Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10

Tuần 10 - Bài 10

Kết quả cần đạt

• Cảm nhận tình yêu quê hương biểu hiện một cách chân thành, sâu sắc qua bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch và Hồi Hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, thấy được tác dụng nghệ thuật đối trong thơ Đường và tầm quan trọng của câu cuối trong bài thơ tuyệt cú.

• Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa và kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa đã học ở bậc tiểu học.

• Biết lập dàn bài phát biểu miệng: cảm nghĩ về sự vật và con người.

• Biết phát biểu cảm tưởng bằng lời nói.

 

doc27 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
* Từ Già còn trái nghĩa với từ nào nữa?
 HS
- Già - trẻ
? KH
* Em có nhận xét về nghĩa từ Già và những từ trái nghĩa với từ già?
 HS
- Từ Già là một từ nhiều nghĩa và từ Già có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 GV
=> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
Chín: - (Quả chín) trái nghĩa với xanh(Quả xanh) 
 - (Cơm chín) trái nghĩa với sống (Cơm sống) 
Lưu ý: Các cặp từ trái nghĩa thường có khả năng tổ hợp cú pháp giống nhau. Trong một cặp từ trái nghĩa, nếu từ này có thể tổ hợp với một từ nào đó thì từ kia cũng có thể tổ hợp được với từ đó.
Ví dụ: Cao - Thấp (Người cao - người thấp)
? TB
* Tương tự như vậy cô có cặp từ trái nghĩa Cao - Hạ và cho biết từ trái nghĩa cao - hạ có thể tổ hợp được với từ nào?
 HS
- Giá cao (Đắt) - Giá hạ (Rẻ)
* TB
* Như vậy, qua phân tích các ví dụ, em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? Từ trái nghĩa có những đặc điểm gì? 
 HS
 GV
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ SGK, T.128.
2. Bài học:
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ:
(SGK, T. 128)
 GV
- Chuyển: Trong thực tế có rất nhiều cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong khi nói và viết. Vậy tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa như thế nào chúng ta tìm hiểu tiếp phần II.
II. Sử dụng từ trái nghĩa. (10)
 GV
 Quay trở lại với ví dụ 1.
1. Ví du: 
? KH
* Em hãy cho biết hai bài thơ dịch trên việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 HS
- Ngẩng đầu (nhìn trăng sáng) là hoạt động của đầu ngửa mặt hướng lên cao (Hướng ra ngoại cảnh) cúi đầu ... là hướng vào nội tâm. 
Như vậy cặp từ trái nghĩa trên có giá trị biểu cảm cao, diễn tả tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
 - Cặp từ: “Trẻ - già; Đi - Trở lại diễn tả hai hình ảnh tương phản gây ấn tượng mạnh về tuổi tác ở hai thời gian đầu và cuối của cuộc đời diễn tả thời gian dài dằng dặc xa quê hương đi và trở lại còn bộc lộ niềm vui được trở về.
 GV
=> Như vậy các cặp từ trái nghĩa này có tác dụng tạo nên phép đối, tạo hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh đối với người đọc đặc biệt là trong hai bài thơ chúng ta vừa tìm hiểu ở tiết trước.
 - Đây chính là thủ pháp nghệ thuật mà tác giả dân gian sử dụng rất nhiều trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ
? TB
* Em hãy tìm một số thành ngữ, ca dao có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy?
 HS
 Thành ngữ:
 - Bước thấp bước cao.
 - Mắt nhắm mắt mở.
 - Vô thưởng vô phạt
 - Buổi đực buổi cái.
 - Gần nhà xa ngõ.
 Cao dao:
- Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng.
 - Gặp em anh hỏi câu này,
 Khi xưa em trắng khi này em đen.
 - Khúc sông bên lở bên bồi
 Bên lở thì đục bên bòi thì trong.
=> Các thành ngữ, cao dao trên có tác dụng làm cho lời nói thêm sinh động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc và người nghe.
- Như vậy các em cần nắm được việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa làm sao cho chính xác tránh được sai sót trong việc loại suy không đúng đắn. Chẳng hạn nói: Giá cao, giá hạ thì được, nhưng trình độ cao phải đi với trình độ thấp chứ không phải trình độ hạ.
- Mặt khác nếu khéo sử dụng các từ trái nghĩa thì lời ăn tiếng nói thêm sinh động hơn. Đặt biệt cần thấy vai trò của từ trái nghĩa trong các thành ngữ như đã nêu ở trên. Ngoài ra sẽ lợi dụng hiện tượng từ trái nghĩa để chơi chữ mà các em sẽ học ở những tiết sau.
? TB
* Qua phân tích em thấy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 HS
 GV
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét và chốt nội dung.
- Đọc ghi nhớ (SGK, T. 128)
2. Bài học:
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
* Ghi nhớ:
(SGK, T. 128)
 GV
- Chuyển: Để củng cố nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo.
II. Luyện tập (15)
 1. Bài tập 1:
(SGK T 129)
?BT1
* Đọc bài tập 1 và tìm từ trái nghĩa trong cao dao, tục ngữ sau? (SGK T 129)
 HS
Lên bảng. (có nhận xét, chữa bổ sung):
Từ trái nghĩa trong cao dao tục ngữ:
- Lành Rách.
- Giàu Nghèo.
- Ngắn - Dài.
- Đêm - Ngày.
- Sáng - Tối.
? BT2
* Tìm những từ trái nghĩa với những từ in đậm?
2. Bài tập 2:
(SGK T 129)
Cá : 
Cá tươi - Cá ươn
Hoa tươi - Hoa héo
Yếu :Ăn yếu-Ăn khoẻ
 Học lực yếu - Học lực khá (Giỏi).
Xấu :
 Chữ xấu -Chữ đẹp.
 Đất xấu - Đất tốt.
? BT3
* Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:
3. Bài tập 3:
(SGK T 129)
- Chân cứng đá mềm.
- Có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ.
- Mắt nhắm mắt mở.
- Chạy sấp chạy ngửa.
- Vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên kinh.
- Buổi đực buổi cái.
- Bước thấp bước cao.
- Chân ướt chân ráo
? BT4
* Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa?
4. Bài tập 4:
(SGK T 129)
 HS
- Suy nghĩ viết bài Trình bày kết quả (có nhận xét, chữa bổ sung).
Ví dụ:
Ví dụ:
 Sơn La là một vùng núi phía Bắc của tổ quốc có nhiều dãy núi trùng điệp cao thấp khác nhau. Vào cuối màu hạ, đầu mùa thu thường có những ngày mưa rả rích. Buổi sáng khi tiết trời mùa đông ta thấy có sương mù trông xa tưởng như khói. Buổi tối ta cảm nhận được tiết trời se se lạnh nhưng càng thấy ấm cúng hơn khi tổ ấm gia đình được quây quân bên bếp lửa dập dìu. Sơn La xưa kia chỉ là một đất nghèo nhưng nay trở thành một thành phố lớn với nhiều khu đô thị mọc lên.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Từ trái nghĩa có những đặc điểm gì? Khi dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
Giáo dục kỹ năng sống: 
 - Ra quyết định lựa chọn sử dụng từ trái nghĩa cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
 - Trao đổi với bạn về kinh nghiệm sử dụng từ trái nghĩa. 
 H. Hãy trao đổi với bạn về việc SD từ trái nghĩa sau khi học xong kiến thức về từ đồng nghĩa ? 
 HS trai đổi và trình bày : 
 + tùy tình huống giao tiếp mà SD TTN để việc SD đó có hiệu quả
 + Lưu ý khi đặt câu tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra..
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
- Nắm chắc nội dungbài học.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài giờ sau: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người
 ************************************
Ngày soạn: 29 /10 /2012 Ngày dạy 7A : /10/2012 
 7B : /10 /2012 
 7C: /10/2012 
 Tiết 40: Tập làm văn: LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ 
 SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I. Mục tiêu 
 1) Kiến thức 
 - Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
 2) Kỹ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người. 
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3) Thái độ
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành tạo lập, trình bày văn bản biểu cảm.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 2) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK t99.
III. Tiến trình bài dạy
 1) Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
 2) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
I. Chuẩn bị: 
GV
 nêu yêu cầu giờ luyện nói: 
- Luyện nói trước lớp là luyện văn nói. Văn nói khác văn viết ở chỗ câu văn không dài, nội dung không quá nhiều chi tiết. Nên chọn những ý và chi tiết quan trọng nhất, gợi cảm nhất.
- Khi phát biểu treứơc lớp, mở đầu bài nói phải có lời thưa gửi. Hết bài phải có lời cảm ơn thầy cô và cá bạn đã chú ý lắng nghe.
- Tác phong nhanh nhẹn, tự tin, tươi tắn lịch sự.
- Nội dung: phải trình bày đầy đủ, mạch lạc, thể hiện tính liên kết chặt chẽ.
- Không cầm giấy đọc hoặc đọc thuộc lòng.
- Nói to, rõ, có cảm xúc.
- HS trình bày trước nhóm, cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Bài nói phải đảm một số yêu cầu cụ thể sau:
II. Thực hành: (37’)
Dàn ý một số đề cụ thể:
HS
Gv
 Thảo luận nhóm ( 10 p ) 
Tìm dàn ý chung
cử bạn nói trước lớp
Giao đề cho các nhóm
Nhóm 1,2
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo, những “ngườ lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
 a, Mở bài:
- Giới thiệu chung về thầy (cô) và cảm xúc của mình với thầy (cô).
- Cảm xúc của bản thân với hình ảnh ẩn dụ ngầm so sánh các thầy cô giáo là những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
 b, Thân bài:
* Hồi tưởng lại những kỉ niệm gắn bó với thầy cô ( thầy cô dạy dỗ , chăm sóc,động viên, guíp đỡ, là người bạn.)
 * Cảm xúc của bản thân về thầy (cô): 
- Em luôn kính trọng, quí mến thầy. Thầy như người cha hiền từ bên đàn con nhỏ...Những kỉ niệm về thầy luôn in đậm trong em.
- Thầy luôn là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
- Đưa em vào bến bờ của tri thức , giúp em khám phá kho tri thức của nhân loại, 
- Nhờ thầy cô mà chúng em trưởng thành..
 c, Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của bản thân với thầy (cô) .
- Lời hứa quyết tâm sẽ phấn đấu để không phụ lòng mong mỏi của thầy.
 Nhóm 3.4
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
a, Mở bài:
 - Tình bạn là tình cảm đẹp
- Sống ai cũng có bạn, chẳng thế nhân dân ta có câu “ Giàu vì bạn sang vì vợ” 
b, Thân bài:
 -Bạn là người tâm tình, luông động viên ta trong những lúc vui buồn
 - Trong cuộc sống có người bạn tốt , ta ccó được nguồn động viên, khích lệ .ta làm việc tốt hơn
- Các Mác- Prích.Ennghen là hình tượng cao đẹp của tình bạn..
 Ông cha ta có câu 
 “ Ra đi mà gặp bạn hiền
 Khác nào ăn quả đào tiên trên trời”
Có được tình bạn trong sáng , vô tư ta nên biết chân trọng và giữ gìn.
- Cảm nghĩ của em về bạn:
+ Yêu quí, tôn trọng bạn...
+ Khi xa, em rất nhớ bạn...
c, Kết bài:
- Bạn luôn là tấm gương tốt cho em noi theo.
- Em sẽ luôn gần gũi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn để tình bạn trong sáng, chân thành sẽ không bao giờ phai.
- chọn một số bài nói khá lên nói trước lớp.
- GV theo dõi, đánh giá, tổng kết giờ học.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
4) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
HS chọn 1 trong 4 đề viết thành văn.
Nắm chắc các bước làm văn biểu cảm.
Chuẩn bị bài giờ sau: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc