Giáo án Ngữ văn Khối 8

Gv : On dịch : là chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm ,lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định . Từ này thường làm thiếng chửi rủa như: Đồ ôn dịch

Hs đọc văn bản : Chú ý đọc rõ ràng, mạch lạc

Tại sao nhan đề viết : “On dịch, thuốc lá”

TL: On dịch thuốc lá có hai nghĩa :

-Chỉ dịch thuốc lá

-Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này

dấu phảy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm : vừa căm tức vừa ghê tởm

Có thể sửa thành ôn dịch thuôc lá hoặc thuốc lá là một loai dịch được không ?Vì sao ?

TL: Nếu đổi về nội dung không sai, nhưng tính chất biểu cảm không rõ ràng bằng khi dùng dấu phẩy giữa cụm từ ôn dịch, thuốc lá( tỏ được thái độ nguyền rủa ,đồng thời gây chú ý cho người đọc)

Có thể chia văn bản làm mấy phần ? (4 phần)

Phần thứ nhất : Từ đầu nặng hơn cả AIDS

Phần thứ hai :Ngày trước sức khoẻ cộng đồng

Phần thứ 3: Có người bảo nêu gương xấu

Phần thứ 4 : còn lại

On dịch thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào ?Vì sao?

TL Văn bản thuyết minh vì nội dung của văn bản này là các tri thức về tác hại của thuoc lá để bạn đọc nhận thức và biết cách đề phòng. Lời văn chính xác, cô đọng ,chặt chẽ ,sinh động

Những tin tức nào được thông báo trong phần mở bài ?

TL: On dịch xuất hiện vào cuối thế kỉ này : AIDS, ôn dịch thuốc lá

Thông tin nào được nêu thành chủ đề cho văn bản này ?

TL: On dịch thuốc lá đang đe doạ tính mạng và sức khoẻ loài người

Nhận xét về đặc điểm của lời văn thuyết minh trong các thông tin này ?

TL: Sử dụng các từ thông dụng của nghành y tế ( ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS)

Dùng phép so sánh ( ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS)

Tác dụng : Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá, nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của dịch này

Tác hại của thuốc lá được thuyết minh dựa trên những phương diện nào ?

TL: phương diện sức khoẻ ,đạo đức cá nhân và cộng đồng

Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người được phân tích dựa trên các chứng cớ nào ?

TL Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút

Chất hắc ín làm tê liệt lông mao ở vòm họng , phế quản ,nang phổi tích tụ lại gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng và phổi

Chất ô-xít các-bon thấm vào máu không cho tiếp nhận ô- xy khiến sức khoẻ giảm sút

Chất ni-cô-tin làm co thắt các động mạch gây bệnh huyết áp cao , tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, có thể tử vong

Khói thuốc còn đầu độc những người xung quanh

Nhận xét về các chứng cớ mà tác giả dùng để thuyết minh trong đoạn văn này ?

TL: Đó là chứng cớ khoa học ,được phân tích và minh hoạ bằng các số liệu thống kê nên có sức thuyết phục bạn đọc

Theo dõi đoạn thuyết minh về ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến đạo đức con người cho biết :

Những thông tin nổi bật của đoạn là gì ?

TL: Thanh niên hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố Au- Mĩ

Để có tiền hút thuốc sang thì phải ăn cắp

Từ nghiện thuốc có thể dẫn đến nghiện ma tuý

Mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống đạo đức của con người như thế nào ?

TL: Huỷ hoại lối sống ,nhân cách người Việt Nam nhất là thanh thiếu niên

Toàn bộ thông tin ở phần trên cho ta hiểu gì về thuốc lá ?

TL: Là một thứ độc hại ghê ghớm đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng

Có thể huỷ hoại nhân cách tuổi trrẻ

Phần cuối văn bản cung cấp thông tin về vấn đề gì ?

TL: Chiến dịch chống thuốc lá

Em hiểu như thế nào về chiến dịch và chiến dịch chống thuốc lá ?

TL: Chiến dịch nói chung tập trung lực lượng để thực hiện mục đích

Chiến dịch chống thuốc lá là các họat động thống nhất rộng rãi khắp nhằm chống lại một cách hiệu quả ôn dịch thuốc lá

Em hãy chỉ ra cách thuyết minh ở đây ?

TL: Dùng các ví dụ, số liệu thống kê và so sánh

Ơ Bỉ từ 1987 vi phạm hút thuốc phạt tiền chỉ trong vài năm chiến dịch chống thuốc lá đã giảm hẳn

Nước ta nghèo hơn Châu Au lại theo đòi các nước phát triển

Tác dụng của phương pháp thuyết minh này ?

TL : Thuyết phục bạn đọc tin tính khách quan của chiến dịch chống thuốc lá

Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học bài này ?

TL: Là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sưc khoẻ ,lối sống của cá nhânvà cộng đồng .Vì thế chúng ta phải quyết tâm chống lại nạn dịch này

Khi nói về thuốc lá , tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo : Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ , đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu .Lời dẫn này được dùng với dụng ý gì ?

Hs thảo luận

Hs trình bày, gv nhận xét bổ sung

Gv: Cảnh báo thuốc lá là thứ kẻ thù nguy hiểm . Muốn thắng được nó cần hành động bền bỉ, lâu dài

Em dự định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay ?

Hs tự bộc lộ ý kiến của mình

Nếu là hs nam ,em hãy viết một bản quyết tâm cụ thể xác định cho vmình sẽ không bao giờ hút thuốc lá

Nếu là hs nữ, viết kế hoạch vận động ,thuyết phục ,động viên những người thân trong gia đình mình hoặc hàng xóm láng giềng từ bỏ thuốc lá

Giải thích tai sao trên bao thuốc lá lại có ghi dòng chữ “ Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ”

TL:

I/ Giới thiệu

II/ Đọc hiểu văn bản

III/ Phân tích

1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá

2. Tác hại của thuốc lá

3. Kiến nghị chống thuốc lá

IV/ Luyện tập

4. Củng cố :

 Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Văn bản ôn dịch thuốc lá kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?

a.Tự sự+ miêu tả b.Thuyết minh + nghị luận

c.Biểu cảm + miêu cảm

Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của từ ôn dịch được dùng trong nhan đề của văn bản ?

a.Nói về một căn bệnh rất dễ lây lan

b.Nói về một căn bệnh rất nguy hiểm

c.Nói về một loài động vật có hại

d.Là từ dùng làm tiếng chửi rủa

Câu 3:Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của văn bản On dịch thuốc lá?

a.Nói lên tính chất của nạn nghiện thuốc lá ,là tệ nạn rất dễ lây lan

b.Nói lên tính chất của những tác hại mà thuốc lá gây nên : là những tác hại không dễ kịp thời nhận thấy

c.Nói lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với gia đình và xã hội

d.Cả a,b,c đều đúng

Câu 4: trong một cuộc tranh luận trong tổ về phương thức biểu đạt của văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000,có hai ý kiến khác nhau : Một ý kiến cho rằng văn bản được viết bằng phương thứcnghị luận ,còn ý kiến khác lại khẳng định văn bản được viết bằng phương thức thuyết minh .Hãy trình bày ý kiến của em và giải thích vì sao ?

 

doc54 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
biết rồi
Thế nào là tình thái từ ?
Vd: Anh đọc xong cuốn sách rồi à?
Thế nào là nói quá ?
Vd: Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi
Thế nào là nói giảm, nói tránh ?
Vd: Chị ấy không còn trẻ lắm( chị ấy đã già)
Thế nào câu ghép ?
Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng những cách nào ?
TL: quan hệ từ, cặp quan hệ từ,dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm
Vd: Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp dấu phẩy
Vd: Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại. Khoé mắt tôi đã cay caydấu hai chấm
Vd: Gió thổi, mây bay, hoa nở
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
TL: Quan hệ nguyên nhân- kết quả
Vì-nên,do-nên, bởi-nên, nhờ-nên
Quan hệ điều kiện ( giả thiết)-kết quả
Nếu- thì, giá-thì, hễ-thì
Vd: nếu ai buồn phiền, cau có thì gương cũng buồn phiền cau có
Quan hệ tương phản- nhượng bộ
Tuy-nhưng, dẫu- nhưng, dù-vẫn, mặc dù-vẫn
Vd: Mặc dù nó vẽ những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh
 ( Tạ Duy Anh)
quan hệ tăng tiến( chẳng những- mà còn, càng- càng )
Vd: Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ
Quan hệ lựa chọn dùng từ: hay ( quan hệ từ)
Vd: Em muốn anh chỉ bài hay em tự suy nghĩ làm
Quan hệ bổ sung đồng thời (dùng quan hệ từ “và”)
Vd: Anh dừng lơiø và chị cũng không nói nữa
Quan hệ nối tiếp ( quan hệ từ “rồi”)
Vd: Nó dừng lại rồi bỗng chạy vụt đi .
Quan hệ giải thích .
Vd: cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi /đi học 
vế 2 và vế 3 có quan hệ giải thích 
Quan hệ mục đích ( dùng các quan hệ từ để chọn ) 
vd; các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng (thanh tịnh) 
Học sinh tự ôn 3 dấu câu và công dụng của nó .
Hướng dẫn về nhà .Làm các bài tập, ôn bài 
Nội dung:
I/ Từ vựng ngữ pháp 
1/ Lý thuyết. 
a/ Cấp độ khái quát nghĩa của từ .
b/ Trường từ vựng .
c/ Từ tượng hình , từ tượng thanh .
d/ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
đ/ Trợ từ , thán từ .
g/ Tính thái từ .
e/ Nói qúa ,nói giảm , nói trả .
z/ Câu ghép .
j/ Dấu câu .
Bài tập : hs làm 
 4.củng cố
	câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong đọan văn sau và đặt tên cho trường từ vựng đó .
 “ Lần đầu tiên người ta nghe một tiếng nói dịu dàng, trong trẻo, nhẹ nhàng, có duyên, người ta thấy một tấm lòng thực thàhé phơi và người ta cảm độngLần đầu tiên Tản Đà dám vơ vẩn, dám mộng mơ, dám cho trái tim và linh hồn được có quyền sống cái đời sống
riêng của chúng ,cái đời sống phóng khoáng như “gió,trăng,mây, nước”chứ không phải chỉ có cuộc sống vật chất mà thôi”.
Câu 2: Điền vào chỗ trống sau đây để hoàn chỉnh các thành ngữ có dùng biện pháp nói quá.
+ .Nhanh như..
+ .Chậm như.
+ .Trắng như
+ .Đen như..
+ .Đẹp như..
+ .Xấu như
Câu 3: Tìm trợ từ, thán từ , tình thái từ trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
5.Dăn dò: Về nhà ôn lại kiến thức, chuần bị bài tiếp theo.
Tuần	HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
	Trần Tuấn Khải
I/ Mục đích yêu cầu
Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : nỗi đau mát nước và ý chí phục thù cứu nước .
Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải :cách khai thác đề tài LS, sự lựa chọn thể thơ thích hợp , việc tạo dựng không khí , tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết .
II/ Chuẩn bị :
III/ Tiến trình : 
Oån định
Bài cũ
3.Bài mới
.
Hoạt động của thầy trò :
Hoạt động 1.
Hs chú thích 
Cho biết vài nét về tác giả Trần Tuấn Khải 
Các tác phẩm tiêu biểu của ông ?
Tác phẩm hai chữ nước nhà ?
Hoạt động 2.
Hs đọc văn bản .
Giải thích các chú thích khó .
Văn bản có thể chia làm mấy phần ?
Mỗi phần từ đâu đến đâu ?
8 câu đầu 
20 câu cuối 
8 câu cuối .
Hoạt động 3.
Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra ở đâu?
Aûi bắc – Hảy giải thích ?
Vì sao hai cha con phải chia tay ?
Cha bị giặc Minh bắt về Trung Quốc , Nguyễn Trãi theo cha sang trung quốc để phụng dưỡng cha ,nhưng nguyễn phi khanh đã khuyên con hãy quay về để trả thù nhà , đền nợ nước .
Trong bối cảnh chia tay , tác giả được miêu tả như thế nào ?
Mây sầu ảm đạm 
Gió thảm đìu hiu 
Hổ thét chim kêu 
Thiên nhiên gợi cảm giác gì ? sầu đau .
Trong bối cảnh như vậy tâm trạng của người cha ra sao ?
Gv để hs suy nghĩ , phát biểu và nhận xét .
Những cụm từ : Hạt máu nóng , hồn nứơc thân tàn lần bước dặm khơi , tầm tả châu rơi là cách nói gì ? tác dụng của nó ? Có phù hợp với văn cảnh ?.
 TL:Cách nói ước lệ quen thuộc của thơ văn trữ tình trung đại . nhưng ở đây rất phù hợp với văn cảnh nói về khoảnh khắc . lịch sử cách chúng ta đã gần 600 năm .không những thế ,nó còn gợi không khí nghiêm trang , thiêng liêng như lời trăng trối khiến người nghe xúc động .
Hs đọc đọan 2 .
Hiện tình đất nước lúc này ?
Vận nuớc biến đổi 
Quân minh lợi dụng cơ hội để xâm lăng .
Tìm những cụm từ nói về sự thay đổi của đất nước ? 
Bốn phương khói lửa 
Xương rừng máu sông 
Thành tung quách vỡ 
Bỏ vợ lừa con .
Đất nước tơi bời khi giặc tàn bạo xâm lược đất nước , tơi bời khi lũ giặc tàn bạo xâm lược , người đi đau đớn và bất lực vì bắt bớ .
Hs đọc diển cảm đọan cuối .
Ngừơi cha nói nhiều đến : thân tàn, tuổi giàsức yếu , sa cơ ,đành chịu bó tay để làm gì ?
Hs thảo luận (5 )
Hs đại diện nhóm trình bày , nhận xét bổ sung .
Kết luận : vì người cha biết Nguyễn Trãi con trai sẽ thay mình trả thù nhà , đền nợ nước .
Người cha dặn con lời cuối cùng như thế nào ?
Giang sơn gánh vác sau này cậy con .
Người cha tin tưởng vào người con tài năng .
Hoạt động 4 . 
Tại sao lấy tên đề bài la” hai chữ nước nhà” 
Hs đọc gi nhớ .
Nội dung :
I/ Giới thiệu :
1/ Tác giả . ( 1895- 1983 ) bút hiệu Aù Nam
Quê ở Nam Định .
Tác phẩm chính : Các tập thơ: duyên nợ phù sinh I, II ( 1921và 1923 )Bút quan hoài I( 1924) 
II/ Đọc hiểu văn bản .
III/ Phân tích.
1/ Tám câu đầu: Tâm trạng cha khi từ biệt con .
Cách nói ước lệ quen thuộc ,rất phù hợp với văn cảnh , với tâm trạng đau buồn của cha khi từ biệt con .
2/Hai mươi câu tiếp . hiện tình đất nước và nổi lòng người đi .
3/ 8 câu cuối :Lời trao gửi sự nghiệp cho con .
Ngậm ngùi cho tuổi già , và tin tưởng vào tài năng của con trai sẽ thay mình , trả thù nhà ,đến nợ nước.
IV/ Tổng kết:
Ghi nhớ sgk .
4.Củng cố :
	Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Bài thơ hai chữ nước nhà viết về đề tài gì ?
a. Thiên nhiên	b. lịch sử
c. nông dân	d. chiến tranh
Câu 2: bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
a. thất ngôn tứ tuyệt	b.lục bát
c.thất ngôn bát cú	d. song thất lục bát
Câu 3: Câu chuyện lịch sử được tái hiện lại trong bài thơ nói về những con người nào có thật trong lịch sử ?
a.Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ	b. Trưng Trắc và Trưng Nhị
c. Lê Lợi và Quang Trung	d. Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi
Câu 4: Nội dung chủ yếu của đoạn trích trong sách giáo khoa là gì ?
a. Nỗi đau mất nước	b. Lòng yêu thiên nhiên
c.Ý chí phục thù cứu nước	d.Cả a và b đều đúng
5. Dặn dò : 
Học bài ,chuẩn bị bài tiếp theo
Rút kinh nghiệm : đi sâu vào tâm sự yêu nước của tác giả
Giọng điệu của văn bản
Tuần	HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : LÀM THƠ BẢY CHỮ
Tiết
I/ Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh , biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu :
Đặt câu thơ bảy chữ , biết ngắt nhịp 4/3 ,biết gieo đúng vần 
Tạo không khí mạnh dạn ,sáng tạo , vui vẻ .
II/ Chuẩn bị . Học sinh chuẩn bị thơ bảy chữ , tập làm thơ 7 chữ .
III/ Tiến trình :
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra việc chuẩn ở nhà của học sinh .
3/ Bài mới 
Hoạt động của thầy trò .
Hoạt động 1. nhận diện luật thơ .
B1/ chỉ ra vị trí ngắt nhịp ,vần và luật bằng trắc . gv gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi sgk .
Gv có thể gọi hs đã đọc bài thơ tự sưu tầm và trả lời câu hỏi về vị trí ngắt nhịp , gieo vần và quy về luật bằng trắc .
Gv cho tổng kết luật thơ 7 chữ .
Ngắt nhịp có thể 4/3 , 3/4 nhưnng chủ yếu là 4/8 .
Vần có thể trắc bằng nhưng phần nhiều là bằng vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2,4 , có khi là tiếng cuối câu 1 .
Luật bằng trắc theo mô hình sau .
a.BB TTT BB
TT BB TT B 	b. TT BB TT B 
	BB TT TBB
TT BBB TT 	BB TT BTT
BB TTT BB	TT BB TBB
chỉ ra chổ sai luật 
Bài thơ “tối “ của đoàn văn cừ chép sai hai chỗ : 
Sau ngọn đèn mờ , không có dấu phẩy , dấu phẩy gây đọc sai nhịp .
“ vốn là ánh xanh lè “ chép thành ánh “xanh xanh “chữ “xanh “ sai vần – sửa lại .
Hoạt động 2:
Tập làm thơ bảy chữ .
Đưa bài thơ của tú xương , cho biết chủ đề xoay quanh thằng cuội .
Hs làm 2 câu sau . Gv cho 2 câu trước .
Hai câu thơ tiếp phải theo luật sau .
BB TT BB T 
TT BB TT B
Có thể : 2câu cuối :
 Cung trăng chỉ toàn đất và đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng .
Hoạt động 3 : Đọc thơ bảy chữ tự làm ở nhà 
1/ Nhận diện luật thơ .
2/Tập làm thơ bảy chữ .
3/ Đọc thơ bảy chữ đã làm ở nhà .

File đính kèm:

  • docgiao an 8.1.doc