Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 70- 71 Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền tản viên

Đọc văn :

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

( TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC – Trích TRUYỀN KÌ MẠN LỤC )

NGUYỄN DỮ

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống lai những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người tri thức nướvc Việt

- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền Kì Mạn Lục

B. Phương tiện dạy học :

- SGK, SGV

- Thiết kế bài giảng

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 70- 71 Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền tản viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :6
Tiết: 70, 71 
 Đọc văn :
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
( TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC – Trích TRUYỀN KÌ MẠN LỤC )
NGUYỄN DỮ
Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống lai những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người tri thức nướvc Việt
Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền Kì Mạn Lục
Phương tiện dạy học :
SGK, SGV
Thiết kế bài giảng
Phuơng pháp dạy học :
Đặt câu hỏi gợi mở
Hướng dẫn HS thảo luận tìm hiếu tác phẩm
Tiến trình bài giảng :
ổn định :
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn” – Ngô Sĩ Liên
Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Cho HS đọc tiểu dẫn SGK
- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Dữ ?
 Em biết gì về tác phẩm TKML ?
GV chốt lại những ý quan trọng
HĐ2 : Cho HS đọc văn bản
Cho HS thảo luậc các vấn đề sau :
- Tính cách NTV ?
- Hành động đốt đền ?
 Khi ở Diêm phủ ?
 Tại sao TV lại được ban thưởng ? ( Thái độ của nhân dân )
 Ý nghĩa hình tượng nhân vật NTV ?
 Nhân vật Bách hộ họ Thôi là người như thế nào ?
 Nhân vật ấy đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội lúc bấy giờ ?
HĐ3 :
Cho HS thảo luận ý nghĩa phê phán của truyện
 Nhận xét chung về nghệ thuật của TP
HĐ4 :
Phát biểu chủ đề của 
truyện
 HS đọc tiểu dẫn 
 Trả lời câu hỏi
 Trả lời câu hỏi
 HS đọc văn bản
 HS làm viếc theo nhóm
Đại diện trả lời, kèm dẫn chứng
Bổ sung ý kiến
 HS làm việc theo nhóm , trả lời câu hỏi
 Trả lời
 HS cho biết chủ đề
 Đọc ghi nhớ SGK 
I . Giới thiệu chung :
1 . Tác giả :
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng TK XVI, chưa rõ năm sinh năm mất, người xã Đỗ Tùng Hải Dương
- Xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã làm quan nhưng không được bao lâu
- Oâng để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền Kì Mạn Lục, qua tác phẩm ta thấy được quan niệm sống và con người ông
2 . Tác phẩm :
- Truyền kì là thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ hoang đường
- Truyền Kì Mạn Lục là tác phẩm viết bằng chữ hán gồm 20 truyện ra đời vào TK XVI 
- Nội dung : SGK / 55
II . Đọc – Hiểu văn bản :
1 . Nhân vật Ngô Tử Văn :
- Tên là Soạn nguời Yên Dũng, Lạng Giang
- Tính tình : khẳng khái , nóng nảy, thấy sự gian tà không thể chịu được
a) Hành động đốt đền :
- Tức giận vì viên Bách hộ họ Thôi tử trận gần đền, quấy nhiễu nhân dân
- Tử Văn “tắm gội sạch sẽ, khấ trời và châm lửa đốt đền”
-> Thái độ khẳng khái chính trực vì dân trừ hại. Thái độ chân thành mong trời chia sẻ
- Sau đó lên cơn sốt, có người đến đe doạ đòi trả lại đền -> Tử Văn bình tĩnh, không hề tỏ vẻ lo sợ
- Thổ Thần đến bày tỏ lời mừng -> việc làm của Tử Văn hợp lẻ trời
=> Cương trực thẳng thắn, sẵn sàng vì dân trừ bạo
b) Khi ở Diêm phủ :
- Không khí rùng rợn ghê sợ “ Ở đó có ... rất nhanh” ( SGK / 58 ), bị đe doạ nhưng không hề sợ hãi
- Trước mặt Diêm Vương dám vạch mặt chỉ tên kẻ xấu
 => Không hề khiếp sợ trước cường quyền, dũng cảm đấu tranh vì lẻ phải
c) Được ban chức :
- Được ban thưởng vì Tử Văn có công “Từ nay ... một nửa”, được đưa về trần gian
- Được phong chức Phán sự ở đền Tản Viên
=> Công lí đã chiến thắng, chính nghĩa thắng gian tà
=> Ngô Tử Văn đại diện cho người tri thức nước Việt với những phẩm chất cao đẹp
2 . Nhân vật Bách hộ họ Thôi :
- Khi sống là tương giặc ( đi cướp nước ), khi chết thì thành ác thần quấy nhiễu nhân dân ( đi cướp đền )
- Là kẻ mưu mô lừa dối : mạo danh cư sĩ, vu vạ cho Tử Văn ở Diêm phủ )
- Cuối cùng bị trừng trị thích đáng
 + “Liền sai ... cửa U”
 + “Còn ngôi mộ ... như cám vậy”
=> Cái ác, cái xấu nhất định bị tiêu diệt
3 . Ý nghĩa phê phán của truyện :
- Phơi báy hiện thực xã hội lúc bấy giờ : một xã hội đảo lộn trắng đen, chế độ phong kiến suy thoái, bọn cường quyền cấu kết nhau làm hại dân lành
- Lên án giặc ngoại xâm
- Ca ngợi những kẻ sĩ không sợ cường quyến sẵn sàng vì dân trừ hại
- Thể hiện mơ ước của nhân dân về một xã hội công bằng. Thể hiện quan niệm “chính nhgĩa thắng gian tà”
4 . Nghệ thuật :
- Tình huống giàu kịch tính, nhiếu chi tiết lôi cuốn hấp dẫn
- Diễn đạt khéo léo, cách kể và tả sinh động
III . Chủ đề :
Ca ngợi tính cương trực khẳng khái của kẻ sĩ, lên án giặc ngoại xâm, tố cáo xã hội
IV . Ghi nhớ : ( SGK )
Củng cố dặn dò :
Nhân vật NTV để lại cho em những suy nghĩ gì
Vai trò của những yếu tố thần kì trong truyện
Chuẩn bị bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docT70-71CHUYEN CHUC PHAN SU DEN TAN VIEN.doc