tầng lớp xã hội -> giới học sinh.
? Thế nào là Biệt ngữ xã hội?
*Bài tập nhanh
1. Cho các từ ngữ :trẫm ,khanh ,long sàng , ngự thiện “có nghĩa là gì ?Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này ?
-Trẫm :cách xưng hô của vua .
-Khanh :cách vua gọi các quan .
-Long sàng :giường của vua .
Ngự thiện :vua dùng bữa
? Chúng ta phải sử dụng như thế nào đối với hai loại từ ngữ này?
? Cho học sinh đọc bài thơ.
? Tìm đọc, nghĩa từ địa phương trong bài thơ?
? Trong cuộc sống hằng ngày khi nao chúng ta có sử dụng từ địa phương?
? Khi làm bài tập làm văn, hay phát biểu ý kiến chúng ta có sử dụng từ địa phương hay biệt ngữ xã hội?
? Trong cuộc sống hằng ngày khi nào chúng ta cần sử dụng hai loại từ vừa học?
- Tình huống giao tiếp gặp người địa phương
- Dùng trong tầng lớp xã hội nhất định
? Cho học sinh đọc bài thơ?
? Tìm nghĩa của từ in đậm?
? Dùng như vậy có tác dụng gì?
( Tô đậm sắc thái địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, nhân vật)
? Có phải lúc nào cũng sử dụng hai loại từ này không?
I. Bài học
 1. Từ ngữ địa phương:
 - Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ: Chén _ bát
 Nón_ mũ
 2. Biệt ngữ xã hội:
 - Khác với từ ngữ toàn dân, chỉ được dùng trong một tàng lớp xã hội nhất định.
Ví dụ: 
 Em không học bài bị cây gậy_ Điểm 1 -> dùng tầng lớp xãhội giới HS
 3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Trong bài thơ có thể sử dụng 2 loại này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
II.Luyện tập:
1 .
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
U ,bầm ,mạ ,mế ,mé
O
Biểu 
Cậu –mợ
Vô
Đậu phộng 
muỗng
Mẹ
Cô
Bảo
Cha –mẹ
Vào
Lạc
thìa
2 . Trò ,bồ ->bạn bè
Gậy -> 1 điểm
Hôm qua tớ lại bị xơi gậy (điểm 1)
Nói làm gì với dân phe phẩy (mua bán bất hợp pháp )
4/ Củng cố:
Thế nào là từ địa phương? Cho ví dụ?
Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?
Việc sử dụng của hai loại từ này như thế nào?
5/ Dặn dò:	
Về nhà học bài , làm các bài tập còn lại 
 Soạn bài : Trợ từ – thán từ.

File đính kèm:

  • doc17.doc