Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 86 Đọc văn: Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)

 Đọc văn :

NỖI THƯƠNG MÌNH

( Trích Truyện Kiều )

NGUYỄN DU

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

- Hiểu được hoàn cảnh của Kiều – một cô gái tài sắc nhưng lại rơi vào một hoàn cảnh éo le, bất hạnh, không lối thoát. Từ đó thấy được chụ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả.

- Hiểu được rằng kiếu có ý thức cao về nhân phẩm, thấy được nỗi niềm thương thân tủi phận của nhân vật và sự ý thức về cá nhân của con người trung đại.

- Nắm được nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm.

B. Phương tiện dạy học :

- SGK, SGV, Thiết kế bài giảng

- Tác phẩm TK - ND

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 86 Đọc văn: Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần:11
Tiết 86
 Đọc văn :
NỖI THƯƠNG MÌNH
( Trích Truyện Kiều )
NGUYỄN DU
Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
Hiểu được hoàn cảnh của Kiều – một cô gái tài sắc nhưng lại rơi vào một hoàn cảnh éo le, bất hạnh, không lối thoát. Từ đó thấy được chụ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả.
Hiểu được rằng kiếu có ý thức cao về nhân phẩm, thấy được nỗi niềm thương thân tủi phận của nhân vật và sự ý thức về cá nhân của con người trung đại.
Nắm được nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm.
Phương tiện dạy học :
SGK, SGV, Thiết kế bài giảng
Tác phẩm TK - ND
Phương pháp dạy học :
Đối thoại, thảo luận
Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích
Tiến trình bài giảng :
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đoạn trích Trao Duyên
Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1 :
Cho HS đọc tiểu dẫn, xác định vị trí đoạn trích
 Tìm bố cục.
HĐ 2 :
- Cho HS thảo luận lần lượt các vấn đề theo bố cục
- GV chốt lại. Giảng thêm để HS hiểu rõ
 Phân tích tâm trạng của Kiều ?
 Nhận xét NT ?
 Thái độ của Kiều ?
 Tại sao nàng lại có tâm trạng đó ?
 Nhận xét phẩm chất của Kiều ?
HĐ 3 :
Nêu chủ đề ?
 Đọc tiểu dẫn SGK
Đọc diển cảm đoạn trích
 Xác định bố cục
 HS thảo luận nhóm
 Trình bày ý kiến của mình
 HS trả lời
 Trả lời
 Trả lời
 Trả lời câu hỏi
 Nêu chủ đề
I Giới thiệu chung :
1 . Xuất xứ :
- Trích từ câu 1229 đến câu 1248
- Sau khi mắc lừa Sở Khanh, Kiều buộc phải tiếp khách làng chơi. Đoạn trích diễn tả nỗi khổ đau nhục nhã của Kiều khi sống ở lầu xanh.
2 . Bố cục : 2 phần
- 10 câu đầu : Cảnh sống ở lầu xanh và tâm trạng của Kiều
- Đoạn còn lại : Thái độ của Kiều
II Đọc - hiểu văn bản :
1 . Cảnh sống ở lầu xanh và tâm trạng đau đớn tủi nhục của Kiều :
* Cảnh sống ở lầu xanh :
- “ Biết bao, dập dìu ”
 “ Cuộc say đầy tháng ”
 “ Trận cười thâu đêm”
-> Cảnh sống xô bồ, trác táng diển ra thường xuyên, kéo dài
- “ Lá gió cành chim ”
 “ Bướm lả ong lơi ”
-> Hình ảnh ước lệ tượng trưng, dùng thành ngữ một cách sáng tạo : thân phận người con gái bị vùi dập, thân xác bị đoạ đày, bị dày vò.
- “ Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh ”
->Dùng điển tích : Cuộc sống hành lạc, đưa đón khách ở lầu xanh.
=> Phê phán hiện thực, phơi bày cuộc sống ăn chơi xa đoạ ở lầu xanh, bày tỏ sự cảm thông đối với số phận nhân vật.
* Tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Kiều :
- “ Khi ... tàn canh” : Thời khắc hiếm hoi để kiều nhìn lại bàn thân mình, nàng bỗng “giật mình” khi nhìn thấy hiện thực.
- “Giật mình ... xót xa” 
-> Điệp từ “mình” nhấn mạnh sự cô đơn xót xa, cho số phận, nỗi đau chỉ có mình biết, chẳng ai thương và chia sẽ với mình, chỉ có mình thương chính mình mà thôi.
- “ Khi sao ...” >< “ Giờ sao ...”
-> Quá khứ và hiện tại đối lập nhau hoàn toàn.
- “ Mặt sao ... thân sao ...”
-> Điệp từ “sao”, dùng thành ngữ nhấn mạnh sự đay nghiến,thảng thốt, chẳng hiểu vì sao mình lại ra nông nỗi, thực tại quá ê chề nhục nhã, đau đớn về thể xác lẫn linh hồn.
=> Khi sống ở lầu xanh Kiếu thấy ê chề nhục nhã, tự xót xa cho thân phận của mình.
2 . Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của Kiều :
- “ Mặc người ...” >< “Những mình...”
-> Sự lạc lõng, bản thân chẳng tìm được niềm vui.
- “ Đòi phen...”, “Đòi phen ...”
->NT ước lệ tượng trưng : cảnh đep, phù hợp với một con người tài hoa như Kiếu nhưng sao thờ ơ quá, lạnh nhạt quá, nàng chẳng thiết tha gì với những thú vui bên cạnh mình.
- “Cảnh nào ... bao giờ” 
->Cảnh vật và tâm trạng con người có nét tương đồng nhau.
- “ Vui là ... với ai”
-> Nếu có vui chỉ là vui gượng mà thôi.
=> Sự ý thức về nhân phẩm, về cuộc sống nhục nhã của thực tại, khát vọng sống trong trắng, không hoà nhập được với cuộc sống ở lầu xanh Đây chính là phẩm chất cao quý của Kiều.
3 . Chủ đề :
Với nghệ thuật phân tích tâm lì tài tình, ND đã miêu tả thành công tâm trạng xót xa tủi nhục, và ý thức giữ gìn nhân phẩm của Kiều giữa cảnh sống tối tăm.
Củng cố - dặn dò :
Học thuộc lòng đoạn trích
Viết một đoạn văn từ 10 -15 câu miêu tả lại tâm trạng của Kiếu khi sống ở lầu xanh.
Chuẩn bị bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docT86-NOI THUONG MINH.doc