Giáo án Ngữ Văn 9A Tuần 5

Giúp học sinh:

- Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.

1. Kiến thức:

- Nắm được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

- Nắm được phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tư từ ẩn dụ, hoán dụ.

3. Thái độ:

- Sử dụng từ vựng cho đúng

 

doc20 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9A Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i Lê Chiêu Thống đã có hành động gì khi nghe tin Ngọc Hồi thất thủ 
HS: Rời cung điện chạy chốn
- Cướp thuyền đánh cà để chạy Lê Chiêu Thống vội vă cùng mấy bề tôi thân tín đưa thái hậu ra ngoài chạy bán sống bán chết cướp cả thuyền dân để qua sông luôn mấy ngày không ăn may gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, chảy nước mắt
- khi Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người
GV: Theo em cách bỏ ngai vàng của Lê Chiêu Thống là bi kịch hay hài kịch? vì sao?
HS: Hài kịch - vua trở thành cướp
GV:Nhận xét lối văn trần thuật ở đoạn 2
HS: thảo luận theo nhóm
Câu hỏi: Ngòi bút của tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của lê chiêu Thống và quân tướng nhà Thanh có gì đặc biệt? 
Hs :Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh hối hả sướng của người thắng ttrận trước sự thảm bại của bọn cướp nước
- Lê Chiêu Thống: nhịp điệu có chậm hơn ,tác giả dừng lại miêu tả từng giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót, là những cựu thần củ nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ 
* Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
HS: Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)
=> Ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Luyện tập
Viết đoạn văn ngắn miêu tả cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung
 HS trình bày đoạn văn
 GV nhận xét
II.Tìm hiểu văn bản
1. Người anh hùng Nguyễn Hụê
a. Nguyễn Huệ chuẩn bị...
b. Quang Trung đại phá quân Thanh
- Tài dụng binh như thần
- Hoạch định phương lược
- Tổ chức quân sĩ
- Thống lĩnh một mũi tấn công
- Cưỡi voi đốc thúc 
- Xông pha tên đạn, bày mưu tính kế.
=> Tài mưu lược, táo bạo
=> Quả cảm, mạnh mẽ, sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần 
* NT: Lời văn trần thuật sinh động, miêu tả cụ thể, xác đáng
3. Sự thảm bại của nhà Thanh và vua tôi bán nước hại dân
* Sự thảm bại của nhà Thanh
- Nguyên nhân: chủ quan, bất tài
- Bỏ chạy toán loạn, tranh nhau sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều
* Vua tôi Lê Chiêu Thống
- Rời cung điện chạy chốn
- Cướp thuyền đánh cá để chạy
* Nghệ thuật:
- Kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây ấn tượng mạnh
-Tất cả đều miêu tả thực với những chi tiết thực
- Miêu tả cuộc tháo chạy của nhà Thanh: hối hả khẩn trương, hả hê xung xướng của người thắng trận
- Cuộc tháo chạy của vua Lê Chiêu Thống: nhịp điệu chậm hơn, âm hưởng ngậm ngùi thương xót
III. Tổng kết: 
* Nghệ thuật:
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả, chân thực, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
* Ý nghĩa: 
Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789)
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
 3. Củng cố: 
- Nội dung của bài
 - Hình ảnh người anh hùng áo vải được miêu tả ntn?
 - Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh?
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Nắm được diễn biến các sự kiện lich sử trong đoạn trích.
- Cảm nhận và phân tích được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.
Học bài, soạn bài: sự phát triển của từ vựng ( Tiếp theo)
********************************************************************
Soạn ........................ Tiết 26
Giảng9A:
	9C:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
( Tiếp theo tiết 21)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh: nắm thêm hai cách quan trọng để phát triển từ vựng trong tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của nước ngoài
1. Kiến thức: 
- Nắm được việc tạo từ mới.
- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài
- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.
- Tích hợp với một số ngôn ngữ về môi trường.
3. Thái độ:
- ý thức sử dụng một các hợp lí trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: soạn bài , bảng phụ
HS: : đọc và tìm hiểu bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A 9C.
- Bài cũ: 
GV? Sự phát triển của từ vựng dựa trên cơ sở nào ? có mấy phương thức phát triển nghĩa của từ ?
* Đáp án:
- Từ vựng phát triển dựa trên thời gian và phát triển cho phù hợp với su thế chung của xã hội loài người.
- Phương thức phát triển đó là ẩn dụ và hoán dụ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Khái quát nội dung tiết trước -> bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm những từ ngữ mới được cấu tạo từ các từ có sẵn.
GV: Trong thời gian gần đây, có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ: đối thoại, kinh tế, di động, sở hữu, trí thức, đặc khu, trí tuệ ?
HS: trình bày
- Điện thoại di động, điện thoại nóng.
- Kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, kinh tế nông nghiệp.
- Sở hữu trí tuệ, sở hữu công cụ lao động.
GV: Cho HS Thảo luận theo nhóm
- Chia lớp 4 nhóm mỗi nhóm 1 ý
 Hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ mới cấu tạo đó.
HS các nhóm đại diện trả lời 
GV: khái quát chiếu kết quả
GV: Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình X+ tặc. Hãy tìm từ ngữ được cấu tạo như thế.
HS: Lâm tặc, đạo tặc, không tặc, lão tặc, hải 
GV: Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết tạo từ mới để làm gì?
GV khái quát -> HS đọc ghi nhớ
GV: Tìm thêm từ mới liên quan đến môi trường
Sinh thái: môi trường sống
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng bằng cách mượn tiếng nước ngoài.
GV: cho HS đọc đoạn trích a, b ( t73). 
GV: Em hãy tìm từ hán Việt trong 2 đoạn trích ? 
HS: tìm gv nhận xét
GV: Trong Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ ra những khái niệm sau ?
+ Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.(HIV, AIDS)
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá (Makettinh)
GV: Những từ này có nguồn gốc từ đâu ?
Ngoài ra còn những từ áo sơ mi, bê tông, cao su
GV: Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là cách để phát triển từ vụng, bộ phận quan trọng nhất là mượn tiếng Hán
VD: Tên người VN, tên các đầu báo
- GV khái quát -> ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ
* Hoạt đông 3: Hướng dẫn luyện tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra từ ngữ mới kiểu X + tặc
( HS thảo luận)
- Đại diện nhóm trình bày
- nhận xét.( chiếu Kết quả)
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS tìm các từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải nghĩa ?
( Đường vành đai, đa dạng sinh học, hiệp định khung, thương hiệu, xe ôm...)
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- Chỉ rõ nguồn gốc các từ mượn
 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV khái quát bằng bảng phụ
- HS lên điền nội dung
Các cách phát triển từ vựng
GV: Dùng Grap
Các cách phát triển từ vựng
Sự bién đổi và PT của từ ngữ, nghĩa cũ mất đi nghia mơi
Phát triển số lượng từ ngữ
Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
 Tạo từ ngữ mới
- Từ ngữ của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không? 
Vì sao?
HS: Từ ngữ của một ngôn ngữ không thể không thay đổi vì xã hội luân vận động, phát triển
Nhận thức về thế giới của con người cũng phát triển -> từ ngữ phải thay đổi để đáp ứng nhu câu giao tiếp và nhận thức. Theo ngôn ngữ từ vựng không thay đổi thì không đáp úng được như cầu giao tiếp
VD những năm 60 gọi xe gắn máy là bình bịch
I .Tạo từ ngữ mới 
1. Từ ngữ mới được cấu tạo từ ngữ có sẵn
 - Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng trên cơ sở cho thuê bao.
- Kinh tế trí thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông , phân phối các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao.
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi
- Sở hưu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...
2. Từ mới cấu tạo theo mô hình X+ tặc. 
- lâm tặc : kẻ cướp tài nguyên rừng
- hải tặc: kẻ chuyên cướp ttrên biển
=> Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng
* Ghi nhớ (SGK)
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
* Ví dụ 1.
a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử giai nhân
b. Bạc mệnh, duyên phận, thần linh, chứng giám, thiếp đoan trang, tiết trinh, bạch ngọc
* Ví dụ 2.
- AIDS 
- Makettinh
-> gốc châu Âu
* Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T47)
* X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, thương trường
* X+ hoá: Ô xy hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá...
* X + điện tử: thư điện tử, giáo dục điện tử, thương mại điện tử...
Bài tập 2. (T. 74)
- Bàn tay vàng: bàn tay tài giỏi, hiếm có trong việc thực hiện 1 thao tác lao động và kinh tế nhất định
- Cơm bụi: cơm giá rẻ trong quán nhỏ tạm bợ
- Cầu truyền hình: hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca-mê-ra
- Đa dạng sinh học: phương pháp đa dạng về nguồn gen về giống loài sinh vật trong tự nhiên
-Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại (nhãn hiệu của hàng hoá của cơ sở sản xuất)
- Công viên nước
- Đường cao tốc
Bài tập 3 (T.74)
Từ gốc Hán
Từ gốc Âu
Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ
Xà phòng, ôtô, ra diô, ô xi, cà phê, ca nô
Bài tập 4. (T. 74)
3. Củng cố
- Những cách phát triển từ vựng ?
- HS trình bàygv nhận xét.
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học 2 ghi nhớ trong sách giáo khoa.
- Tra từ điển để xác định nghĩa của một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong các văn bản đã học
- Chuẩn bị bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 5.doc
Bài giảng liên quan