Giáo án Ngữ Văn 9A Tuần 3, 4

1. Kiến thức:

- Học sinh thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Thấy được những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

3. Thái độ:

- Có ý thức tìm hiểu về quyền đ¬ược bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 

doc30 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9A Tuần 3, 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 lời nói hay ý nghĩa của nhân vật? 
HS: Lời nói của nhân vật 
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì?
HS: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
GV: Chiếu đoạn trích b: Hs đọc đoạn trích b.
GV: ở đoạn trích này, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
HS: ý nghĩ
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng nhưng dấu gì?
HS: Được ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
GV: Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không?
HS: có
GV: Nếu được hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì?
HS: Dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang
GV: Vậy thế nào là cách dẫn trực tiếp?
HS: Trả lời
GV: Chiếu kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp 
GV: chiếu đoạn trích HS đọc đoạn trích a.
GV: Trong đoạn trích, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
HS: Phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ "khuyên" trong phần lời của người dẫn.
GV: Lần lượt chiếu câu hỏi
GV: Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
HS: không
HS: đọc đoạn trích b. 
GV: Bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ?
HS: Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ "hiểu" trong lời của người dẫn ở phía trước. 
GV: Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước nó có được ngăn cách bằng dấu gì không?
HS: . Giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn không có dấu gì ngăn cách 
GV: Có từ gì ngăn cách hai bộ phận đó?
HS: có từ "rằng"
GV: Có thể thay từ đó bằng từ gì?
HS: trong một số trường hợp, có thể thay bằng từ là
GV: Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết thế nào là cách dẫn gián tiếp?
GV: chiếu: Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
GV tổng kết -> ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ SGK- T. 54.
GV: Lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp, và lược bỏ các từ chỉ tình thái, thêm từ rằng hoặc từ là trước lời dẫn, không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng dẫn phải đúng ý.
- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần khôi phục lại nguyên văn lời dẫn, sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
* Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Chiếu nội dung bài tập 1:
HS đọc yêu cầu bài tập 1
HS đọc đoạn văn a, b
Tìm lời dẫn trong đoạn trích
GV: Đó là lời dẫn hay ý nghĩ được dẫn?
GV: Là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
GV: Chiếu nội dung bài tập 2
HS yêu cầu bài tập 2.
HS: Làm theo nhóm
viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến các ý a, b, c (T. 54- 55) trong đó có xử dụng : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
HS: Các nhóm trình bày đoạn văn
Nhóm khác nhận xét.
GV: Kết luận bảng phụ
GV: Chiếu bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS thuật lại lời Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp.
- GV nhận xét
- GV đưa kết quả ( bảng phụ) chiếu
I. Cách dẫn trực tiếp
* Ví dụ:
a. - Lời nói của anh thanh niên được dẫn
- Được tách ra khỏi phần đứng trước băng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
b. - ý nghĩ
- Được ngăn cách bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
=> Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp
* Ví dụ
a. - Lời nói
b. - ý nghĩ
- Giữa hai bộ phận có từ "rằng"
- Có thể thay bằng từ "là"
=>Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
* Ghi nhớ ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T. 54)
a. Lời dẫn trực tiếp: (“A lão già tệ lắm...như thế này à?” đó là suy nghĩ của nhân vật gán cho con chó
b. Lời dẫn trực tiếp. ( “Cái vườn là...mọi thức còn rẻ cả” ý nghĩ của nhân vật
Bài tập 2. (T. 54)
a. Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “ Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”
b. Lời dẫn gián tiếp: Trong “báo cáo Chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Bài tập 3 (T. 55)
Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo lời dẫn gián tiếp
Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương nói (rằng) nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu suống nước Vũ Nương sẽ trở về.
3. Củng cố:
- Thế nào là dẫn trực tiếp? Dẫn gián tiếp?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài. 
- Sửa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp, và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt...
Soạn ........................... Tiết 21
Giảng9A:
	9C:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS 
- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
- Củng cố kiến thức về tự sự đã học.
1. Kiến thức: 
- Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện.. )
- Nắm được yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tóm tắt văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thích môn văn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
GV: Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo
HS: Ôn cách thức, mục đích tóm tắt văn bản tự sự
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A 9C
- Bài cũ: không kiểm tra
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường phải kể lại một câu chuyện nào đó hay một sự việc, một bộ phim nào đó cho ai đó ngheVậy làm thế nào kể một cách nhanh chóng và đầy đủ các chi tiết chínhđể có được các kĩ năng đó chúng ta đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay đó là bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
* GV: Hướng dẫn học sinh tự học:
GV: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
HS: Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn ngọn nội dung chính của văn bản tự sự
GV: Khi tóm tắt văn bản cần đảm bảo nội dung như thế nào?
HS: Trung thành với nội dung của văn bản
GV: Muốn tóm tắt văn bản tự sự ta phải làm gì?
HS: Đọc kĩ, hiểu đúng chủ đề văn bản
 - Xác định nội dung chính cần tóm tắt
 - Sắp sếp nội dung chính theo một trật tự.
 - Viết bản tóm tắt
HS: đọc các tình huống ( SGK T. 58)
GV: Tình huống nào phải tóm tắt văn bản?
HS: Cả ba tình huống trên
GV: Từ đó, hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự
HS: Tóm tắt văn bản để giúp ngươì đọc người nghe nắm được nội dung chính của một câu chyện
GV: Hãy nêu một số tình huống khác trong cuộc sống cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
HS: Kể cho mẹ nghe thành tích của lớp. Kể lại một vụ tai nạn giao thông mà mình chứng kiến.
 Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiệm nghe về hiện tượng vi phạm nội quy của lớp
 - Chú bộ đội kể lại một trận đánh
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành tóm tắt văn bản tự sự
HS đọc phần 1
GV: Các sự việc chính được nêu đầy đủ chưa?
HS: Chưa đầy đủ
GV: Thiếu sự việc nào? Sự việc ấy có quan trọng không?
HS: Thiếu sự việc: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là cha mình -> Sự việc quan trọng
GV: Vì sao em cho đó là sự việc quan trọng cần nêu?
HS: Vì sự việc này mà Trương sinh hiểu được nỗi oan của vợ từ khi đứa con trỏ vào cái bóng chứ không phải khi Phan Lang về mới hiểu
GV: Từ các sự việc trên em hãy bổ sung cho hợp lí và viết đoan văn tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
HS: hoạt động độc lập tóm tắt khoảng 20 dòng trình bày trước lớp
GV: gọi HS trình bày trước lớp
GV: Nếu tóm tắt ngắn gọn hơn nữa em sẽ tóm tắt như thế nào?
HS tóm tắt
Xưa có chàng Trương, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình đã bị oan. Phan lang đã tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thuỷ cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh lập đàn giải oan Vũ Nương trở về lúc ẩn lúc hiện giữa dòng
GV: Qua đó, em hiểu mục đích của tóm tắt tác phẩm tự sự là gì?
- Văn bản tóm tắt đó phải đạt yêu cầu gì?
HS: Tóm tắt tác phẩm tự sự cần ngắn gọn làm nổi bật sự việc và nhân vật chính
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
HS: Viết bài tóm tắt tác phẩm "Lão Hạc"
- HS trình bày
- Nhận xét.
- HS tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc chứng kiến. 
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản để giúp ngươì đọc người nghe nắm được nội dung chính của một câu chyện
II. Thực hành tóm tắt văn bản tự sự
Thiếu sự việc: Sau khi vợ tự vẫn, một đêm, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là cha mình -> Sự việc quan trọng
2. Viết bản tóm tắt 
* Ghi nhớ (T.59)
III. Luyện tập
Bài 1 ( T. 59)
cần chú ý các sự việc sau:
- Lão Hạc có một đứa con trai, một mảnh vườn và một con chó.
- Con trai Lão Hạc không lấy được vợ bỏ đi cao su
- Lão đi làm thuê dành dụm tiền gửi ông giáo cả mảnh vườn cho con .
- Sau trận ốm lão không kiếm được việc làm, lão đành phải bán con chó vàng và từ đấy lão kiếm gì ăn nấy
- Lão xin Binh Tư ít bả chó
- Lão đột ngột qua đời không ai hiêủ vì sao
- Chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu
Bài tập 2 ( T. 59)
3. Củng cố:
- Mục đích tóm tắt văn bản tự sự?
- Cách thức tòm tắt văn bản tự sự?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Rút gọn hoặc mở rộng một văn bản tóm tắt theo mục đích sử dụng đọc và tóm tắt “ Chuyện người con gái Nam Xương”
- Tóm tắt truyện " Chiếc lá cuối cùng"
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.

File đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 3-4.doc