Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 90: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) - Trần Thị Hai

IV. Tổng kết

 1. Nghệ thuật

 Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lý.

 2. Nội dung

 Chiếu Dời Đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

doc2 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Khối 8 - Tiết 90: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) - Trần Thị Hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 90	
CHIẾU DỜI ĐÔ
	 Lý Công Uẩn.
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Thấy được khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, hùng cường và phí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Thấy được sức thuyết phục của Chiếu Dời Đô là sự kết hợp giữa lý và tình. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận
II. Chuẩn bị
GV: soạn giảng – phim trong
HS: chuẩn bị bài – vở bài tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Ổån định lớp
Kiểm tra
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Gọi học sinh đọc phần chú thích?
? Nêu bài nét về tác giả?
-> Xuất thân từ nhà sư là một vị vua sáng lập ra nhà Lý.
? Xưng là gì ? -> Lý Thái Tổ
? Thể loại gì?
? Viết từ năm nào?
? Gọi học sinh đọc bài?
? Chiếu là gì?
? Bố cục của bài chiếu ? 2 phần
? Tại sao mở đầu bài chiếu tác giả nói về triều đại vua Trung Quốc?
? Việc Lý Thái Tổ dời đô có gì khác?
-> Trái với quy luật.
? Phê phán hai triều đại nào?
? Nhằm khẳng định điều gì?
? Cho học sinh đọc phần 2?
? Tên Cao Vương?
? Địa danh?
? Địa lý?
? Dân cư?
? Theo tác giả Đại La là nơi như thế nào?
? Thảo luận: 
Có ý kiến cho rằng : “ Chiếu Dời Đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? Vì sao nói như vậy?
I. Giới thiệu
 1. Tác giả
 Lý Công Uẩn ( 974 – 1028)
- Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập vương Triều nhà Lý.
 2. Tác phẩm
- Thể loại : chiếu.
- Viết năm 1010 bày tỏ ý định dời Đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) về thành Đại La ( Hà Nội )
II. Đọc – Hiểu văn bản.
 1. Đọc
 2. Chú thích
* Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh thể hiện tư tưởng lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước.
* Viết bằng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi.
III. Phân tích
 1. Lý do Dời Đô.
- Là điều thường xảy ra trong lịch sử các triều đại.
-> Chứng cứ, nhà Thương, nhà Chu.
-> Việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.
- Phê phán nhà Đinh, nhà Lê đóng đô một chổ là hạn chế.
-> Khẳng định sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La là khát vọng xây dựng đất nước lâu bền, hùng vượng.
 2. Khẳng định thành Đaị La là nơi tốt nhất để định Đô.
- Lịch sử, địalý , dân cư -> Thành Đại La có đủ điều kiện trở thành Kinh Đô của các bậc Đế Vương.
IV. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lý.
 2. Nội dung
 Chiếu Dời Đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
4. Củng cố
Lý do dời đô.
Khẳng định thành Đại La là nơi trọng yếu.
5. Dặn dò.
Học bài và xem câu phủ định

File đính kèm:

  • doc90.doc