Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 126: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Tiết 126

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ

I. Mục tiêu bài học: Qua bài học giúp học sinh:

 1. Kiến thức: thấy được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với c.sống hiện nay. Bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên và môi trường. Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

 2. Kĩ năng: Bước đầu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.

 3. Thái độ: giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên, hành động bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

 1. GV:

 a. PP: Giảng, phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm, bình.

 b. ĐDDH: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

 2. HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

 

doc12 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 126: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i trg mà có thể chính người da trắng cũng chưa ý thức hết mà với tình yêu sâu nặng và lòng gắn bó máu thịt với đất đai xứ sở, ông đã chỉ ra hậu quả cuộc hành động đó “ con người sẽ là gì nếu c.s thiếu những con thú”. Và ngay sau đó kết luận “ bởi điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra với con người”. Cách lập luận chặt chẽ và đầy cảm xúc đã khiến người nghe nhận thấy tính cảnh tỉnh mạnh mẽ của luận điểm này.
( Gv bình: các con thân mến, phần vừa tìm hiểu trên cho các con những cảm nhận gì về thiên nhiên? Tiếng vỗ cánh của những con côn trùng cùng tiếng lá cây lay động vào mùa xuân có đánh thức những kí ức tuổi thơ yêu dấu, những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ thấm đẫm phấn thông có khiến cho các con nhớ tới một khoảng trời tươi đẹp của riêng mình?....Thiên nhiên đã được thủ lĩnh Xi-at-tơn đón nhận bằng cả tâm hồn rồi thể hiện bằng cả trái tim và để từ trái tim của người viết những hình ảnh như trong mơ của thiên nhiên đã chạm tơi niềm rung cảm của người đọc. Vẻ đẹp tinh tế, thiêng liêng mà cũng rất đỗi gần gũi của thiên nhiên kết hợp với kiểu điệp của từ , câu, ý đã tạo nên giọng điệu lúc thiết tha với cấu trúc câu khẳng định ,khi lại đầy da diết- khắc khoải trong những câu hỏi tu từ, có lúc lại trĩu nặng suy tư và đầy đau xót trước những hiện tượng thiên nhiên bị tàn phá. )
? Từ sự khác biệt trong lối sống và cách đối xử với môi trường thiên nhiên của hai chủng tộc, thủ lĩnh da đỏ đã lo âu những gì?
? Lo âu đó xuất phát từ đâu?
Vận dụng: ? Ngày nay những lo âu của thủ lĩnh Xi-at-tơn có còn không các con? Các con hãy lấy ví dụ cụ thể cho cô ?
→( khai thác kiệt quệ tài nguyên, giết hại thú rừng, vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường)
→ ( các nước tư bản giờ đã ý thức hơn về vấn đề môi trường: môi trường sống, không khí của họ trong sạch)
( Vậy người da đỏ đã làm gì để bảo vệ đất đai và giữ gìn thiên nhiên của mình. Cô và các con sẽ cùng tìm hiểu ở phần 3 của văn bản nhé) 
Gv cho hs đọc
( Đoạn văn được chia rất rõ với 6 câu thành 2 phần,3 câu đầu nêu ra kiến nghị một cách trực tiếp, 3 câu sau nêu ra những cảnh báo có tính khẳng định)
? Theo dõi đoạn văn trên bảng, các con nhận thấy trong 3 câu đầu tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? Kiểu câu đó có tác dụng như thế nào?
(Các con chú ý vào những hình ảnh: nắm tro tàn, mạng sống, Đất là Mẹ ) 
? Con thích hình ảnh nào nhất?Tại sao con thích? 
( Gv bình:. Đất hẳn nhiên không phải là người Mẹ sinh ra con người nhưng Đất Mẹ chính là chiếc nôi nuôi dưỡng con người, nơi ta sinh sống, lớn lên, trưởng thành rồi mất đi cũng là trở về với Đất Mẹ. Quan niệm này xa xôi mà cũng gần gũi biết bao trong văn hóa của nhân loại. Nàng Xi-ta xinh đẹp trong sử thi huyền thoại Ramayana của Ấn Độ chẳng phải sinh ra từ đất Mẹ đó sao? Tục ngữ của ta cũng từng có câu 
“ Người ta là hoa đất”. Sự tiếp nối của quan niệm đó trong văn bản này của Xi-at-tơn vì thế có tính truyền thống những cũng đồng thời hết sức hiện đại. Bởi không chỉ dừng lại ở đó, quan niệm này còn chỉ một mối quan hệ ngôi thứ mà ở đó con người ở ngôi thấp hơn phải kính trọng, sống hòa hợp với Đất mẹ. Và cũng chính ở quan hệ này, thủ lĩnh Xi-at-tơn đã chỉ ra sự gắn bó mang tính hệ quả: mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc. Vậy những gì con người làm cho đất cũng chính là cho mình. Luận điểm ấy đến cuối văn bản được khẳng định làm tăng thêm tính khẩn thiết của yêu cầu và giúp cho văn bản lập luận thêm chặt chẽ.)
? vậy theo các con, qua đây thủ lính Xi-at-tơn muốn nói tới điều gì?
(Trong 3 câu tiếp với cách lập luận chặt chẽ, tác giả đã chỉ rõ hậu quả của việc nếu không thực hiện theo kiến nghị trên với việc chỉ ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, Đất Mẹ. Vậy
? Mối quan hệ giưa con người và thiên nhiên được Xi-at-tơn chỉ ra bằng những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó cho thấy điều gì?
? Thông điệp gì được tác giả chỉ ra ở đây?
? Kiến nghị này được gửi tới cho những ai? Nó cho thấy giá trị gì của văn bản?
Vận dụng: 
Những điều cảnh báo của thủ lĩnh Xi-at-tơn đến nay đã xảy ra chưa?
( thiên nhiên đã trả lời)
Đó là những hiện tượng nào trong tự nhiên
 ( động đất, sóng thần, hạn hán, lũ lụt.)
(Gv chiếu những hình ảnh về thiên tai từ thế giới tới VN và bình theo: Tổ sống đã bị con người tàn phá một cách vô cùng thảm khốc và không ai khác cũng chính những sợi tơ mong manh đó phải gánh lấy hậu quả. Thảm họa kép động đất- sóng thần ở Nhật Bản vừa rồi với số người chết và mất tích lên tới trên chục ngàn người đã đủ cho chúng ta thấy mức độ khủng khiếp của nó. Và ngay tại Việt nam, hàng năm khúc ruột miền Trung đều phải gánh chịu thiên tai lũ lụt, thủ đô Hà Nội của chúng ta cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của những thiên tai đó. Nhứng hình ảnh trên sẽ cho các con thấy rõ điều đó. Và chính vì thế nên con người đã từng bước thay đổi nhận thức của mình.
? Con cảm nhận gì về sự trả lời của thiên nhiên như vậy?
(thiên nhiên quá khốc liệt với con người, tính cảnh tỉnh mạnh mẽ bằng hành động của thiên nhiên.)
? Con hãy kể tên những tổ chức hiện nay trên thế giới đang tham gia tích cực vào việc gìn giữ bảo vệ môi trường ?( WWF- quỹ bảo vệ đời sống hoang dã, EIA- cơ quan điều tra môi trường thế giới.)
? Những phong trào về giữ gìn bảo vệ môi trường sống mà con biết?
( Ngày nước sạch 22/3, phong trào nói không với túi nilon, giờ trái đất, ngày môi trường 5/6..)
? bản thân con đã làm gì để góp phần nhỏ bé của mình vào việc gìn giữ môi trường?
( Gv sơ kết: Nội dung thông điệp này đã được tác giả gửi trọn trong văn bản và là một trong những lí do để văn bản trở thành văn bản hay nhất về môi trường. Nhưng không chỉ thế, chính giọng điệu thống thiết, giàu cảm xúc, tình cảm chân thành và cái nhìn minh triết vượt tầm thời đại cũng đã góp phần cho sự thành công của văn bản.)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
( Một lần nữa các con hãy khái quát lại cho cô)
? Bức thông điệp mà văn bản gửi tới chúng ta là gì?
Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong văn bản đã được sự dụng là những biện pháp nghệ thuật nào?
( Gv nhấn mạnh: văn bản khép lại bức thông điệp được gửi đi, người đọc chợt thấy sừng sững ở đó bóng dáng của vị thủ lĩnh Xi-at-tơn- con người trí tuệ, tràn đầy cảm xúc và tinh thần trách nhiệm mà chỉ riêng về tình yêu với Đất Mẹ, xứ sở thôi cũng rất đáng để ta học tập)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Gv cho hs lên điều khiển về kết quả chuẩn bị về các hình ảnh thiên nhiên thu thập được theo 4 nội dung sau:
1. Quan sát những hình ảnh sau và nêu quan điểm của mình?
2. Trình bày một con số đáng chú ý về tài nguyên môi trường mà em đã tìm hiểu được?
Gv chốt lại : 
Hôm qua khi cũng các con chuẩn bị tư liệu cho bài học này, nhìn thấy các con say sưa với đề tài mình chuẩn bị, thấy sự xót xa của các con khi nhìn thấy những hình ảnh của thiên nhiên bị tàn phá, niềm vui sướng khi các con chạy quanh lớp khoe với nhau một bức ảnh về thiên nhiên tươi đẹp mà các con tìm được, không hiểu sao cô rất tin bài học của cô và các con ngày hôm nay sẽ thay đổi nhận thức và hành động với môi trường của các con. Và cô biết niềm tin của mình là hoàn toàn đúng đắn khi nhìn vào các con hôm nay. Xin trao lại niềm tin nhỏ bé đó cho các con, cô mong mầm non của nó sẽ lớn lên trong các con để không chỉ thế hệ các con mà còn nhiều thế hệ sau sẽ thay đổi cách đối xử với môi trường từ chính các con. Cảm ơn các con!
Nghe.
Trả lời cá nhân.
Hs thảo luận nhóm trong 3 phút, cử đại diện trình bày.
Trả lời cá nhân.
Trả lời cá nhân.
Trả lời cá nhân.
Trả lời cá nhân.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Mối quan hệ giữa người da đỏ với thiên nhiên, Đất Mẹ.
2. Sự khác biệt trong cách đối xử với môi trường của người da đỏ và da trắng. ( 20 phút)
Người da đỏ
Người da trắng
Đất 
Là mẹ, là máu thịt.
- Là những vật mua được, họ ngấu nghiến và để lại những bài hoang.
Không gian sống
Ưa thích những âm thanh êm ái.
Chẳng nơi nào có sự yên tĩnh, chỉ có tiếng ồn ào của những sự lăng mạ.
Không khí
Là của chung và vô cùng quý giá
Không quan tâm tới điều đó.
Muông thú
Chỉ giết để duy trì sự sống.
Bắn giết cả ngàn con để tiêu khiển.
Nhận xét.
Sống hòa hợp và trân trọng thiên nhiên
Thích chinh phục nhưng sống lạnh lùng và thực dụng trước T.N
→ NT: 
+ So sánh đối lập.
+ Nhân hóa.
+ Cách lập luận: chặt chẽ, rõ ý.
* Người da đỏ lo âu đất đai và môi trường thiên nhiên tốt đẹp của họ sẽ bị tàn phá khi rơi vào tay người da trắng.(7’)
→ Âu lo xuất phát từ tình yêu tha thiết; nỗi đau khi van vật bị tàn phá và cả ở tầm nhìn của con người trách nhiệm với Đất Mẹ, thiên nhiên.
.
3. Kiến nghị của người da đỏ. ( 15 phút)
- Kiểu câu: cầu khiến→ giọng điệu thống thiết với 3 câu liên tiếp cho thấy tính cấp bách của nội dung đề cập.
- Từ ngữ, hình ảnh: nắm tro tàn, mạng sống, Đất là mẹ→ sự quan trọng của Đất Mẹ với con người.
→Con người phải kính trọng, thấy được vai trò của thiên nhiên trong đời sống. (5’)
-Hình ảnh: con người giản đơn là một sợi tơ trong tổ sống đó
→ mối quan hệ phụ thuộc.
→sự nhỏ bé và mong manh của con người trước thiên nhiên, đất Mẹ.
- Câu cuối: khẳng định đã cho thấy rõ hậu quả con người nếu con người không thay đổi nhận thức về môi trường.
→Hành động : sống hòa hợp với thiên nhiên.(5’)
*Thông điệp :
+ Phải sống yêu thương, trân trọng và hòa hợp với thiên nhiên môi trường.
+ Hãy chăm lo, bảo vệ môi trường sống. 
- Đối tượng hướng tới: hiện tại ( đ.d là ngài tổng thống), thế hệ tương lai ( con cháu ngài) → cái nhìn vượt thời đại của thủ lĩnh da đỏ.
III. Tổng kết. (3 phút)
Nội dung.
Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.
Nghệ thuật.
Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã có sự kết hợp thành công giữa giọng văn truyền cảm với lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng.
IV. Luyện tập. ( 5’)
Trình bày kết quả chuẩn bị về các hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và bị hủy hoại bởi con người.
Hướng dẫn về nhà: 2 phút
Xem và học lại kĩ bài cũ.
Tiết sau chuẩn bị bài: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ ( tiếp)
+ Hệ thống lại những lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong các bài viết từ đầu năm.

File đính kèm:

  • doccd2.doc
  • wmvnga.vandung.wmv
  • wmvvaobaichuan.wmv