Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 88, 89: Văn bản văn học

Tuần 31 Soạn :

Tiết Giảng

VĂN BẢN VĂN HỌC

A. Mục tiêu bài học :

 -Kiến thức: Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển hóa từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

 -Kĩ năng: Biết rõ các tầng cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó.

 -Thái độ: Hiểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩa của nó.

B. Chuẩn bị bài học :

1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? cho ví dụ và phân tích ví dụ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 88, 89: Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 31 	 Soạn : 
Tiết	Giảng 
VĂN BẢN VĂN HỌC
A. Mục tiêu bài học : 
 -Kiến thức: Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển hóa từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
 -Kĩ năng: Biết rõ các tầng cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó.
 -Thái độ: Hiểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩa của nó.
B. Chuẩn bị bài học :
1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? cho ví dụ và phân tích ví dụ?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các tiêu chí của văn bản văn học.
? Các văn bản văn học như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm phản ánh những nội dung gì ?
? tiêu chí thứ nhất của văn bản văn học là gì ?
? Cày đồng đang buổi ban trưa.Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...phần.Câu ca dao trên giúp em liên tưởng đến công việc gì của ai?Vì sao biết được điều đĩ?
? tiêu chí thứ hai của văn bản văn học là gì ?
? Gọi tên thể loại các văn bản sau : Truyện Kiều, ĐCBN, Hịch tướng sĩ, ? Dựa vào đâu để phân biệt các thể loại đó ?
? Tiêu chí thứ ba của văn bản văn học ?
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc của văn bản văn học.
? Khi đọc một văn bản văn học đầu tiên ta tiếp xúc với cái chất liệu gì ?
Đọc văn bản, ta phải chú ý ngữ âm, hiểu ngữ nghĩa của từ ngữ
Vd1: SGK trang 118
Các từ láy: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh có âm thanh gợi một cái gì? (nhanh nhẹn, tươi trẻ)
Vd2: “Ngày xuân em hãy còn dài” (Truyện Kiều)
Xuân (nghĩa gốc) : mùa đầu tiên, tươi đẹp của năm
Xuân (nghĩa chuyển) : tuổi – tuổi trẻ của đời người
? Bài cao dao Trong đầm gì đẹp bằng sen muốn thể hiện ý nghĩa gì từ hình tượng hoa sen ?
 Hình tượng hoa sen trong bài ca dao “ Trong đầm gì đẹp bằng sen “ nêu lên suy gẫm của tác giả về nhân cách con người
? Hình tượng cành mai mang ý nghĩa gì?
 Từ hình tượng cành mai trong bài “Cáo tật thị chúng”, tác giả thiền sư Mãn giác muốn gữi gắm tình ý với cuộc đời
Vd: Từ hình tượng hoa sen đẹp và thơm giữa bùn lầy, tác giả bài ca dao “ Trong đầm gì đẹp bằng sen “ ca ngợi chí khí giữ vững sự trong sạch vượt trên hoàn cảnh khó khăn của con người.
? Tầng hàm nghĩa là gì?
? Hiểu tầng hàm nghĩa có tác dụng gì ? 
* HĐ 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu từ văn bản đến tác phẩm văn học.
? Khi nào văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học ?
? Muốn hiểu giá trị tác phẩm sâu sắc người đọc cần đáp ứng các yêu cầu gì ?
- Hãy tìm sự giống nhau của hai đoạn văn trên?
- Suy nghĩ của em về nơi dựa trong cuộc sống?
- HS làm bài tập2
+ Nêu ý nghĩa của cacs câu thơ trong bài thơ “Thời gian”
- HS về nhà làm bài tập 3.
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
1) Văn bản văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
2) Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, hàm súc, gợi tả
3) Văn bản văn học được xây dựng theo một thể loại nhất định với những qui ước thẩm mĩ riêng (kịch bản có hồi, cảnh, lời thoại thơ có vần, điệu truyện có nhân vật, cốt truyện)
II. Cấu trúc của văn bản văn học.
1. Tầng ngôn từ – từ ngữ âm đến ngữ nghĩa.
- Ngôn từ là bước thứ nhất cần hiểu đúng khi đọc tác phẩm văn học.
- Hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa (tường minh, hàm ẩn) của từ ngữ, hiểu các âm thanh được gợi ra khi đọc, khi phát âm.
2. Tầng hình tượng.
- Được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng
- Nhà văn xây dựng hình tượng nghệ thuật để gửi gắm tình ý của cuộc đời.
3. Tầng hàm nghĩa.
- Là nghĩa hàm ẩn của hình tượng, ý nghĩa ẩn kín của văn bản văn học.
- Hiểu đúng hàm nghĩa mới hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự, gửi gắm và làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc phong phú, sâu sắc hơn.
III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học.
- Văn bản văn học được con người tìm đọc, hiểu được các tầng nghĩa sâu xa của nó thì mới trở thành tác phẩm văn học sống động, có linh hồn, có ý nghĩa.
- Muốn vậy người đọc cần có vốn sống phong phú, hiểu biết quy luật nghệ thuật để hiểu nội dung tác phẩm.
* Ghi nhớ :
(SGK/ 121)
IV. Luyện tập :
1.Bài tập
1.1 BT1
a) Giống nhau:
+Câu đầu là một câu hỏi về của nhà văn về một hiện tượng nhìn thấy trên đường.
+ Ba câu tiếp tả kĩ nhân vật: ánh mắt, cử chỉ
+ Câu cuối vừa là câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn của nhà văn về nơi dựa.
b. Nơi dựa tinh thần : niềm vui, ý nghĩa cuộc sống.
1.2. Bài 2 :
a.
- Câu 1,2,3,4 : sự tàn phá của thời gian.
- Câu 5,6 : NT tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian.
- Câu 7 : Kỉ niệm tình yêu bất diệt, trong mát.
b. Ca ngợi sức sống bất tử của nghệ thuật và tình yêu trước thời gian.
1.3. Bài 3 :
4. Hướng dẫn HS tự học :
 a. Bài cũ :
 - Nắm các tiêu chí của văn bản văn học, cấu trúc của một văn bản văn học và điều kiện để văn bản văn học thành tác phẩm văn học.
 - Hoàn thiện bài tập luyện tập (SGK/ 123)
 b. Bài mới : Thực hành các phép tu từ : phép điệp, phép đối.
 - Ôn tập lại phép điệp, phép đối đã học.
 - Làm các bài tập theo yêu cầu trong SGK/ 124- 126.

File đính kèm:

  • doctiet 88- 89.doc
Bài giảng liên quan