Giáo án Nghề thêu tay - Bài 13: Thực hành thêu đâm xô hoa cúc cánh tròn
BÀI 13:
THỰC HÀNH THÊU ĐÂM XÔ HOA CÚC CÁNH TRÒN
I. Mục tiêu:
- Biết cách chọn màu sắc hợp lý để thêu mẫu hoa cúc cánh tròn.
- Thêu hoàn chỉnh mẫu hoa cúc cánh tròn đúng yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật.
- Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, tỉ mỉ, khéo léo.
- Đảm bảo VSCN và ATLĐ.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án, phương pháp, phương tiện.
- Mẫu thêu hoa cúc cánh dài, Nền thêu, chỉ thêu, mẫu thêu, giấy than,
2. Học sinh:
- Kiến thức lý thuyết, khung thêu, kim thêu, kéo
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG SỐ 09 Thời gian: 4 tiết (1LT + 3TH) Ngày lên kế hoạch: //2010 Ngày thực hiên:............................ Tại lớp:............................. Tiết theo chương trình: 33- 36 BÀI 13: THỰC HÀNH THÊU ĐÂM XÔ HOA CÚC CÁNH TRÒN I. Mục tiêu: - Biết cách chọn màu sắc hợp lý để thêu mẫu hoa cúc cánh tròn. - Thêu hoàn chỉnh mẫu hoa cúc cánh tròn đúng yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật. - Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, tỉ mỉ, khéo léo. - Đảm bảo VSCN và ATLĐ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, phương pháp, phương tiện. - Mẫu thêu hoa cúc cánh dài, Nền thêu, chỉ thêu, mẫu thêu, giấy than, 2. Học sinh: - Kiến thức lý thuyết, khung thêu, kim thêu, kéo III. Các hoạt động lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm danh. (2’) 2. Kiểm tra bài cũ: KT miệng từ 1- 2 HS 8’ Câu 1: Em hãy trình bày phương pháp thêu đâm xô? 3. Giới thiệu bài mới: (3’) Đàm thoại dẫn dắt vấn đề: “Bài trước các em đã được tìm hiểu về kỹ thuât thêu đâm xô hôm nay chúng ta sẽ vận dụng kỹ thuật thêu này để thêu hoa cúc” 3. Chuẩn bị tâm lý cho học sinh Nội dung Hoạt động của thày và trò A. Chuẩn bị. - Vật liệu, dụng cụ + Nền thêu, chỉ thêu, mẫu thêu. + Khung thêu, kim thêu, giấy than, bút chì, thước, kéo B. Nội dung bài thực hành. 1. Thêu cánh hoa: Thêu đâm xô 2. Thêu nụ: Thêu đâm xô 3. Thêu nhụy hoa: Thêu sa hạt 4. Thêu lá: Thêu bạt kết hợp đâm xô 5. Thêu cành: Thêu lướt vặn hoặc thêu bạt C. Qui trình thực hiện. 1. Chọn mẫu sang mẫu - Sang mẫu thêu vào vị trí đánh dấu 2. Căng khung - Căng khung, chỉnh khung 3. Thực hành thêu - Thêu cánh hoa - Thêu nụ. - Thêu nhụy hoa - Thêu lá cúc - Thêu cành I. Hướng dẫn ban đầu. - GV: “Các em hãy cho biết để chuẩn bị cho bài thực hành chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?” - HS trả lời. - GV chỉnh sửa, bổ sung ý kiến của HS. - GV giới thiệu mẫu thêu ứng dụng chọn trong SGK. - GV gọi một HS nhắc lại PP sang mẫu thêu vào nền hàng. - GV lưu ý lại cách căng khung, căn chỉnh độ căng của nền hàng. - GV: “Nhìn vào mẫu thêu hoa cúc, em cho biết phải áp dụng phương pháp thêu nào?” - HS trả lời. - GV bổ sung cho đầy đủ. - GV lưu ý HS cách chọn chỉ hối hợp chỉ thêu cho hài hoà. - GV: “Để thực hành thêu hoa cúc cánh tròn chúng ta phải làm trình tự những chi tiết nào?” - GV thao tác mẫu cho HS quan sát. - Treo mẫu hoa cúc đã thêu hoàn chỉnh để HS quan sát và làm theo. - Giao định mức công việc phải làm. - Phát nền thêu, chỉ thêu, giấy than, mẫu. 32’ Nội dung thực hiện 1. Đánh dấu vị trí thêu vào nền thêu. - Sang mẫu thêu vào vị trí đánh dấu. 2. Căng khung, chỉnh khung. 3. Chọn hướng canh chỉ và thêu. - Thêu cánh hoa: Vàng nhạt, vàng sẫm. - Thêu nụ: Vàng nhạt, vàng vừa. - Thêu nhụy hoa: Vàng sẫm với nâu, xanh sẫm với vàng sẫm. - Thêu lá cúc: Xanh sẫm, xanh nhạt. - Thêu cành: Xanh sẫm (xanh già) II. Hướng dẫn thường xuyên. - GV quan sát HS cách sang mẫu thêu. - GV lưu ý HS cách bố trí mẫu thêu vào nền hàng, nhắc nhở nhưng em có thao tác chưa đúng cần làm cho chính xác vì công đoạn sang mẫu rất quan trọng trong việc sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ. - Quan sát HS căng khung, phát hiện mọi sai sót của HS trong khi thực hiện thao tác căng khung. - GV lưu ý HS cách kiểm tra độ căng của khung trức khi thêu: Kiểm tra bằng cách đặt tay lên mặt vải, nếu thấy mặt vải không còn độ đàn hồi, căng như mặt trống là vải đã quá căng nếu thấy mặt vải trũng xuống là nền vải vẫn còn trùng. Cần phải điều chỉnh nền vải căng vừa phải, - Quan sát HS cách cầm kim, thao tác tay kim, uốn nắn mọi sai sót, làm mẫu lại cho HS còn yếu 120’ Tổng kết đánh giá buổi học Chuẩn bị. Quy trình thực hành. Sản phẩm. Thời gian thực hiện. Thái độ thực hành. III. Hướng dẫn kết thúc. - GV nghiệm thu sản phẩm, nhận xét kết quả bài TH, nhận xét về kĩ năng thao tác, yêu cầu kĩ thuật, định mức công việc, ý thức học tập. Chỉ ra các sai sót cần phải khắc phục cho bài TH sau. - Tuyên dương các bài thêu đẹp, nhắc nhở các bài thêu còn sấu. - HS thu cất dụng cụ, chỉ thêu, dọn vệ sinh phòng học. - GV nhắc HS chuẩn bị bài cho buổi sau: “Thêu giáp tỉa” 15’ IV. Tổng kết và đánh giá rút kinh nghiệm. Nội dung:. Thời gian:. Phương pháp, phương tiện:.. . Thông qua tổ chuyên môn Người soạn Trần Thị Ái Vân
File đính kèm:
- giao an nghe theu tay Khoi 11.doc