Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười dân gian)

Tiết : 25 TAM ĐẠI CON GÀ

Bài: Đọc văn NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

 (Truyện cười dân gian)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giuùp HS thaáy ñöôïc maâu thuaãn traùi töï nhieân ở nhân vaät thaày ñoà. Thaùi ñoä cuûa nhaân daân tröôùc taät xaáu cuûa con ngöôøi ñoàng thôøi pheâ phaùn taàng lôùp treân cuûa xaõ hoäi.

- Kyõ naêng: Ñoïc dieãn caûm, caûm nhaän vaø phaân tích nhaân vaät, tình huoáng truyeän cöôøi.

-Thái độ: HS caàn tu ñöôõng tính ham hoïc, trung thöïc trong hoïc taäp vaø cuoäc soáng.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.

- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Chủ đề mâu thuẫn gia đình và mâu thuẫn xã hội được thể hiện như thế nào trong truyện cổ tích Tấm Cám? Mâu thuẫn nào là chủ yếu?

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày (truyện cười dân gian), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 8/10/09
Tiết : 25 	TAM ĐẠI CON GÀ
Bài: Đọc văn	NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
	 (Truyện cười dân gian)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giuùp HS thaáy ñöôïc maâu thuaãn traùi töï nhieân ở nhân vaät thaày ñoà. Thaùi ñoä cuûa nhaân daân tröôùc taät xaáu cuûa con ngöôøi ñoàng thôøi pheâ phaùn taàng lôùp treân cuûa xaõ hoäi. 
- Kyõ naêng: Ñoïc dieãn caûm, caûm nhaän vaø phaân tích nhaân vaät, tình huoáng truyeän cöôøi.
-Thái độ: HS caàn tu ñöôõng tính ham hoïc, trung thöïc trong hoïc taäp vaø cuoäc soáng.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Chủ đề mâu thuẫn gia đình và mâu thuẫn xã hội được thể hiện như thế nào trong truyện cổ tích Tấm Cám? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát.
GV: Yêu cầu HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt vài nét về đặc điểm và thể loại truyện cười.
HS: Đọc SGK, rút ra nhận xét khái quát về đặc điểm và thể loại của truyện cười.
I. Đọc – hiểu khái quát.
- Đặc điểm: Tạo và giải quyết mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười; kết cấu ngắn gọn, kết thúc đột ngột.
- Thể loại: Có hai loại.
 + Truyện khôi hài: Mục đích giải trí.
 + Truyện trào phúng: Mục đích phê phán.
“Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện trào phúng, phê phán.
30
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết.
GV: Gọi HS đọc văn bản.
GV: Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là chính, các nhân vật khác đóng vai trò gì?
GV: Tình huống đầu tiên mà thầy đồ phải giải quyết là gì? Cách giải quyết ra sao? Qua chi tiết thổ công đồng tình với thầy đồ, tác giả dân gian còn nhằm dụng ý gì?
GV: Tình huống thứ hai đến với thầy đồ như thế nào?
GV: Có ý kiến cho rằng, thầy đồ dốt thì quá dốt, quá mê tín rồi nhưng bù lại thầy cũng khá thông minh, nhanh trí khi biện bạch với ông chủ? Ý kiến của em?
GV: Cách giải thích có gì phi lí, tức cười?
GV:Thông qua câu chuyện của thầy đồ, tác giả dân gian phê phán điều gì?
GV: Gọi học sinh đọc tiếp văn bản “Nhưng nó phải bằng hai mày” .
GV: Tình huống truyện là gì?
GV: Chi tiết Ngô và Cải lót tiền trước cho thầy lí thể hiện dụng ý gì của tác giả dân gian khi xây dựng truyện cười này?
GV: Thầy lí đã xử kiện như thế nào? Lời kết án đã gây phản ứng gì tới Cải? Phân tích mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải qua cử chỉ, hành động và lời nói của từng người.
GV: Ở đây có sự kết hợp của hai thứ ngôn ngữ: Ngôn ngữ công khai và ngôn ngữ mật – ngón tay của Cải trở thành kí hiệu của tiền tệ. Hai bàn tay úp vào nhau của quan là kí hiệu cho lượng tiền đút lót của Ngô và Cải.
GV: Giá trị tố cáo của truyện?
GV: Em hãy nhận xét lời kết tội của lí trưởng ở cuối truyện?
GV: Hãy đánh giá chung về Ngô và Cải?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
HS: Đọc văn bản truyện.
HS: Thảo luận trả lời: Có các nhân vật: Thầy đồ, thổ công, học trò, ông chủ, nhân vật chính là thầy đồ, các nhân vật khác đóng vai trò phụ trong quan hệ với thầy đồ.
HS: Thảo luận trả lời.
HS: Thảo luận phát biểu ý kiến của bản thân.
HS: Thảo luận phát biểu: Tiếng cười bật ra vì sự liều lĩnh, dốt nát lại sĩ diện giấu dốt của thầy.
HS: Thảo luận, phát biểu.
HS: Thảo luận, trả lời: Tình huống truyện xuất phát từ mâu thuẫn trong truyện.
HS: Thảo luận trả lời.
HS: Suy nghĩ, phát biểu.
HS: Thảo luận trả lời: Truyện tố cáo thói tham lam của quan lại.
II. Đọc – hiểu chi tiết.
1) “ Tam đại con gà”.
a) Mâu thuân trái tự nhiên ở nhân vật thầy đồ.
- Đó là mâu thuẫn giữa dốt >< khoe giỏi.
+ Dốt đến mức một chữ tối thiểu trong sách cũng không biết.
+ Dốt nhưng tự cho là giỏi.
+ Khi biết mình dốt thì tìm cách chống chế (giấu dốt).
- Mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là dốt >< giấu dốt, càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng bị lộ tẩy. Mâu thuẫn này được đặt vào các tình huống:
+ Tình huống 1: Gặp chữ “kê” thầy không biết là chữ gì, học trò lại hỏi gấp. Thầy đã giải quyết bằng cách nói liều, nói bừa, sau đó khấn thổ công cho chắc chắn. Điều này nói lên rằng thầy đồ đã dốt lại còn mê tín.
+ Tình huống thứ 2: Bố học trò hỏi thầy. Thầy đã giải quyết bằng cách chống chế, giải thích bằng cái lí sự cùn của mình.
b) Ý nghĩa phê phán của truyện.
 Truyeän pheâ phaùn thoùi giaáu doát, moät taät xaáu coù thật trong một boä phaän nhaân daân ngaøy xöa, truyeän coøn ngaàm yù khuyeân raên moïi ngöôøi, nhaát laø nhöõng ngöôøi ñi hoïc chôù neân giaáu doát maø haõy maïnh daïn hoïc hoûi khoâng ngöøng.
2) “ Nhưng nó phải bằng hai mày”.
a)Tình huống truyện.
 Xuất phát từ mâu thuẫn đầy kịch tính:
- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí.
* Trước khi xử kiện.
- Mâu thuẫn đã bắt đầu dồn nén, tăng cường khi thầy lí nhận tiền của cả hai người.
- Người nghe phải bắt đầu suy đoán, xem xét thầy lí giỏi xử kiện sẽ phân xử ra sao.
* Khi xử kiện.
- Thầy không điều tra, không phân tích mà vội kết án ngay.
- Cải ngạc nhiên vội tìm cách kêu xin quan xét lại.
- Ngô im lặng vì đã được xử thắng kiện.
 * Mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải qua cử chỉ, hành động và lời nói:
- Quan hệ xã hội pháp luật.
+ Lí trưởng – người xử kiện đại diện thực thi pháp luật nổi tiếng xử kiện giỏi.
+ Cải – dân lao động nghèo từng lo lót quan để mong được xử thắng kiện.
- Hành động, cử chỉ:
+ Cải : Vội xòe năm ngón tay, ngẩn mặt nhìn thầy lí (bị động).
+ Lí trưởng: Cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải (chủ động).
- Lời nói: Ở đây có hai thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ công khai và ngôn ngữ mật chỉ người trong cuộc mới hiểu được.
b) Giá trị tố cáo của truyện.
 Hóa ra lẽ phải không phải xuất phát từ luật pháp, từ công lí mà từ tiền, từ hối lộ. Lẽ phải đối với lí trưởng được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải, tiền nhiều, lẽ phải nhiều; tiền ít, lẽ phải ít.
c) Nghệ thuật gây cười.
 Sử dụng lối chơi chữ độc đáo: “phải và phải bằng hai”. “Phải” là từ chỉ tính chất nhưng lại được dùng kết hợp với từ chỉ số lượng tạo ra nhận thức về sự bất hợp lí trong tư duy người nghe. Tuy nhiên điều này lại có vẻ rất hợp lí khi ta liên tưởng đến năm đồng và mười đồng tiền đút lót của Ngô và Cải.
d) Đánh giá về nhân vật Ngô và Cải.
 Ngô và Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của chính mình. Hành vi tiêu cực của họ làm họ trở nên thảm hại. Họ vừa đáng thương, vừa đáng trách.
III. Tổng kết chung.
 ( Học sinh đọc hai ghi nhớ SGK)
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được mâu thuẫn gây cười trong truyện cùng thái độ phê phán của nhân dân về thói hư, tật xấu trong xã hội.
- Bài tập về nhà: Đọc và soạn trước bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.

File đính kèm:

  • doctiết 25.doc
Bài giảng liên quan