Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 90: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Tiếng Việt THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh:

 - Kiến thức:Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt.

 - Kĩ năng: Có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.

 - Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tếng Việt để yêu quí, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. Chuẩn bị bài học :

1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 90: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 31 Soạn : 
Tiết Giảng : 
Tiếng Việt THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
A. Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh:
 - Kiến thức:Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt.
 - Kĩ năng: Có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.
 - Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tếng Việt để yêu quí, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị bài học :
1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Thực hiện trong quá trình dạy bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
I .Phép điệp:
1. Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi.
a) _ Ơû ngữ liệu (1) “ nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thì câu thơ sẽ như thế nào? Có khác gì về ý, hình ảnh và nhạc điệu? Có gợi được hình ảnh người con gái không?
 _ Vì sao có sự lặp lại “cá mắc câu” và “chim vào lồng” ở hai câu sau? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa? Cách lặp này có giống với “nụ tầm xuân” ở câu trên không?
b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì?
c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp.
2. Bài tập ở nhà.
 GV gợi ý để HS về nhà giải bài tập.
II. Phép đối:
1. Đọc những ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
a) Cách sắp xếp từ ngữ ở ngữ liệu (1) và (2) có gì đặc biệt?
Sự phân chia thành 2 vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì? Vị trí của các danh từ ( chim, người, tổ, tông ), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm ), các động từ (có, diệt, trừ ) tạo thế cân đối như thế nào?
b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào?
c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong “Hịch Tướng Sĩ” ( Trần Hưng Đạo), Đại Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối theo trí nhớ.
d) Phát biểu và định nghĩa về phép đối.
2. Phân tích các ngữ liệu và trả lời câu hỏi.
 a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó? Phép đối phải dụa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà vẫn nhớ, không có gì lưu lại mà vẫn được lưu truyền?
3. Bài tập ở nhà.
a) Tìm một kiểu đối một ví dụ
b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối
I .Phép điệp:
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
a) _ “nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn là phép điệp để nhấn mạnh ý nghĩa, tạo âm hưởng để người đọc dễ nhớ.
- Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này” thì âm hưởng câu ca dao sẽ giảm vì từ “hoa” và từ “cây” có thanh bằng, không cùng thanh với từ “nụ”, về hình ảnh “hoa tầm xuân” và “nụ tầm xuân” có ý nghĩa khác nhau: “nụ” còn e ấp chưa nở như “hoa”.
 - “Hoa tầm xuân” và “hoa cây này” không gợi rõ được hình ảnh người con gái e ấp thẹn thùng như một nụ hoa trong lòng chàng trai.
 _ Có sự lặp lại “cá mắc câu” và “chim vào lồng” vì tác giả sử dụng phép điệp để câu thơ có giá trị gợi hình và gợi cảm cao. Nếu không lặp lại như thế sự so sánh ít tạo ấn tượng.
 _ Sự lặp lại ở hai câu sau nhấn mạnh trạng thái không lối thóat khi cô gái đã có chồng.
 Cách lặp này cũng là phép điệp như “nụ tầm xuân” ở câu thơ trên.
b) _ Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà là loại điệp từ không có màu sắc tu từ (câu trung tính).
 _ Việc lặp từ này chỉ nhằm diễn đạt cho rõ ý, chỉ có tác dụng so sánh, hay khẳng định nội dung của hai vế của câu tục ngữ.
c) Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
2. Bài tập ở nhà.
a) Tìm 3 ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
 _ Aên cây nào, rào cây nấy.
 _ Đói cho sạch, rách cho thơm.
 _ Qua đình ngả nón trông đình
 Đình bao nhiêu ngói thương mình bay nhiêu
b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn, thơ đã học có phép điệp.
_ “Đêm khuya ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.”
_ “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai!”
_ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
II. Phép đối:
1. Đọc những ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
a) Cách sắp xếp từ ngữ ở ngữ liệu (1) và (2) có gì đặ biết.
 _ Ngữ liệu (1) Phép đối diễn ra ở hai vế trên 1 dòng.
 _ Ngữ liệu (2) Phép đối diễn ra giữa hai dòng
 _ Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết với nhau nhờ biện pháp đối thanh, đối về nghĩa, đối từ :
Trong các ngữ liệu (1) hai vế đối nhau về số tiếng về loại từ của mỗi từ (đơn, phức), nghĩa của mỗi từ, và lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi vế.
Trong ngữ liệu (2) 2 dòng đối nhau: dòng trên và dòng dưới cùng theo quy tắc đối từng từ về đặc điểm từ loại, về ý nghĩa và lặp lại kết cấu ngữ pháp.
 _ Các tính từ (đói, rách, sạch, thơm): phép đối diễn ra ở sự tương phản. Vị trí các danh từ tương xứng nhau, các động từ có sự tương đồng.
b) _ Trong ngữ liệu (3) phép đối diễn ra giữa hai vế của câu bát trong cặp câu thơ lục bát.
 _ Trong ngữ liệu (4) phép đối diễn ra giữa hai dòng : dòng trên và dòng dưới.
c) Ví dụ vế phép đối:
_ “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai họa”
Đại cáo Bình ngô
_ “Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Truyện kiều – Nguyễn Du
_ “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
d) Định nghĩa phép đối:
Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giốn g nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
2. Phân tích các ngữ liệu và trả lời câu hỏi.
 a) _ Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng thiên nhiên. Phép đối tạo cho câu tục ngữ tính dễ nhớ, dễ thuộc.
 _ Không thể thay được những từ trong đó vì nó sẽ làm sai ý nghĩa câu, làm câu tục ngữ mất tác dụng về trí tuệ: ý nghĩa giáo dục.
 _ Phép đối trong tục ngữ thường đi đối với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp.
b) Vì tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, là văn học được lưu truyền bằng miệng. Tục ngữ ngắn, súc tích, có hai vế đối nhau rất chỉnh nên dễ nhớ khó quên.
3. Bài tập ở nhà.
 a) Tìm một kiểu đối một ví dụ:
 _ “Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân”
 _ “Con công con rùa, con cua con rồng”
_ “Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ,ngọn đèn khuya leo lét trong lều
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”
b) Ra một vế đối
4. Hướng dẫn HS tự học :
 a. Bài cũ :
 - Ôn tập và nắm vững khái niệm phép điệp và phép đối
 - Vận dụng lí thuyết để thực hành các bài tập luyện tập, hoàn thiện bài tập trong SGK.
b) Bài mới: Nội dung và hình thức của văn bản văn học.
- Các khái niệm thuộc về mặt nội dung.
- Các khái niệm thuộc về hình thức.

File đính kèm:

  • doctiet 90.doc