Giáo án môn Tin Học lớp 3

Ph ần 2: CHƠI CÙNG MÁY TÍNH

TIẾT 11,12

BÀI 1 TRÒ CHƠI BLOCKS

A. Mục tiêu:

1.Kiến thức

 Đây là trò chơi giúp học sinh luyện sử dụng chuột:

*Di chuyển chuột đến đúng vị trí.

*Nháy chuột nhanh và đúng ví trí.

*Ngoài ra, học sinh còn luyện trí nhớ về vị trí các hình đã lật được.

2.Kỷ năng

Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột

3.Thái độ

 Thái độ học tập nghiêm túc, tự học, tự rèn luyện.

 

doc103 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin Học lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 mãi lên trười cao xanh thẳm.
(Trích “Rừng cây trong nắng”, Tiếng Việt 3, tập hai, trang 141)
Bài 3: Em có biết cách gõ từ boong kiểu Telex trong chế độ tiếng Việt? Em thử gõ liên tiếp ba chữ o và đưa ra nhận xét.
Bài 4: Em hãy gõ các từ sau:
Loong coong
Cái soong
Anh Long cắt những ngổng cải soong cong cong
IV. Củng cố
Học sinh nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu, gõ kiểu Telex, gõ kiểu Vni.
Giáo viên củng cố các thao tác và kiến thức cần nắm trong bài thực hành
V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
Học bài cũ.
Tiết sau học bài mới.
TIẾT 52 - 53	
BÀI 6	 Luyện gõ
A. Mục tiêu: 
1.Kiến thức
- Học sinh thành thạo việc khởi động các phần mềm VietKey và Word.
- Gõ văn bản đơn giản và biết cách sửa văn bản với các phím xoá.
2.Kỷ năng
	Rèn luyện kỹ năng sử dụng bàn phím
3.Thái độ
	Thái độ học tập nghiêm túc khi học
B.Phương pháp:
Sử dụng phương pháp ôn tập, thực hành. 
C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1.Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, máy vi tính
2.Chuẩn bị của học sinh: 
 Xem trước bài, nghiên cứu tài liệu.
D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp.
II.Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: Em hãy cho biết cách gõ dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã? Thực hành trên máy?
1.Đặt vấn đề.
 Hôm nay chúng ta sẽ ôn luyện lại cách gõ một đoạn văn bản đơn giản có dấu.
2.Triển khai bài:
Học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Em hãy gõ các câu ca dao sau:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ
Bài 2: Em hãy gõ đoạn thơ sau đây:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo...
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...
 Tố Hữu
Bài 3: Em hãy gõ đoạn văn sau: lưu với tên Luyengo.doc
 	Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
	Mỗi hòn đá, góc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thuỷ tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì. Sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: “ Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ.” Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.
	 Theo Dương Thuấn
IV. Củng cố
Học sinh nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu, gõ kiểu Telex, gõ kiểu Vni.
Giáo viên củng cố các thao tác và kiến thức cần nắm trong bài
V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
Học bài cũ
Tiết sau ôn tập
TIẾT 54 - 55	
ÔN TẬP CHƯƠNG 5
A. Mục tiêu: 
1.Kiến thức
- Giúp học sinh ôn luyện lại cách gõ các chữ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư , Đ bằng kiểu gõ Telex và Vni.
- Giúp học sinh ôn luyện lại cách gõ từ có dấu thanh bằng kiểu gõ Telex và Vni.
2.Kỷ năng
	Rèn luyện kỹ năng gõ phím bằng 10 ngón tay.
3.Thái độ
	Thái độ học tập nghiêm túc khi học
B.Phương pháp:
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, giảng giải, thực hành. 
C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1.Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, máy vi tính
2.Chuẩn bị của học sinh: 
 Xem trước bài, nghiên cứu tài liệu.
D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp.
II.Kiểm tra bài cũ
1.Đặt vấn đề.
 Bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn luyện lại cách gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và cách gõ từ có dấu thanh..
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
Lý thuyết
Giáo viên: 
- Gọi học sinh nhắc lại cách gõ các từ â,ă, ê, ô, ơ, ư, đ bằng kiểu gõ Telex và Vni.
- Giáo viên củng cố lại cách gõ các từ â,ă, ê, ô, ơ, ư, đ.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại quy tắc gõ từ có dấu thanh.
- Học sinh nhắc lại cách gõ từ có dấu thanh bằng kiểu gõ Telex và Vni.
Học sinh: 
- Gõ một đoạn thơ có dấu.
- Gõ một đoạn văn có dấu.
Hoạt động 2:
Thực hành
Giáo viên cho học sinh làm các bài tập sau
Bài 1: Gõ đoạn văn sau(Lưu với tên Ôntập1)
 Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẽ yên tĩnh lạ lùng... Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phó, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẽ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn...
(Trích “Chiều trên Sông Hương”, Tiếng Việt 3, Tập 1, trang 94)
Bài 2: Gõ đoạn thơ sau(Lưu với tên Ôntập2)
Đồng quê
Làng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng
Chiều lên lặng ngắt bầu không
Trâu ai no có thả rông bên trời
Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm
Luống cày còn thở sủi tăm
Sương buông cho cánh đồng nằm chiêm bao
Có con châu chấu phương nào
Bâng khuâng nhớ lúa đậu vào vai em...
 Trần Đăng Khoa
Bài 3: Gõ đoạn văn sau (Lưu với tên Ôn tập3)
 Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn còđang bay, là trời xanh trong và cao vút.
 Theo Nguyễn Thế Hội
1. Lý thuyết
a. Cách gõ các từ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
Dấu
Telex
Vni
Ă
AW
A8
Â
AA
A6
Ê
EE
E6
Ô
OO
O6
Ơ
OW
O7
Ư
UW(W)
U7
Đ
DD
D9
b.Cách gõ từ có dấu thanh
Dấu
Telex
Vni
Sắc
S
1
Huyền
F
2
Hỏi
R
3
Ngã
X
4
Nặng
J
5
2. Thực hành
Học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Gõ đoạn văn sau(Lưu với tên Ôntập1)
 Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẽ yên tĩnh lạ lùng... Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phó, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẽ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn...
(Trích “Chiều trên Sông Hương”, Tiếng Việt 3, Tập 1, trang 94)
Bài 2: Gõ đoạn thơ sau(Lưu với tên Ôntập2)
Đồng quê
Làng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng
Chiều lên lặng ngắt bầu không
Trâu ai no có thả rông bên trời
Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm
Luống cày còn thở sủi tăm
Sương buông cho cánh đồng nằm chiêm bao
Có con châu chấu phương nào
Bâng khuâng nhớ lúa đậu vào vai em...
 Trần Đăng Khoa
Bài 3: Gõ đoạn văn sau (Lưu với tên Ôn tập3)
 Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn còđang bay, là trời xanh trong và cao vút.
 Theo Nguyễn Thế Hội
IV. Củng cố
Học sinh nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu, gõ kiểu Telex, gõ kiểu Vni.
Giáo viên củng cố các thao tác và kiến thức cần nắm trong bài
V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
Học bài cũ
Tiết sau kiểm tra.
TIẾT 56 -57
KIỂM TRA CHƯƠNG 5
A. Mục tiêu: 
1.Kiến thức
+ Sử dụng các kiến thức về soạn thảo văn bản để tạo và trang trí cho đoạn văn bản.
+ Đề ra đúng trọng tâm chương trình phù hợp với các đối tượng làm bài của học sinh .
+ Đảm bảo tính khách quan chính xác, phát huy tính độc lập tự giác làm bài của học sinh.
+ Đánh giá đúng kết quả làm bài của học sinh.
2.Kỷ năng
Phát huy tính độc lập tự giác làm bài của học sinh, chủ động, sáng tạo, biết vận dụng lý thuyết vào thực hành.
3.Thái độ
	Thái độ học tập nghiêm túc, tự học, tự rèn luyện.
B.Phương pháp:
	Kiểm tra thực hành trên máy
C.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	Đề bài, đáp án
2.Chuẩn bị của học sinh: 
Chuẩn bị kỹ về lý thuyết, các thao tác cơ bản.
D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp.
II.Kiểm tra bài cũ
III.Tiến hành kiểm tra: 
Phát đề.
ĐỀ BÀI
Câu 1 (6 điểm): Gõ và trang trí cho bài văn sau:
Quê hương
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa khóc tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa....
	Chị sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.
	Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thanh tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng, phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
	Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa cúa xhị.
Theo Anh Đức
Câu 2(4 điểm) : Gõ và trang trí cho bài thơ sau: 
Tuổi Ngựa
Mẹ ơi con tuổi gì?
Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi...
************
Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá...
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền
************
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Loá màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa hụê ngọt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại.
************
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đướng
	Xuân Quỳnh
Yêu cầu: Hai bài này lưu với tên: Chuong5.doc
IV. Củng cố
	Thu bài
V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
	Xem trước phần: Học cùng máy tính 

File đính kèm:

  • docGiao an Tin hoc lop 2 3.doc
Bài giảng liên quan