Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 80: Truyện Kiều (Phần 1- Tác giả Nguyễn Du)
TRUYỆN KIỀU
( Phần 1- Tác giả Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông
- Nắm được một số đặc điềm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của nguyễn du
- Nắm được mộtt số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của “ Truỵên Kiều”
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIEN: SGK,SGV, Giáo án.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết tâm trạng của người chinh phụ được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ”
Tuần:28 Ngày soạn:................. Tiết:80 Ngày dạy:............... TRUYỆN KIỀU ( Phần 1- Tác giả Nguyễn Du) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông Nắm được một số đặc điềm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của nguyễn du Nắm được mộtt số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của “ Truỵên Kiều” B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK,SGV, Giáo án. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: - Em hãy cho biết tâm trạng của người chinh phụ được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích “Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ” 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt * HĐ1 GV hướng dẫn hs đọc sgk tìm hiểu những kiến thức cơ bản ?Nêu những nét chính vềà cuộc đời của Nguyễn Du? ?Những điều ấy ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác? - Quê hương: Ảnh hưởng đến mạnh mẽ đến sự nghiệp sáng tác của ông. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc phong kiến quyenà quý ->Nguyễn Du có điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử , có những hiểu biết về cuộc sống phong lưu , xa hoa của giới quý tộc phong kiến Ông nhiều lần đi sứ sang Trung Quốc--> tiếp xúc nền văn hoá TQ.Từ đó để lại dấu ấn sâu đậm trong các sáng tác của ông. - HS trả lời, GV chốt ý * HĐ2.Gv hưỡng dẫn hs đọc phần 2 và tìm hiểu những kiến thức về sự nghiệo sáng tác ND. ?Về nội dung, thơ văn ND có điểm gì đặc biệt? - HS trả lời, GV chốt ý ?Nội dung chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác ND đề cập đến vấn đề gì? Ta đã gặp điều này ở đâu? - HS trả lời, GV chốt ý ?Về nghệ thuật, thơ văn ND có những đóng góp nỗi bật như thế nào? - HS trả lời, GV chốt ý Gv hướng dẫn hs đọc và nắm nội dung chính phần ghi nhớ ( sgk) A/ Phần một : tác giả I / Cuôïc đời : - Nguyễn Du ( 1765_1820 ) tên chử là Tố Như , tên hiệu là Thanh Hiên. - Quê hương: Ảnh hưởng đến mạnh mẽ đến sự nghiệp sáng tác của ông. - Gia đình: - THời đại : Xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng: + 1789 Nguyễn Du rơi vào cuộc sống đầy khó khăn , gian khổ à Đồng cảm sâu sắc với những người khốn khổ trong xã hội + 1802 Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn - 1965 Hội đồng Hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóc thế giới . II / Sự nghiệp văn học 1 / Sáng tác chính : a) Sáng tác bằng chữ Hán:“Thanh hiên thi tập”,“Nam trung tạp tập”, “ Bắc hành tạp lục”. - Nội dung: SGK/tr 94 b) Sáng tác bằng chữ Nôm:“Đoạn trường tân thanh”,“Truyện Kiều”,“ Văn chiêu hồn” - Nội dung : SGK/tr 95 2/ Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du : a/Đặc điểm nội dung - Đề cao cảm xúc, tức đề cao tình: +cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ - Ông đề cập đến một vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học : xã hội cần phải trân trọng nhũng giá trị tinh thần của con người. b/Đặc điểm nghệ thuật - Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ở thể thơ nào cũng có bài xuất sắc - Thơ văn chữ Nôm : ông đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hoá nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập * Ghi nhớ ; SGK 4.CuÛng cố: 5. Hướng dẫn hs tự học. a. Bài cũ: - Nắm những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. - đọc thuộc đoạn trích đọc thêm - Làm phần luyện tập. b. Bài mới:Trao duyên. - Đọc kĩ tác phẩm.Nắm vị trí đoạn trích và đọc đoạn trích trước đó trong truyện Kiều. - Soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài. 5.Rút kinh nghiệm. - Giảng kĩ hơn phần tìm hiểu đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du. 6. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: THỀ NGUYỀN. A. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Vị trí đoạn trích: 2. Ý chính B. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Không gian của buổi thề nguyện: “Mặt thưa gương giọi” : Ánh trăng chiếu qua cây lá, tạo những khoảng sáng không đều. “Ngọn đèn....trướng huỳnh” : Ánh đèn dịu nhẹ từ phòng học Kim Trọng. “ Tiếng sen” : Âm thanh bước chân nhẹ nhàng của Thuý Kiều “ Đài sen nối sáp lò đào thêm hương” (tiểu đối) Nến được nối thêm cho sáng trên đài hình hoa sen, hương được thắp thêm cho thơm trong lò hình trái đào. Þ Từ ngữ gợi tả ánh sáng huyền ảo, âm thanh khẽ khàng, tất cả tạo nên 1 khung cảnh thiêng liêng và thơ mộng cho buổi thề nguyền ghi dấu sự gắn bó thuỷ chung trong tình yêu Kim – Kiều. 2. Quan niệm tình yêu của Thuý Kiều: “ Xăm xăm băng lối” ® thái độ chủ động “Bây giờ rõ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ? “ ® Nỗi ám ảnh bởi phận bạc của kẻ tài hoa Kiều chủ động đến với Kim Trọng vì: Lý do hiện thực: tình yêu mãnh liệt của lứa đôi trai tài gái sắc Lý do tâm linh: Nỗi ám ảnh về phận bạc ( từ lời người tướng số lúc xưa, giấc mơ Đạm Tiên mới đây... ) khiến Kiều tìm đến tình yêu một cách chủ động để chống lại số phận. Dù mãnh liệt, chủ động không đợi cha mẹ sắp đặt, tình yêu Kim – Kiều vẫn trong sáng ( liên hệ lời Thuý Kiều “ Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”) Hình ảnh đốt lò hương ấy, so tơ phím này “ là hình ảnh trong buổi thề nguyền này mà sau này Kiều nhắc đến trong lúc trao duyên cho Thuý Vân. 3. Nghệ thuật Ngôn ngữ tả, kể của tác giả ( chủ yếu) và ngôn ngữ nhân vật. Tác giả đặc tả buổi thề nguyền khẩn trương mà vẫn nghiêm trang. Dường như thấp thoáng có dự báo một cơn bão tố sắp tràn đến vùi dập tình yêu đẹp tươi vừa bắt đầu
File đính kèm:
- tiet 80.doc