Giáo án Ngữ văn 10 tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (truyền thuyết)

Tiết :11 - 12

Bài dạy: Đọc văn TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ

(Truyền thuyết)

I.MỤC TIÊU

- Kiến thức :Giúp HS nắm được đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết, nắm được nội dung của truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu, qua đó thấy được công lao đóng góp và sai lầm của An Dương Vương trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

HS nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyền thuyết thông qua sự kết hợp giữa hai yếu tố lịch sử và thần kỳ. Bài học lịch sử được rút ra từ truyền thuyết này.

- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện, tóm tắt truyện và phân tích nhân vật truyền thuyết.

- Thái độ: Từ bài học giữ nước ngụ trong tác phẩm. Rút ra bài học cho bản thân.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.

- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 11, 12: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÂU – TRỌNG THUỶ
(Truyền thuyết)
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức :Giúp HS nắm được đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết, nắm được nội dung của truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu, qua đó thấy được công lao đóng góp và sai lầm của An Dương Vương trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 
HS nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyền thuyết thông qua sự kết hợp giữa hai yếu tố lịch sử và thần kỳ. Bài học lịch sử được rút ra từ truyền thuyết này.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện, tóm tắt truyện và phân tích nhân vật truyền thuyết.
- Thái độ: Từ bài học giữ nước ngụ trong tác phẩm. Rút ra bài học cho bản thân.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn, phân tích hình tượng nhân vật Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây? Nghệ thuật miêu tả nhân vật?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát
GV: Gọi HS đọc phẩn tiểu dẫn SGK.
GV: Truyền thuyết là gì có những đặc trưng cơ bản nào?
GV:Em hãy nêu các vấn đề có liên quan đến văn bản và xác định các sự kiện chính trong truyền thuyết này?
HS: dựa vào tiểu dẫn SGK trả lời.
HS: dựa vào SGK tóm tắt lại truyện.
I. Giới thiệu chung.
1. Truyền thuyết:
- Khái niệm: Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian, kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử, qua đó thể hiện nhận thức, quan điểm tình cảm của nhân dân đối với đất nước hoặc dân tộc.
- Đặc trưng: 
+ Hoà quyện yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng.
+ Không chú trọng đến tính chân thực, khách quan, chính xác của lịch sử mà chỉ chú ý xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo.
+ Lưu truyền trong đời sống cộng đồng. 
2. Văn bản:
 Bản kể đầu tiên được tìm thấy trong tập Lĩnh Nam chích quái ra đời cuối TK XV.
-Đây là hai truyền thuyết kết nối nhau. Nhân vật chính xuyên suốt hai truyện là An Dương Vương với hai chủ đề lịch sử: Bài học giữ nước thành công và thất bại của nước ta thời Âu Lạc và chủ đề thứ hai là nguyên nhân mất nước có liên quan đến mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.
70
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết.
GV: gọi HS đọc văn bản SGK.
GV: An Dương Vương là người như thế nào? Có đóng góp gì cho nước Âu Lạc?
GV: Công cuộc xây thành chế nỏ có dễ dàng không?
GV: Những chi tiết trên cho thấy An Dương Vương là người như thế nào?
GV: Vì sao An Dương Vương nhanh chóng thất bại thê thảm khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược lần thứ hai? Sai lầm lớn nhất của nhà vua là gì?
GV: Trước sự thành bại của An Dương Vương, nhân dân có thái độ như thế nào đối với nhân vật này?
GV: Nhận xét về con người hành động, trách nhiệm của Mỵ Châu đối với nước Âu Lạc. Sai lầm của nàng là gì?
GV: Những lời nói cuối cùng của Mỵ Châu trước khi chết và hình ảnh Ngọc Thạch, Ngọc Minh Châu có ý nghĩa gì?
GV: định hướng khái quát lại vấn đề và dẫn chứng câu thơ của Tố Hữu (Tâm sự)
GV: Thái độ của nhân dân đối với Mỵ Châu?
GV: định hướng chi tiết hóa thân của Mỵ Châu  đó chính là tình cảm của nhân dân đối với nhân vật.
GV: Nhận xét của em về nhân vật Trọng Thủy.
GV: Cái chết của Trọng Thuỷ nói lên điều gì?
GV: Nhân dân có thái độ như thế nào đối với nhân vật này?
GV: Nghệ thuật đặc sắc của truyện? Truyện đã sử dụng chi tiết thần kỳ nào, nhằm mục đích gì? Chi tiết nào có thật trong lịch sử?
HS: đọc văn bản SGK.
HS: làm việc cá nhân, trình bày ý kiến của mình.
HS: thảo luận, trả lời.
HS: thảo luận, suy nghĩ trả lời.
HS: lần lượt thảo luận, suy ngẫm, phân tích, nêu ý kiến của mình.
HS: suy nghĩ, thảo luận trả lời.
HS: bàn luận tự do, phát biểu và bảo vệ ý kiến của mình.
HS: tiếp tục làm việc theo nhóm, cử đại diện trả lời.
HS: suy nghĩ trả lời.
HS: trao đổi, thảo luận chứng minh ý kiến của mình.
HS: suy nghĩ trả lời.
HS: suy nghĩ thảo luận đưa ra ý kiến.
HS: dựa vào kiến thức đã học từ đó rút ra bài học lịch sử.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Nhân vật An Dương Vương.
* Xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà: 
- An Dương Vương quyết tâm xây thành, dù nhiều lần thất bại vẫn không nản lòng. Vua lập đàn trai giới cầu khẩn thần linh và được Rùa Vàng giúp đỡ. Từ đó, có được thành trì nổi tiếng kiên cố, vững chắc.
- Thành xây xong: An Dương Vương lại muốn có vũ khí để phòng giặc ngoại xâm. Rùa Vàng cho vua chiếc vuốt Rùa để làm lẫy nỏ thần, đánh thắng được mọi kẻ thù xâm lược.
Þ Nhận xét: An Dương Vương là một vị vua có tấm lòng chăm lo việc nước, có trách nhiệm cao đối với vận mệnh của quốc gia, có công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
* Nguyên nhân mất nước:
- Sau thành công và thắng lợi ban đầu. An Dương Vương có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với kẻ thù, không nhận ra dã tâm, nham hiểm, quỷ quyệt của Triệu Đà nên đã sai lầm nghiêm trọng dẫn đến thua trận, nước mất nhà tan vô cùng thê thảm. Biểu hiện:
+ Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà.
+ Nhận lời cầu hôn của Mỵ Châu cho Trọng Thủy.
+ Chấp nhận lời đề nghị của Triệu Đà cho Trọng Thủy sang Âu Lạc ở rể ngay trong thành Cổ Loa. 
- Sai lầm dẫn đến mất nước của nhà vua: không hề nghi ngờ kẻ địch, không hề có kế sách đề phòng, khi giặc đến lại chủ quan. Rõ ràng nhà vua là người thiếu cảnh giác, chưa hề biết đến mưu sách gián điệp.
* Thái độ của nhân dân.
 Vừa ca ngợi vừa phê phán. Ca ngợi vì công lao của nhà vua trong việc xây thành, có công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, phê phán vì chủ quan, lơ là, mất cảnh giác để mất nước.
b. Hình tượng nhân vật Mỵ Châu.
- Mị Châu là một công chúa cực kỳ ngây thơ, không một chút ý thức về trách nhiệm công dân, ý thức về chính trị. (Tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng, khiến bảo vật bị đánh tráo mà hòan toàn không biết; lại chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đường cho Trọng Thủy lần theo)
- Mỵ Châu: Lỗi thật nặng: Đáng bị trừng trị nghiêm khắc (kết tội là giặc, trả giá bằng cái chết, tình yêu tan vỡ). Nhưng Mỵ Châu cũng thật đáng thương, đáng được cảm thông: sai lầm, tội lỗi xuất phát từ sự ngây thơ, nhẹ dạ, cả tin. Nàng chỉ hành động theo tình cảm mà chẳng hề đắn đo suy xét.
* Thái độ của nhân dân.
 Vừa thông cảm vừa trách cứ, thương cảm vì nàng ngây thơ, trong sáng, trách cứ vì nàng quá nhẹ dạ, cả tin, trực tiếp để rơi vũ khí vào tay giặc.
c. Nhân vật Trọng Thuỷ:
- Trọng Thuỷ là một nhân vật có mâu thuẫn. Với nước Âu Lạc, Trọng Thuỷ là tên gián điệp lợi hại, là kẻ lợi dụng tình yêu để đánh cắp bí mật quốc gia, đã phản bội tình yêu trong sáng và chung thuỷ của Mỵ Châu. Song, Trọng Thuỷ vẫn là kẻ có tình nên đã thương tiếc vợ mà tự tử.
- Cái chết của Trọng Thuỷ cho thấy sự bế tắc, ân hận, muộn màng của y. Đó là bi kịch của một nạn nhân trong âm mưu chính trị của cuộc chiến tranh xâm lược. Triệu Đà thắng lợi nhưng mất con trai, Trọng Thuỷ thành công nhưng trở thành kẻ lừa dối đê hèn.
* Thái độ của nhân dân:
 Vừa oán hận, vừa xót thương. Oán hận vì Trọng Thuỷ là kẻ gián điệp đã lợi dụng tình yêu để đánh cắp nỏ thần. Xót thương vì Trọng Thuỷ cũng là con người, có tình cảm, có tình yêu.
3. Đặc sắc nghệ thuật của truyện truyền thuyết.
 Sử dụng đan xen các chi tiết thực và chi tiết kỳ ảo để khắc hoạ tính cách của nhân vật.
* Yếu tố lịch sử: 
 An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà, sau mắc mưu Triệu Đà, nhận Trọng Thuỷ làm rể, chủ quan không phòng bị nên thua trận, giết con và tự sát.
* Yếu tố thần kỳ:
 Sứ Thanh Giang giúp nhà vua xây thành, móng rùa, lẫy nỏ thần, Thần Kim Quy hiện lên thét lớn lay tỉnh nhà vua, sự hoá thân của Mỵ Châu
 Nhằm giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc, nhân dân muốn khẳng định rằng: Âu Lạc bị mất không phải vì kém cõi tài năng mà vì kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ, đê tiện lừa bịp. Sự thần kỳ hoá vẫn nhằm tôn vinh An Dương Vương, vị vua anh hùng.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần ghi nhớ để tổng kết.
GV: Bài học lịch sử được rút ra từ truyền thuyết này?
HS: Đọc kĩ Ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết:
- Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ là một câu chuyện đặc sắc trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam với chủ đề dựng nước và giữ nước.
- Bài học lịch sử rút ra từ truyền thuyết: phải luôn đề cao cảnh giác, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia, không nhẹ dạ, cả tin trước bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào của địch, phải có cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Củng cố, dặn dị ( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật truyền thuyết, nắm được đặc điểm của thể loại truyền thuyết.
- Bài tập về nhà :Soạn bài tiếp theo:Lập dàn ý bài văn tự sự.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • doctiet 11,12.doc