Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Võ Lao

HỊCH TƯỚNG SĨ

 ( Trần Quốc Tuấn )

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Nắm được đặc điểm cơ bảncủa thể hịch. Thấy được dặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.

- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận có sự kết hợp giữa tư duy lô gic & tư duy hình tượng, giữa lí lẽ & tình cảm.

- Bồi dưỡng tình yêu nước, trân trọng, phát huy truyền thống của dân tộc

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, SGK, SGV, Tranh ảnh về đền thờ Trần Quốc Tuấn

 - HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
sống bàng quan, vô trách nhiệm đối với đất nước; khích lệ lòng tự tôn cá nhân. Câu hỏi tu từ như lời chất vấn làm day dứt lòng dạ tướng sĩ.
c. Lời khuyên răn chỉ cho tướng sĩ thấy thái độ hành động đúng nên làm
- Nêu cao tinh thần cảnh giác: “đặtcủi”, “kiềng canhnguội”- điển tích
- Chăm lo tích cực huấn luyện binh sĩ, trau dồi binh thư “ngườiHậu Nghệ”
-> sẵn sàng chiến đấu & quyết thắng quân xâm lược
- Kết quả: bêu đầu Hốt Tất Liệt, rữa thịt Vân Nam Vương 
 + Ta: thái ấp mãi vững bền, gia quyến yên ấm, tông miếu muôn đời tế lễ, đắc chí, danh hiệu ko bị mai một
 + Các ngươi: bổng lộc đời đời hưởng thụ, vợ con bách niên, tổ tông- thờ cúng, tiếng lưu truyền, tên họ sử sách lưu thơm.
-> Liệt kê, điệp ngữ, điệp ý tăng tiến, từ ngữ mang ý khẳng định, hình ảnh tương phản -> đã chỉ ra những viễn cảnh huy hoàng, vẻ vang cả về v/ch, danh dự của chủ- tướng, riêng- chung, nước- nhà => khích lệ ý chí lập công danh thân vì nước
=> Lời lẽ vừa đanh thép, vừa có lí, có tình-> giúp tướng sĩ nhận ra đúng sai, phải trái & nghe theo, khích lệ lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù xâm lược
3. Những mệnh lệnh, chủ trương cụ thể của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ
- Chủ trương: học tập “Binh thư yếu lược”
- Vạch ra 2 con đường: sống- chết, vinh- nhục, đạo thần chủ- kẻ nghịch thần; thanh toán những thái độ trù trừ, ngại khó, ngại khổ trong hàng ngũ tướng sĩ, để một lần nữa khích lệ, động viên, cổ vũ tinh thần trung quân ái quốc, sẵn sàng chiến đấu & quyết thắng với kẻ thù.
Quân dân thời Trần đã liên tiếp chiến thắng các cuộc xâm lược của giặc Mông -Nguyên trong TK XIII
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén, giàu tính thuyết phục: khịch lệ nhiều mặt để tập trung vào một mục đích
- Giọng văn đa dạng, biến hoá
- Kết hợp tài tình giữa lí & tình
- Lời văn giàu hình ảnh cảm xúc sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc
2. Nội dung:
- Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận thể hiện tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
4. Củng cố:
- Vẽ lược đồ kết cấu của bài Hịch.
 	+ Khích lệ ý chí lập công danh,	xả thân vì nước
 	+ Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước
 	+ Khích lệ lòng trung quân ái quốc, ân nghĩa
 	+ Khích lệ lòng tự trọng liêm sỉ ở mỗi ng khi nhận rõ cái sai, thấy cái đúng
 => Khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng kẻ thẵngam lược
- Cảm nhận về lòng yêu nước của TQT?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng 1 đoạn. 
- Soạn: “Nước Đại Việt ta”
- Đọc Bình giảng Văn 8
Tiết 95
Ngày soạn: 8/ 02 / 2011
Ngày giảng: 17/02/ 2011
 Hành động nói
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu:
- Nói cũng là một hình thức hành động.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV.
- Học sinh: Đọc trước bài
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
 	2. Kiểm tra 
- Đặc điểm hình thức, chức năng của câu phủ định 
- Làm bài tập 5.
3. Bài mới: 
Nói cũng là một thứ hành động. Vậy hành động nói là gì? Trong giáo tiếp thường sử dụng những hành động nói nào ? 
Ngữ liệu
- Học sinh đọc ngữ liệu.
? Lý Thông đã nói với Thạch Sanh như thế nào? nhằm mục đích gì? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy?
? Lý Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
? Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì? 
? Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định” thì việc làm của Lí thông có phải là hành động không? Vì sao?
? Từ nhận xét trên em hiểu thế nào là hành động nói? Cho ví dụ?
? Quan sát ngữ liệu 1. Ngoài câu hỏi đã phân tích mỗi câu còn lại trong lời nói của Lý Thông đều nhằm mục đích nhất định? Những mục đích ấy là gì?
? Đọc ngữ liệu phần 2.
? Hãy chỉ ra các hành động trong đoạn trích và cho biết mục đích nói của các hành động?
? Những câu thể hiện hành động nói đó là kiểu câu gì?
- Vậy  đâu-> hỏi
- Con.. thôn Đoài-> Trình bày
- U nhất định ư? -> Hỏi
- Khốn nạn-> Bộc lộ cảm xúc
- Trời ơi-> Bộc lộ cảm xúc
- U không choư?-> Hỏi
? Qua các ngữ liệu trên hãy liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết?
? Dựa vào đâu để đặt tên cho kiểu hành động này?
HS đọc ghi nhớ.
? Yêu cầu của bài?
? Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì?
? Xác định mục đích hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch?
? Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những đoạn trích sau
( Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm làm 1 phần của bài tập)
? Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu?
I.Bài học:
1. Hành động nói là gì?
- Lý Thông đã nói với Thạch Sanh nhằm nục đích đấy Thạch Sanh đi để mình hưởng lợi
Câu: “Thôi, bây giờ trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi”
- Lý Thông có đạt được mục đích của mình . 
Chi tiết: Chàng vội vã mẹ con Lí Thông, trở vè túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân
-> Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.
( Có, vì nó có mục đích)
=> Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
( Câu1: Trình bày; Câu2: Đe dọa; Câu3: Hứa hẹn.)
2. Một số kiểu hành dộng nói thường gặp:
- Hỏi
- Trình bày ( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán).
- Điều kiện
- Hứa hẹn 
- Bộc lộ cảm xúc
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài tập 1
- TQT viết Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông biên soạn, đồng thời khích lệ lòng tự tôn dân tộc của họ.
Ví dụ : “Nếu các ngươi nghịch thù”
-> Mục đích khuyên bảo thuyết phục tướng sĩ bằng cách vạch rõ hai con đường: Sống-chết, chính- tà. Qua thái độ dứt khoát của ông=> góp phần khích lệ tướng sĩ học tập binh thư quyết tâm đánh giặc.
“ Ngó hạn” Trình bày, tố cáo tội ác của giặc-> gây lòng căm thù khích lệ lòng tự hào tự tôn dân tộc.
Bài tập 2: 
a, Bác trai chứ? -> Hỏi
- Cảm ơn cụ thường-> cảm ơn
- Nhưng xem ý lắm-> trình bày
- Này trốn-> Cầu khiến
- Chứ cứ khổ -> bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Người ốm rề rề hoàn hồn-> bộc lộ tình cảm cảm xúc.
- Vâng cụ-> Tiếp nhận 
- Nhưng đã -> trình bày
- Nhịn cong gì-> bộc lộ cảm xúc
- Thế thì đấy.-> CK
b, Câu 1: nhận định, khẳng định
 Câu 2: hứa, thề
c, Báo tin: - Cậu vàngông giáo ạ
 - Họ vừa bắt xong.
 Xác nhận, thừa nhận:
 Bán rồi!
 Hỏi : Cụ bán rồi?
 Nó cho bắt à?
Cảm thán: các câu còn lại.
Bài tập 3: 
- Câu 1 Anh phải hứa nhau (điều kiện, ra lệnh)
- Câu 2: Ra bệnh
- Câu 3: Hứa 
 4. Củng cố:
Thế nào là hành động nói? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập 
Tiết 96
Ngày soạn: 8/02/2011
Ngày giảng: 17 /02/ 2011
 Trả bài Tập làm văn số 5
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Khắc sâu kiến thức, kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
- Biết nhận ra những ưu, nhược điểm của bài viết. Sửa những lỗi đã mắc. Rút kinh nghiệm để bài thuyết minh sau đạt kết quả cao hơn.
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án, chấm, chữa bài của học sinh.
- Học sinh: Ôn kiến về văn thuyết minh
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2.Kiểm tra: 
Trình bày dàn ý chung của bài văn thuyết minh về một loài cây, loài hoa?	3. Bài mới: 
Nhắc lại đề bài.
Phân tích yêu cầu đề?
? Trình bày dàn ý?
- GV nhận xét ưu điểm bài viết của học sinh.
- Gv chỉ ra những nhược điểm trong bài làm của học sinh 
- Gv nêu những lỗi cơ bản mà học sinh mắc trong bài.
- HS chữa lỗi.
I. Đề bài:
Giới thiệu một loài hoa hoặc một loài cây quen thuộc ở địa phương em.
II. Tìm hiểu đề, lập dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Thuyết minh.
- Đối tượng: một loài cây hoặc loài hoa quen thuộc
- Giới hạn: ở địa phương em.
2. Lập dàn ý: 
a. Mở bài: 
Giới thiệu chung về loài cây, hoa ( Trực tiếp, gián tiếp) 
b. Thân bài: 
1. Giới thiệu về nguồn gốc, các giống loài, nơi phân bố 
2. Giới thiệu đặc điểm nổi bật của cây, hoa 
- Hình dáng, màu sắc của thân, lá, nụ, hoa, quả
3. Cách chăm sóc, uốn tỉa, thu hoạch ( nếu có)
4. Vai trò, tác dụng, giá trị của cây, hoa trong cuộc sống con người 
- Giá trị kinh tế.
- Giá trị tinh thần
( Khi giới thiệu nếu có số liệu càng cụ thể, chính xác thì bài thuyết minh càng rõ ràng)
c. Kết bài: 
Khẳng định, nhấn mạnh vị trí,ý nghĩa của cây, hoa đối với đời sống con người
III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Đa số học sinh hiểu đề bài. biết lựa chọn đối tượng để làm bài văn thuyết minh
- Nắm được những kiến thức cơ bản về loài cây, loài hoa thuyết minh trong bài viết.
- Lời văn thuyết minh rõ ràng, chính xác.
- Bố cục bài viết rõ ràng.
- Một số bài làm tốt: Quỳnh Trang, Thu Hà, Hà Thuỷ
2. Nhược điểm
- Một số bài thuyết minh chung chung do chưa hiểu kĩ về đối tượng. Đôi chỗ thuyết minh chưa chính xác về đặc điểm, vai trò ý nghĩa cảu đối tượng.
- Lời văn thuyết minh chưa phù hợp.
- Diễn đạt chưa mạch lạc.
- Dùng từ không hợp lí.
- Thiếu mở bài: 
- Một vài bài chữ viết sai chính tả, viết tắt, còn gạch xóa.
IV. Chữa lỗi:
1. Lỗi dùng từ:
- Lá đào hình ngũ nát.
- Lá đào hình mũi giáo
- Cánh hoa xít nhau.
- Tút lá đào.
- Phải kính trọng đào.
- Trồng đào ở nơi đất khoáng đạt
2. Lỗi đặt câu:
- Một số câu không đủ thành phần chủ ngữ hoặc quá rườm rà.
3. Lỗi diễn đạt:
- Hoặc có thể là hoa đào phai, cánh dày, tròn, lá hoa có màu xanh nhạt
- Như thế nó mới làm cho cái Tết trở nên ấm áp và hạnh phúc và tràn đầy niềm tin hơn.
- Nó mang một nét đẹp yêu kiều mà bí mật.
- Đào thất thốn có chiều cao khá khiêm tốn.
- Qua đây ta càng hiểu hơn về các loại đào.
4. Lỗi chính tả:
- Viết hoa tên các loại hoa đào : Đào Bích, đào Phai, đào Bạch
- Không viết hoa tên những nơi trồng đào nổi tiếng.
- Cây che
- Đất chũng
V. Trả bài: 
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- GV trả bài, giải đáp thắc mắc của học sinh.
4. Củng cố:
- Gọi điểm vào sổ.
- Nhận xét giờ trả bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại phương pháp làm bài văn thuyết minh.
Duyệt giáo ngày 14 tháng 2 năm 2011

File đính kèm:

  • docNV8-Tuan 25.doc