Giáo án Ngữ văn 10 tiết 28: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Tiết : 28.

Bài dạy: Tiếng Việt ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giúp HS phân biệt và nắm được đặc trưng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đạt hiệu quả.

- Thái độ: Có ý thức bồi dưỡng và rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.

- Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút):Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 28: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 25/10/08
Tiết : 28. 
Bài dạy: Tiếng Việt 	ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƠN NGỮ NĨI VÀ NGƠN NGỮ VIẾT 
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp HS phân biệt và nắm được đặc trưng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đạt hiệu quả.
- Thái độ: Có ý thức bồi dưỡng và rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ (4 phút):Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
30
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân biệt đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào SGK phân biệt theo bảng.
GV: Gợi ý một số câu hỏi:
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết dùng phương tiện gì?
- Điều kiện để giao tiếp được bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
- Về từ ngữ và câu, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có gì khác nhau?
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ cụ thể để minh họa.
 GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk trang 88.
HS: Đọc phần I, II SGK, thảo luận và trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời lần lượt theo bảng.
HS: Lần lượt lấy ví dụ để minh họa.
HS: Đọc kĩ ghi nhớ SGK.
I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
- Phương tiện:
Ÿ Lời nói: âm thanh ngôn ngữ.
Ÿ Nhận biết: thính giác.
Ÿ Phương tiện hỗ trợ: điệu bộ, cử chỉ. 
- Phương tiện:
Ÿ Chữ viết: ký hiệu ngôn ngữ.
Ÿ Nhận biết: thị giác.
Ÿ Phương tiện hỗ trợ: dấu câu, hình ảnh minh hoạ.
- Điều kiện giao tiếp: 
Ÿ Cùng có mặt trong một không gian.
Ÿ Luân phiên đổi vai.
- Điều kiện giao tiếp:
Ÿ Cả hai cùng biết chữ.
Ÿ Có trình độ chuyên môn, biết cách tổ chức văn bản.
- Từ ngữ:
 Đa dạng, mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ 
Vd: Mày tao
Đớp, lủi
Đông ơi là đông.
- Từ ngữ:
 Lựa chọn chính xác, không dùng từ mang tính khẩu ngữ , địa phương
Vd: Anh tôi
Ăn, trốn 
Rất đông.
- Câu: 
Ÿ Câu tỉnh lược (còn 1 từ)
Vd: - Giáo tuốt.
- Ngon không?
Ÿ Câu rườm rà: nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp,
- Câu:
Ÿ Câu đầy đủ thành phần.
Vd: - Bố mẹ em đều là giáo viên.
- Em thấy có ngon không?
Ÿ Câu dài, chặt chẽ, mạch lạc.
 * Ghi nhớ sgk trang 88.
10
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Yêu cầu học sinh đọc các bài tập trong phần luyện tập.
HS: Đọc các bài tập trong SGK và làm theo gợi ý của giáo viên.
II. Luyện tập:
Bài 1. - Dùng thuật ngữ: từ vựng, cú pháp.
- Tách dòng phân biệt các vấn đề.
- Trình bày vấn đề theo thứ tự.
- Tách câu: dấu phẩy, chấm, ba chấm
Bài 2. Khẩu ngữ: mấy, nói khoác, sợ gì
Hô gọi: Này, nhà tôi ơi, đằng ấy ơi
Bài 3. a) Bỏ “thì đã”, “hết ý”
 Thêm “rất” sau mùa thu.
b) “khai vống lên” 
Sửa lại: Khai quá mức thực tế.
 Khai khống một cách phi lý. 
“ vô tội vạ”
Sửa lại: Một cách tuỳ tiện.
 Không thể chấp nhận được. 
c) Diễn đạt lại:
 Chúng tận diệt không thương tiếc các loài sống ở đưới nuớc và sống gần nước như: cá, rùa, ba ba, ếch, nhái, cua, ốc và ngay cả các loài quen kiếm ăn trên sông như: Cò, vạc, vịt , ngỗng Chúng cũng chẳng buông tha!
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được đặc điểm phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Đặc trưng cơ bản của hai loại ngôn ngữ nêu trên.
 - Bài tập về nhà: Học bài cũ, soạn bài đọc văn: Ca dao hài hước.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiết 28.doc