Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 92: Các thao tác nghị luận

 Làm văn : CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu bài học :

 -Kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp : phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch và so sánh.

 - Kĩ năng: Nhận diện chính xác các thao tác trên trong các văn bản nghị luận.

 -Thái độ: Vận dụng các thao tác đó một cách hợp lí và sáng tạo để lập được những văn bản nghị luận có sức thuyết phục đối với người đọc (nghe).

 B. Chuẩn bị bài học :

1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.

C. Hoạt động dạy học

 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ KIỂM TRA VỞ SOẠN

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 92: Các thao tác nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần 31 	Soạn : 
Tiết 	Giảng : 
 Làm văn : CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu bài học : 
 -Kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp : phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch và so sánh.
 - Kĩ năng: Nhận diện chính xác các thao tác trên trong các văn bản nghị luận.
 -Thái độ: Vận dụng các thao tác đó một cách hợp lí và sáng tạo để lập được những văn bản nghị luận có sức thuyết phục đối với người đọc (nghe).
 B. Chuẩn bị bài học :
1.Giáo viên: SGK,SGV và các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Đọc tác phẩm ở nhà,Soạn bài đầy đủ.
C. Hoạt động dạy học
 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ KIỂM TRA VỞ SOẠN
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm thao tác nghị luận.
? Nêu một số VD sử dụng từ thao tác trong cuộc sống ? Từ đó cho biết thế nào là thao tác ?
? Thao tác nghị luận được dùng ở đâu ? Có đặc điểm gì khác các thao tác khác ?
- HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
- GV chốt ý.
* HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu một số thao tác nghị luận cụ thể.
- GV nêu yêu cầu mục 1. II (SGK/ 131)
- HS trao đổi, trả lời.
- GV chốt ý.
- HS đọc yêu cầu ngữ liệu b.
? Trong tựa Trích diễm thi tập tác giả dùng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Tác dụng ?
? Câu trích trong bài Kí của TNT dùng thao tác gì để lập luận trong câu 1 ? 
? Từ câu 1 chuyển sang câu hai dùng thao tác gì ?
? Từ đó phân biệt hai thao tác phân tích, diễn dịch ?
? Trong lời tựa trên từ 4 lí do đưa ra kết luận dùng thao tác tổng hợp hay quy nạp ? Tác dụng ?
- HS trao đổi theo bàn, trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
? Ở câu trong Hịch tướng sĩ dùng thao tác gì ? Tác dụng ?
? Chỉ ra điểm khác nhau giữa thao tác tổng hợp và quy nạp ?
- HS đọc các nhận định trong SGK/ 132.
- HS trao đổi, trả lời, bổ sung.
- GV chốt ý.
? Câu văn của HCM dùng thao tác nào để nhận ra sự giống nhau và khác nhau ?
? Mục đích nhấn mạnh sự giống nhau hay khác nhau ?
? Câu văn của Lê Văn Hưu so sánh nhằm mục đích gì ? 
? Từ đó suy ra thao tác so sánh có mấy loại ?
- GV nêu yêu cầu mục 2.c trong SGK/ 133.
- HS trao đổi, trả lời.
- GV chốt ý.
? Khái quát nội dung chính của bài học ?
- HS trả lời, GV chốt ý gọi HS đọc Ghi nhớ (SGK/ 134)
- GV nhấn mạnh trọng tâm bài học :
+ Khái niệm thao tác nghị luận.
+ Đặc điểm của các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.
- GV nêu yêu cầu bài tập 1 (SGK/ 134).
? Đoạn trích CM điều gì ?
? Các thao tác nghị luận nào được dùng chủ yếu ? Tác dụng ? 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 ở nhà.
+ Đề cập đến một vấn đề cấp thiết trong cuộc sống.
+ Dùng các thao tác nghị luận đã học.
- HS dựa vào hướng dẫn hoàn thành bài tập.
I. Khái niệm :
1. Thao tác : Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
2. Thao tác nghị luận :
 Là thao tác dùng trong văn nghị luận mang tính tư duy, trìu tượng nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục người đọc (nghe).
II. Một số thao tác nghị luận cụ thể.
1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
a. Ôn lại khái niệm các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
- Tổng hợp : là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề  thống nhất.
- Phân tích : chia vấn đề  cặn kẽ, kĩ càng.
- Quy nạp : từ cái riêng  phổ biến.
- Diễn dịch : Từ tiền đề chung  hiện tượng riêng.
b. 
- Nhận định trong lời Tựa Trích diễm thi tập : thao tác phân tích chia nguyên nhân thơ văn không được lưu truyền hết ở đời thành 4 lí do cụ thể để làm rõ.
- Câu trích dẫn trong bài Kí của TNT : kết hợp hai thao tác : phân tích (chia nguyên khí thành 2 mặt); diễn dịch (từ tiền đề rút ra kết luận).
c. 
- Trong tựa Trích diễm thi tập : từ 4 lí do rút ra kết luận : “Vậy  tan tành ?” : thao tác tổng hợp làm cho ý kiến kết luận có căn cứ khoa học trên cơ sở phân tích kĩ càng.
- Trong Hịch tướng sĩ : Thao tác quy nạp (từ các dẫn chứng cụ thể suy ra nguyên lí chung). Kết luận đáng tin cậy, rút ra từ nhiều thực tế.
d. 
- Nhận định 1 đúng khi các tiền đề diễn dịch đúng, chân thực.
- Nhận định 2 : chưa chính xác.
- Nhận định 3 : đúng.
2. Thao tác so sánh :
a. Thao tác so sánh để nhận rõ sự khác nhau và giống nhau.
Câu văn của HCM nhấn mạnh sự giống nhau.
b. Câu văn của Lê Văn Hưu : so sánh để nhấn mạnh sự khác nhau.
" Có 2 loại so sánh : so sánh tương đồng ( tìm ra sự giống nhau), so sánh tương phản (tìm ra sự khác nhau).
c. Để tiến hành thao tác so sánh ta cần chú ý những điều trong câu 1, 3, 4.
III. Ghi nhớ :
(SGK/ 134)
IV. Luyện tập 
1. Kiểm tra, đánh giá
-Nêu một số thao tác nghị luận? 
- đặc điểm của các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh
2. Bài tập :
a) Bài 1 :
- Đoạn trích CM : “Thơ Nôm  văn học dân gian”.
- Thao tác chủ yếu : 
+ Phân tích làm cho luận điểm được xem xét chi tiết, kĩ càng.
+ Quy nạp : câu cuối : Vấn đề được suy ra, kết luận có cơ sở toàn diện.
b) Bài 2 :
4. Hướng dẫn HS tự học :
 a. Bài cũ :
 - Nắm khái niệm thao tác nghị luận, các thao tác nghị luận cụ thể.
 - Hoàn thiện bài tập luyện tập trong SGK.
 b. Bài mới : NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
 -nắm các khái niệm thuộc về nội dung và hình thức của văn bản văn học.

File đính kèm:

  • doctiet 92.doc