Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Võ Lao

NÓI QUÁ.

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Hiểu được thế nào là nói quá. Tác dụng của phép tu từ nói quá trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

- Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ nói quá trong viết văn tự sự và giao tiếp, kĩ năng phân tích biện pháp tu từ.

B.Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ.

- HS : Học bài, SGK, SBT.

 

doc17 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 10 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 với văn bản
1. Đọc: - To, rõ ràng, mạch lạc, chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.
2. Tìm hiểu chú thích
- Văn bản thuyết minh một vấn đề KHTN.
- Theo tài liệu của sở công nghệ môi trường Hà Nội.
* Từ khó: 7 chú thích đầu tiên 
Chú ý: chất dẻo ( nhựa) là những vật liệu tổng hợp các phân tử lớn gọi là pô - li – me có đặc tính chung là không tự phân hủy như các chất thải khác như giấy, thực vật, không thể bị các côn trùng và mầm sống phân hủy. Nếu không bị thiêu hủy( đốt) có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm.
3. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. 
 -> Nguyên nhân hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp : Thông tin về Ngày trái đất năm 2000.
- Đoạn 2: Tiếp đến “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường”
 -> Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
- Đoạn 3: Còn lại 
-> Lời kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường.
II. Phân tích văn bản
1. Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.
- Ngày 22/4 hằng năm - Ngày trái đất. 
- Có 141 nước tham dự 
- Năm 2000 Việt nam tham gia ngày Trái đất.
-> Trình bày ngắn gọn, rõ ràng bằng cách nêu các số liệu cụ thể chính xác. 
Nêu các sự kiện đó để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề mà tác giả cần đề cập trong bài viết:
“ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
=> Vấn đề này chính là chủ đề bảo vệ môi trường Trái đất mà tác giả mưốn gửi tới mọi người nhân lần đầu tiên nước ta tham gia vào ngày trái đất của thế giới.
-> Cả thế giới đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và ở Việt nam cũng là một vấn đề rất quan trọng và cấp bách.
2. Những tác hại và biện pháp hạn chế sử dụng chúng 
a. Những tác hại của việc dùng bao bì ni lông:
* Nguyên nhân cơ bản
 Đặc tính không phân hủy của Plaxtic. tính không phân hủy ấy đã gây nên hàng loạt tác hại.
* Tác hại: 
- Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.
- Làm tắc các đường dẫn nước thải, tăng khả năng ngập lụt,
- Tắc nghẽn hệ thống cống rãnh-> muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh
- Làm chết các vi sinh vật khi nuốt phải.
- Ô nhiễm thực phẩm
- Gây ngộ độc, các bệnh nguy hiểm.
-> Kết hợp liệt kê và phân tích, liệt kê tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
=> Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người: gây ra các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng con người và các thế hệ tương lai.
b. Những biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- Thay đổi thói quen sử dụng giặt phơi khô để dùng lại.
- Không sử dụng khi không cần thiết 
- Sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá.
- Nói những hiểu biết về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bạn bè
-> Liệt kê giúp mọi người nhận rõ được những việc cần phải làm để tránh tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Thuận lợi: rẻ, nhẹ, tiện lợi, đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng; Sx bao bì ni lông so với SX bao bì bằng giấy tiết kiệm được 40% năng lượng, tiết kiệm được lượng bột giấy từ gỗ.
- Lợi bất cập hại.
=> Hợp tình hợp lí và có tính khả thi
( HS tự bộc lộ)
3. Lời kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường
- Mọi người hãy cùng nhau quan tâm đến Trái Đất
- Hãy bảo vệ Trái Đất gia tăng
- Hãy cùng nhau hành động:
“Một ngày không dùng bao ni lông”
- Trình tự: 
Nêu nhiệm vụ chung của mọi người -> Nêu hành động cụ thể.
-> Câu cầu khiến làm cho lời đề nghị rõ ràng, ngắn gọn, dể hiểu.
- Dùng 3 từ “hãy” rất thích hợp cho 3 câu ứng với 3 ý đã nêu trong phần thứ nhất.
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường trái đất là nhiệm vụ to lớn thường xuyên, lâu dài .
- Việc hạn chế dùng bao bì ni lông là công việc trước mắt.
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Bố cục chặt chẽ.
Sử dụng hình thức thuyết minh với lời giải thích khoa học, rõ ràng. khách quan, xác thực, hữu ích đối với mọi người.
2. Nội dung: 
- Thấy được tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì ni lông và thấy được việc ích lợi của việc giảm bớt chất thải ni lông 
- Những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta.
* Ghi nhớ: sgk
* Luyện tập:
Bài tập 1: ( SBT trang 49)
Gợi ý: 
- Ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm không khí.
- Ô nhiễm nguồn nước.
-> Chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường.
Bài tập 2:
Gợi ý:
- Chủ đề thiết thực, liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
- Chủ đề trên là một vấn đề cụ thể, thiết thực song lại có một ý nghĩa vô cùng to lớn.
- Giáo dục một vấn đề lớn qua một việc nhỏ là một chủ trương hay, biện pháp đúng, khả thi.
4. Củng cố: 
 - Em sẽ hành động như thế nào sau khi tìm hiểu vấn đề trên?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài. Ôn tập chuẩn bị kiểm tra
 Tiết 40
Soạn: 22 / 10 / 2010 
Giảng: 28 / 10 / 2010 
Nói giảm, nói tránh.
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học
- Rèn kĩ năng phân tích tác dụng của phép tu từ nói giảm, nói tránh
- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết
B.Chuẩn bị: 
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C.Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Thế nào là nói quá? Tác dụng của phép nói quá? Đặt câu có sử dụng phép nói quá
3. Bài mới: 
Ngữ liệu
*Ngữ liệu 1: 
a. Vì vậy ... đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác...
b.Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
c.Lượng ... bố mẹ chẳng còn
? Những từ gạch chân ở các ví dụ trên có ý nghĩa gì?
? Tại sao người nói, người viết lại dùng cách diễn đạt đó?
? Tìm những cách nói khác khi nói về cái chết với mục đích giảm nhẹ, để tránh đi sự đau buồn
* Ngữ liệu 2: 
- Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ...
? Tại sao trong câu văn trên tác giả lại dùng từ “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
* Ngữ liệu 3: 
- Con dạo này lười lắm.
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
? Hãy so sánh 2 cách nói trên, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn
? ở các ví dụ trên người viết, người nói đã sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh? Thế nào là nói giảm, nói tránh. Tác dụng của biện pháp này
? Tìm các biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng trong đời sống, thơ ca?
? Ngữ liệu1 và ngữ liệu 3 nói giảm nói tránh có thể thực hiện bằng những cách nào
? So sánh hai cách nói ở ví dụ, nhận xét cách nói? 
(1) Anh còn kém lắm. 
(2) Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
? Cách nói nào nên sử dụng? Vì sao?
(1) Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
(2) Anh ấy thế thì không được lâu nữa đâu.
? Tại sao trong giao tiếp hoặc trong TPVH lại sử dụng nói giảm, nói tránh? 
GV: Để thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm tôn trọng của người nói đối với người nghe, góp phần tạo phong cách đúng mực của con người có giáo dục, có văn hoá, tránh thói quen ăn nói bỗ bã, thô tục -> sử dụng cách nói giảm nói tránh
? Tuy nhiên có phải lúc nào cũng nói giảm, nói tránh ko?
- Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm nói tránh vì như thế là bất lợi: 
+ Khi góp ý phê bình mà người khác không nhận ra khuyết điểm
+ Trong làm kinh tế
? Điền những từ ngữ nói giảm, nói tránh sau đây vào chỗ trống
? Tìm những câu có sử dụng cách nói giảm, nói tránh
? Đặt 5 câu có nội dung chê trách 1 điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường dùng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá?
? Việc sử dụng nói giảm, nói tránh phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp như thế nào? Ví dụ?
I.Bài học
1.Nói giảm, nói tránh 

- a, b, c: đều nói đến cái chết 
- Mục đích: để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
- Đi, về, quy tiên, từ trần, tạ thế... 
 - Mục đích: tránh thô tục, thiếu lịch sự ( ở đây dùng từ đồng nghĩa)-> cách nói tế nhị
- Cách 1: nói thẳng vấn đề
- Cách 2: Cách nói này tế nhị có tính chất nhẹ nhàng hơn với người tiếp nhận 
( Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa )
=> Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
* Ví dụ:
- Văn bản: “Lão Hạc”- Nam Cao:
“ ... cậu Vàng đi đời rồi”
- Bài thơ: “Lượm”- Tố Hữu, có câu: 
“Thôi rồi, Lượm ơi!”
- Bài thơ: “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến có câu:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi”
- “Truyện Kiều”- Nguyễn Du:
“Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương” (Cái chết của Đạm Tiên )
2. Cách thực hiện nói giảm, nói tránh
- Dùng các từ đồng nghĩa
- Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa
- Nói vòng
- Nói trống: (tỉnh lược)
- Học sinh nêu ý kiến
* Chú ý: Cần vận dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp. Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm, nói tránh
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 ( SGK 108 )
a, Đi nghỉ d, Có tuổi
b, Chia tay nhau e, Đi bước nữa
c, Khiếm thị
2. Bài tập 2 ( SGK 109 )
a2, b2, c1, d1, e1
3. Bài tập 3 ( SGK 109 )
Mẫu: 
1. Em tôi chưa thật ngoan
2. Các bậc phụ huynh chưa thật quan tâm đến con cái
3. Bạn chưa chịu khó trong học tập
4. Trong giờ học bạn chưa thật chú ý
5. Em chưa sôi nổi trong học tập
Ví dụ :
- Cấm cười to -> Xin cười nhỏ một chút.
4. Bài tập 4 ( SGK 109)
- Việc nói giảm, nói tránh phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp ->khi cần nói thật, thì không nên nói giảm, nói tránh vì không có lợi.
 Ví dụ: 
- Giáo viên thông báo tình hình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh cho phụ huynh
- Toà có cáo trạng kết tội tội phạm hoặc tuyên án
4. Củng cố:
- Thế nào là nói giảm nói tránh?
- Cách sử dụng?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Ôn các kiến thức đã học phần văn để chuẩn bị cho giờ kiểm tra Văn 
 Duyệt giáo án, ngày 25 tháng 10 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 10.doc