Giáo án Ngữ văn Lớp 11 cả năm - Trần Nam Chung

) Tiểu dẫn

1) Tác giả Lê Hữu Trác

-Hiệu Hải Thượng Lãn Ông , xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành,đỗ đạt làm quan.

-Chữa bệnh giỏi ,soạn sách ,mở trường truyền bá y học

-Tác phẩm nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

2) Tác phẩm“Thượng kinh kí sự

-Quyển cuối cùng trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”

-Tập kí sự bằng chữ Hán ,hoàn thành năm 1783 ,ghi chép nhữnh điều mắt thấy tai nghe

II) Đọc hiểu văn bản

 * Tóm tắt theo sơ đồ:

 Thánh chỉ-> Vào cung -> Nhiều lần cửa -> Vườn cây ,hành lang -> Hậu mã quân túc trực-> Cửa lớn ,đại đường ,quyền bổng ->gác tía ,phòng trà ->Hậu mã quân túc trực -> Qua mấy lần trướng gấm -> Hậu cung ->Bắt mạch kê dơn -> Về nơi trọ.

 

doc110 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 11 cả năm - Trần Nam Chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 phỏng vấn khi cuộc trò chuyện ấy được thực hiện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.
- Tôn trọng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng và vì thế là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh
II.Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
1.Chuẩn bị phỏng vấn
 - Xác định:
 + Chủ đề phỏng vấn
 + Mục đích phỏng vấn
 + Đối tượng phỏng vấn
 + Người thực hiện phỏng vấn
 + Phương tiện phỏng vấn
 - Hệ thống câu hỏi phỏng vấn phải: Ngắn gọn, rõ ràng; phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn; làm rõ được chủ đề, liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
2. Tiến hành phỏng vấn
- Ngoài những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn cần có thêm một số câu hỏi gợi mở, đưa đẩy để câu chuyện không rời rạc, không lạc đề
- Thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia xẻ thông tin với người trả lời
-Kết thúc cuộc phỏng vấn cần cảm ơn người trả lời phỏng vấn
3.Biên tập sau khi phỏng vấn
- Không được thay đổi nội dung phỏng vấn nhưng có thể thay đổi, sửa chừa một số từ ngữ, sắp xếp lại câu cho rõ ràng mạch lạc
- Có thể ghi lại nét mặt, điệu bộ, cử chỉ..
III.Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
- Trung thực, thẳng thắn, chân thành
- Câu trả lời rõ ràng và hấp dẫn
* Ghi nhớ: sgk
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 61-62-63 ppct
Vĩnh biệt cửu trùng đài
 ( Trích “Vũ Như Tô” )
 - Nguyễn Huy Tưởng -
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức Giúp học sinh : 
- Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch
- Nhận thức được quan điểm nhân dân của NHT đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuậy lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch qua đoạn trích
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm kịch
3. Thái độ: Khơi gợi tình cảm nhân văn của con người
B.Chuẩn bị của GV và HS:
- SGK, SGV ngữ văn 11 chuẩn
- Giáo án.
- Bảng phụ
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc – hiểu, đọc diễn cảm kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức nêu vấn đề, trao đổi và thảo luận.
- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt và đọc văn 
D.Tiến trình dạy học
 1.ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1:
- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK sau đó tóm tắt nội dung chính
- GV chốt lại
*Hoạt động 2
- GV phân vai cho HS đọc hồi V
*Hoạt động 3
(?) Phân tích những mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch cũng như đoạn trích
- HS chia nhóm nhỏ ( Theo bàn) trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi, cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
Tiết 2
*Hoạt động1
(?) Nêu tính cách và diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô?
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
- GV chuẩn kiến thức
*Hoạt động 2
(?) Đan Thiềm là người như thế nào?
- GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động 3: 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập
4.Củng cố, dặn dò, hướng dẫn
- Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk
- Gv hướng dẫn hs chuẩn bị tiết: “ Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
A.Tiểu dẫn
1.Tác giả ( 1912- 1960) 
- Quê quán: làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú huyện Đông Anh, Hà Nội
- Hoàn cảnh xuất thân:trong một gia đình nhà nho
- Cuộc đời (SGK)
-Năm 1996 được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
2.Sáng tác
- Tác phẩm chính: sgk
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch
- Văn phong giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc
- Vở kịch “ Vũ Như Tô”: sgk
B.Đọc- hiểu đoạn trích
I.Đọc văn bản
- Giải thích từ khó
II.Tìm hiểu văn bản
1.Những mâu thuẫn xung đột cơ bản
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc. Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài thì nó biến thành xung đột căng thẳng, gay gắt
- Mâu thuẫn thứ hai: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân
2.Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ như Tô
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho niềm khát khao say mê sáng tạo cái đẹp: Một thiên tài “ ngàn năm chưa dễ có một” “ chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên” có thể “ sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
- Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Mặc dù bị Lê Tương Dực doạ giết Vũ như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu trùng đài. Ông cũng không phải là người hám lợi (Khi được vua ban thưởng lụa là, vàng bạc ông đã đem chia hết cho thợ). Lí tưởng, ước mơ xây một toà đài cao cả, nguy nga, tráng lệ.. thật đẹp đẽ và chân chính nhưng lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân
- Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông: xây Cửu trùng đài là đúng hay sai? là có công hay có tội?
=> Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả những làm lạc trong suy nghĩ và hành động.Khi ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu trùng đài bị đập phá, thiêu huỷ thì ông mới bừng tỉnh xiết bao đau đớn, kinh hoàng.
3.Nhân vật Đan Thiềm
- Là người đam mê cái tài, tài sáng tạo ra cái đẹp
- “Bệnh Đan Thiềm” là mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp
- Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ VHT xây CTĐ, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy
- Là người luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp.Biết chắc đài lớn không thành, tâm trí nàng giờ đây chỉ còn tập trung bảo vệ tính mạng cho Vũ nàng khẩn khoản khuyên Vũ trốn đi nhưng không được
=> kẻ tri âm, liên tài có thể chết, sẵn sàng chết vì đài cao, tài lớn, vì người tri âm
* Ghi nhớ: sgk 
III.luyện tập
Gợi ý:
- Không thể đưa ra một lời giải đáp thoả đáng, chân lí, đúng sai không thuộc riêng về một phía nào
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:64 ppct
Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Giúp HS
 Củng cố và nâng cao thêm những hiểu biết về cấu tạo và cách sử dụng của một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt
2.Kỹ năng:Biết phân tích, lĩnh hội một số kiểu câu thường dùng, biết lựa chọn kiểu câu thích hợp để sử dụng khi nói và viết
3.Thái độ: Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn cách sử dụng kiểu câu trong văn bản
B.Chuẩn bị của GV và HS
 - SGK, SGV, thiết kế bài soạn, 
 - SGK, bảng phụ
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Tích hợp với đọc văn và làm văn
D.Tiến trình bài dạy
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1
- GV hướng dẫn HS làm bài tập1
- HS chia 6 nhóm
- HS trao đổi thảo luận cử người trình bày trước lớp
- GV chốt lại
*Hoạt động 2
- HS đọc bài tập, trả lời câu hỏi
- GV phát vấn HS trả lời
*Hoạt động3
- HS đọc bài tập
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
Hoạt động 4
HS làm việc cá nhân trình bày trước lớp
*Hoạt động 5: 
- HS đọc bài tập
- HS chia 2 dãy
+ Dãy1 trả lời ý a
+ Dãy 2 trả lời ý b
- cử người trình bày trước lớp
- GV chuẩn kiến thức
*Hoạt động 6
- HS đọc bài tập
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
*Hoạt động 7
- HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp
*Hoạt động 8
- HS đọc bài tập
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi cử người trình bày trước lớp
4.Củng cố, dặn dò, hướng dẫn
- GV chốt lại nội dung bài học
- Soạn bài “ Tình yêu và thù hận”
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I.Dùng kiểu câu bị động
1.Bài tập 1
 a.Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả
( Chú ý từ bị động: bị được, phải)
 b.Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả
 c.Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu đi trước
2.Bài tập2
- Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “ đàn bà”
3.Bài tập 3 (SGK)
II.Dùng kiểu câu có khởi ngữ
1.Bài tập1
 a.- Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn
 - Khởi ngữ: Hành
 b.So sánh với: Nhà thị may lại còn hành
-> Hai câu tương đương về nghĩa cơ bản: biểu hiện cùng một sự việc. Nhưng câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập với các từ gạo và hành
2.Bài tập 2
Cần chọn phương án C vì việc dẫn nguyên văn lời các anh lái xe tạo nên ấn tượng kiêu hãnh của cô gái và sắc thái ý nhị của người kể chuyện
3.Bài tập 3
a.Câu thứ hai có khởi ngữ: Tự tôi
- Vị trí: đầu câu, trước chủ ngữ
- Dấu phẩy
- Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước
b.Câu thứ hai có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống, cảm xúc
- Vị trí: Đầu câu, trước chủ ngữ
- Dấu phẩy
- Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước
III.Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
1.Bài tập1
 a.Vị trí đầu câu
 b.Cụm động từ
 c.Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười
-> Sau khi chuyển câu có hai vị ngữ cùng có cấu tạo là một cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể nhưng viết theo kiểu câu trước thì sự nối tiếp về ý rõ ràng hơn
2.Bài tập 2
Chọn phương án C vừa đúng về ý vừa liên kết ý chặt chẽ vừa mềm mại uyển chuyển
3.Bài tập 3
a.Trạng ngữ: Nhận được........bộ đường ( Câu đầu)
b.Phân biệt tin thứ yếu (ở phần phụ đầu câu) với tin quan trọng ( ở phần vị ngữ chính của câu: Quay lại ...)
IV.Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
1.Đều chiếm vị trí đầu câu
2.( SGK)
3.Tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản 

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN CA NAM.doc