Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 13, 14: Đọc văn: Uy-Lít-xơ trở về (Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp) - Hô-me-rơ-
Đọc văn : UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp) - Hô-me-rơ-
A. Mục tiêu bài học : Giúp HS :
-Kiến thức: Phân tích lí giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật. Hiểu được đặc điểm của nghệ thuật sử thi Ô-đi-xê.
- Kĩ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uy-lít-xơ.
- Thái độ: Yêu quý trân trọng tình cảm gia đình.
B.Chuẩn bị dạy học:
1. Giáo viên: SGK,SGV,CKTKN,các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Đọc bài,soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự ?
3. Bài mới: Nền văn hoá Hi Lạp cổ đại được xem là một trong bốn cái nôi lớn của nền văn minh nhân loại, và sử thi Iliat & Ôđixê của Hômerơ là 2 bản anh hùng ca hoàn mĩ cả về nội dung và nghệ thuật . Bài học hôm nay chung ta sẽ có cái nhìn chung về Hômerơ, về Ôđixê, và cung nhau tìm hiểu 1 đoạn trích nhỏ trong sử thi Ôđixê- Uylixơ trở về.
và sử thi Iliat & Ôđixê của Hômerơ là 2 bản anh hùng ca hoàn mĩ cả về nội dung và nghệ thuật . Bài học hôm nay chung ta sẽ có cái nhìn chung về Hômerơ, về Ôđixê, và cung nhau tìm hiểu 1 đoạn trích nhỏ trong sử thi Ôđixê- Uylixơ trở về. Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt * HĐ1. Gv hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. - Nêu vài nét về tác giả? - Nêu đặc điểm của sử thi Ô- đi – xê? - HS trả lời , gv chốt ý - HS đọc đoạn trích, phân vai. - Nêu vị trí đoạn trích? - HS trả lời , gv chốt ý - Tóm tắt đoạn trích? - HS trả lời , gv chốt ý - Nọi dung đoạn trích? - HS trả lời , gv chốt ý Nêu bố cục của doạn trích? * HĐ2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. - Hồn cảnh của Pênêlốp ntn? - Thái độ của Pê-nê-lốp khi nghe tinUy-lít-xơ trở về? + Tâm trạng thế nào ? vì sao lại như thế? - Khi gặp chồng thì thái độ củaPê-nê-lốp ra sao? - lần thứ nhất nàng cĩ thái độ ntn? - HS trao đổi, trình bày. - GV chốt ý. - Khi Uy-lít-xơ trở về thành một chàng trai ngôi ngô tuấn tú thì nàng có thái độ ntn? - HS trao đổi, trình bày. - GV chốt ý. - Thái độ của nàng khi găpl Ulitxơ lần 2: - Từ những thaí độ đó cho thấy nàng là người ra sao? - HS trao đổi, trình bày. - GV chốt ý. - HS tìm hiểu nhân vật Uy-lít-xơ : - Khi trở về nhà chàng cải trang thành người ntn? - Chàng được miêu tả trong văn bản ntn? - Khi đối thoại với vợ chàng có thái độ gì? Qua hành động và thái độ đó chứng tỏ chàng là một nhân vật ntn? - Thái độ của chàng khi hai vợ chồng nhận ra nhau? - HS tìm hiểu nghệ thuật. - nêu những nét nghệ thuật tiểu biểu của đoạn trích? - HS đọ ghi nhớ. - GV kiểm tra đánh giá và hướng dẫn HS luyện tập. Uylixơ là biểu hiện đẹp đẽ của trí thông minh, nghị lực, đặc biẹt là tình cảm sâu nặng với gia đình, quê hương. - Học sinh về nhà làm BT I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả Hô-me-rơ: (Sgk) 2. Sử thi “Ô-đi-xê”: - Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ được chia làm 24 khúc ca. - Nội dung kể về cuộc hành trình gian khổ của Uylixơ từ thành Tơroa trở về quê hương Hy Lạp kéo dài trong 10 năm sau khi đã hạ được thành Tơroa. -Tĩm tắt Ơđixê: (SGK) 3. Đoạn trích Uylixơ trở về: a. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích từ khúc ca thứ XXIII kể lại chuyện Uy-lít-xơ gặp vợ. b) Tóm tắt: Nghe tin Uy-lít xơ trở về, Pênêlốp rất vui mừng nhưng vẫn còn e ngại. Đối diện với chồng, Pênêlốp vẫn chưa chịu nhận (Uylixơ xa nhà đã lâu và trở về tiều tuỵ). Nàng còn thử thách chồng về chiếc giường có đặc điểm bí mật riêng của hai vợ chồng mà người ngoài không thể biết. Nghe Uy-lít xơ giải thích rõ ràng về chiếc giường, Pênêlốp mừng mừng, tủi tủi nhận chồng. c) Bố cục : 2 phần : + P 1 : Đầu đến “kém gan dạ” : cuộc đối thoại giữa 4 nhân vật :nhũ mẫu, P, U, Tê-lê-mác. Pê-nê-lốp chưa nhận ra chồng. + P 2: Còn lại : Đối thoại giữa pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ. P thử thách và nhận ra chồng. II. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Tâm trạng của Pênêlốp : a. Hoàn cảnh Pênêlốp: + Chờ đợi chồng 20 năm đằng đẵng. + Nàng bị 108 bọn cầu hôn thúc bách tái giá, buộc phải ra điều kiện thi bắn cung để đối phó với chúng. b. Tâm trạng Pênêlốp khi nhũ mẫu báo tin: + Trách mắng, không tin * thời gian đã 20 năm, chàng đã chết * “đây là 1 vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng, một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng ® sự lí giải của lí trí để trấn an nhũ mẫu, cũng là để tự trấn an mình. + khi nhũ mẫu đưa bằng chứng thuyết phục: vết sẹo ở chân® “ rất đổi phân vân”, “ không biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay ngươì mà hôn” => Tâm trạng mâu thuẫn: vừa hi vọng, vừa sợ thất vọng. c. Khi gặp Uylixơ: - Lần 1: + Ngồi lặng thinh, khi đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp® tình cảm >< lí trí. + Trước lời trách cứ của con: * Phân vân cao độ và xúc động “ lòng mẹ kinh ngạc quá chừng” * Sáng suốt đưa ra ý định thử thách với chồng qua đối thoại với con trai “ Nếu quả thật đây là Uylixơ thì thế nào cha mẹ cũng nhận ra nhau”.# lí trí. - Lần 2: + Sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng® thử thách, buộc Uylixơ lên tiếng#khôn ngoan.. + Khi Uylixơ miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường đầy bí mật® “ bủn rủn cả chân tay”, “ chạy lại nước mắt chan hoà , ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”, bày tỏ lí do. - Hình ảnh: “ dịu hiền...mong đợi”: so sánh có đuôi dài ® nỗi vui sướng tột cùng khi gặp lại chồng. =>Pênêlốp là hình tượng phụ nữ đẹp đầu tiên trong VH thế giới: thuỷ chung, son sắt với chồng, thông minh, thận trọng, khôn ngoan trong cách ứng xử, bản lĩnh cao. 2. Nhân vật Uylixơ: - Đẹp như một vị thần( miêu tả của người kể chuyện) - Nổi tiếng là người khôn ngoan ( con trai) - Có trong đầu những ý nghĩ rất khôn( nhũ mẫu) ®phẩm chất của người anh hùng - Trước sự lạnh nhạt của vợ: nhẫn nại cười, chấp nhận thử thách - Khi nhận ra nhau: 1 Uylixơ không chùng bước trước hiểm nguy đã “ ôm lấy vợ, khóc dầm dề”# cảm động vì tấm lòng cao đẹp của Pênêlốp vá sung sướng đón nhận hạnh phúc sau 20 năm => Uylixơ là biểu hiện đẹp đẽ của trí thông minh, nghị lực, đặc biẹt là tình cảm sâu nặng với gia đình, quê hương. 3. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật đơn giản nhưng bộc lộ chiều sâu (chỉ thông qua cử chỉ , thái độ, dáng điệu mà lộ ra tâm lí ngây thơ, chất phác, nhuộm màu sắc thần bí, là tâm hồn trong suốt, lối suy nghĩ cực đoan- yêu mãnh liệt, ghét khủng khiếp, nghi ngờ dữ dội...) - Miêu tả chi tiết, cụ thể( chiếc giường) - Lối so sánh có đuôi dài sinh động, giàu hình ảnh. - Cách kể chuyện chậm rãi cùng ngôn ngữ trang trọng tạo”sự trì hoãn sử thi” 4. Ghi nhớ: SGK III. Tổng hợp,đánh giá, khái quát: 1. Nội dung: Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp 2. Nghệ thuật: Xem mục 3 IV. Luyện tập. 1.Kiểm tra,đánh giá Nhận xét của em về nhân vật Uylixơ? 2. Bài tập (SGK/60). 4. Hướng dẫn tự học : a. Bài cũ : - Nắm nét chính về tác giả, thể loại sử thi Hi Lạp. - Tóm tắt nội dung sử thi, đoạn trích. - Phẩm chất nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ. - Đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích. b. Bài mới : Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. 5. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: RAMA BUỘC TỘI (Trích ramayana) a/ Quá trình hình thành sử thi Ramayana, tóm tắt tác phẩm, vài nét về giá trị. 1.Quá trình hình thành : Khoảng thế kỉ IV-III trước CN : văn vần, tiếng Phạn. 2.Tóm tắt tác phẩm : 3 ý cơ bản Bước ngoặt cuộc đời. Xung đột tình yêu và danh dự. Hạnh phúc. 3.Vài nét về giá trị : Một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ ( Mahabharata) Kinh thánh của dân tộc mình. b/ Đoạn trích : 1.Vị trí : Khúc ca 6 – chương 79 2.Bố cục : 2 phần Đầu Ravana đâu có chịu được lâu : cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng Rama. Còn lại : diễn biến tâm trạng của Rama và Xita sau khi Rama cứu được Xita. 3.Đại ý : Diễn biến tâm trạng của Rama và Xita sau khi Rama cứu được Xita. * Diễn biến tâm trạng Rama và Xita: RAMA XITA -Khẳng định tài năng và sứ mạng của mình -Thái độ ghen tuông, nghi ngờ Xita(ngôn từ lạnh lùng, xa cách; giọng điệu đay nghiến, ghen tuông, xua đuổi Xita, buông những lời khuyên tầm thường..) ® vì danh dự dòng họ và tình yêu mãnh liệt -Không nói lời nào, mắt dán xuống dất#đau khổ vô biên, nhưng kiên quyết hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự của một anh hùng, một đức vua gương mẫu => Đứng trên tư cách kép(con người xhội và con người cá nhân), đứng giữa tình yêu và danh dự, Rama đã lựa chọn danh dự để làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm của 1 đức vua anh hùng -Vui và hạnh phúc sau khi được cứu -Kinh ngạc, đau khổ, tủi nhục -Dùng lời lẽ dịu dàng, đoan trang thanh minh cho mình, đem tình yêu làm bằng chứng thuyết phục -Hành dộng: bước lên giàn hoả thiêu để cminh phẩm hạnh của mình =>người phụ nữ trong sáng, chân thực, thuỷ chung, giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao quí * Nghệ thuật - Hình ảnh Xita con của Thần Dớt. - Xita nói với Thần Lửa bằng tất cả lòng tin tưởng. - Khi Gia-na-ki bước vào dàn hỏa, các vị Thánh Thần đều chứng giám -> Con người tin vào sự tồn tại của thế giới thần linh, quan hệ giữa thần linh với con người là rất mật thiết. Mọi hành động, tính cách, số phận con người đều được cắt nghĩa từ các nguyên nhân trong thế giới thần linh. - Nhân vật Rama: mâu thuẫn nội tâm, gay gắt giữa tình yêu và danh dự, sự cao cả và lòng ghen tuông. -> Các mâu thuẫn này khiến Rama xót xa, đau đớn và cuối cùng để danh dự chiến thắng. Tuy nhiên nhờ Thần Lửa giúp đỡ, Xita được che chở và minh oan, tình yêu đã trở lại với họ. - Xita: diễn biến tâm trạng nhiều cung bậc của sự đau đớn tăng dần: ngạc nhiên đến xấu hổ đau đớn; từ trách móc quyết liệt -> bước lên dàn lửa. * Tâm lý, tính cách của nhân vật đều có sự chi phối, can thiệp của thần linh.
File đính kèm:
- tiet 13,14.doc