Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13

 Tiết 49:

 Trả bài kiểm tra Văn, bài kiểm tra Tiếng Việt

I. Mục tiêu

 1) Kiến thức: Học sinh

 - Thấy được ưu nhược điểm trong bài kiểm tra Văn và Tiếng Viết của mình.

 - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.

 - Ôn tập củng cố kiến thức về Văn và Tiếng Việt từ bài 1 đến bài 11.

 2) Kỹ năng

 Rèn luyện kĩ năng phat hiện lỗi và sửa lỗi trong bài kiểm tra.

 3) Thái độ

 HS có ý thức đánh giá bài làm của mình một cách tự giác, khách quan. Biết rút kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi mắc phải một cách nghiêm túc.

II. Chuẩn bị của Gv và Hs

 1) Thầy: Chấm, chữa bài đầy đủ, chính xác.

 2) Trò: Ôn tập các kiến thức đã học về Văn và Tiếng Việt từ bài 1 đến bài 11.

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
biểu cảm về tác phẩm văn học. 
 2) Kỹ năng
 - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
 - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
 3) Thái độ
 HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành tạo lập văn bản biểu cảm.
II. Chuẩn bị của Gv và Hs
 1) Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 2) Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK.
III. Tiến trình bài dạy
 1) Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 * Câu hỏi: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, ta nên dùng phương thức biểu đạt nào? Để nhằm mục đích gì?
 * Đáp án: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, ta có thể dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. Tự sự và miêu tả ở đây nhằm mục đích khêu gợi cảm xúc chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
 2) Dạy nội dung bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: 
(21 phút)
 GV
- Treo bảng phụ ghi bài ca dao.
1. Ví dụ: Bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao.
 HS 
- Đọc liền mạch bài ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
 GV
- Gọi HS đọc bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao. Yêu cầu mỗi em đọc một đoạn. Chú ý đọc đúng, diễn cảm. 
? KH 
* Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách nào?
- Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết của bài ca dao đó . Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn đã hồi tưởng lại những cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên.
? TB
* Các yếu tố hồi tưởng, suy ngẫm thể hiện ở những câu văn nào trong bài văn?
- Đó là : Cảnh minh hoạ trong bài học có bóng một người đội khăn mặc áo dàimột người quenTất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước giólại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi lại thấy quen quen và thân thươngvì nhớ mà buồn
? KH 
* Bài văn biểu cảm có thể chia làm mấy đoạn?
- Bài cảm nghĩ này có bốn đoạn, mỗi đoạn nói về hai câu lục bát trong bài. Cho nên có thể chia làm bốn bước 
? TB 
* Bước một: Tác giả đã cảm nhận như thế nào về hai câu đầu?
- Tác giả nhìn thấy một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê trong tranh minh hoạ của bài ca dao. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc.
?Yếu 
* Bước hai: Tác giả tưởng tượng cảnh gì?
- Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng nấc của người trông ngóng.
?Yếu 
* Bước ba: Tác giả cảm nhận về cặp câu lục bát thứ ba như thế nào?
- Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.
? TB 
* Bước bốn : Đoạn cuối của bài văn viết về điều gì?
- Đó là cảm nghĩ của tác giả về hai câu ca dao cuối, về sông Tào Khê.
? KH 
* Như vậy để nêu cảm nghĩ về bài ca dao tác giả đã làm như thế nào?
- Để nêu cảm nghĩ về bài ca dao tác giả đã kể lại sự việc trong bài ca dao, miêu tả người, cảnh vật trong bài để làm cơ sở phát biểu cảm nghĩ. Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh tình huống để nói lên ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy. Những cảm nghĩ ấy có thể như sau:
+ Cảm xúc về cảnh về người trong tác phẩm.
+ Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm.
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm.
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.
Những vấn đề trên chính là nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
? TB 
* Qua tìm hiểu ví dụ em hiểu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là như thế nào?
 HS 
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
 GV
- Nhận xét, chốt nội dung bài học.
2. Bài học:
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học( bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
- Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cung phải có 3 phần:
+ Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
+ Thân bài : Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
+ Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm.
 GV
- Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
* Ghi nhớ:(SGK,T.147)
II. Luyện tập: (18 phút)
HS 
- Đọc bài tập 1 (SGK,T.148)
1. Bài tập:(SGK,T.148)
 GV
- Đây là các bài thơ các em đã học . Yêu cầu của bài tập là các em phải biết tưởng tượng liên tưởng và trình bày cảm xúc của mình.
* Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch.
? TB
* Em sẽ tưởng tượng cảnh nào trong bài thơ này?
- Có thể tưởng tượng một đêm nào đó trong cuộc đời phiêu bạt giang hồ, Lí Bạch bỗng thức dậy thấy trăng sáng. 
? TB 
* Em sẽ miêu tả ánh trăng như thế nào? Em có cảm nghĩ gì? 
- Trăng rất sáng đã lên cao trên bầu trời, ánh trăng chiếu rọi qua của sổ, toả sáng xuống giường ông đang ngủ . Có lẽ ánh sáng đã đánh thức nhà thơ thức giấc.
? KH 
* Em sẽ kể sự việc gì? Hình thức bài thơ có gì đáng chú ý?
- Nhà thơ thấy ánh trăng chiếu xuống đầu giường đã nhìn lên vầng trăng. Trăng toả sáng vằng vặc nhưng đơn côi giữa bầu trời mênh mông, khiến nhà thơ chạnh lòng nghĩ đến mình cũng đơn côi, lẻ bóng như vầng trăng trên cao. Vì vậy bất giác ông gục đầu nhớ tới quê hương nơi có những thân yêu ruột thịt của mình.
- Nghệ thuật đối : ngẩng đầu/ cúi đầu được nhà thơ sử dụng rất tài tình thể hiện con người ở đây có tâm trạng.
3) Củng cố, luyện tập (3’)
 - Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? Bài văn phát biểu cảm nghĩ cũng phải có bố cục gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì?
 - Gv khái quát lại nội dung của bài
4) Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
 - Nắm chắc nội dung bài học.
 - Làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài giờ sau: Tiếng gà trưa
Ngày soạn:11/11/2012 Ngày dạy: 7B : /11/ 2012
 7C: 19/11/2012
Tiết 51 + 52 : Tập làm văn: 
 Viết bài Tập làm văn số 03 văn biểu cảm 
I. Mục tiêu 
 1) Kiến thức: Học sinh
 Viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. 
 2) Kỹ năng
 Rèn luyện năng lực viết văn biểu cảm.
 3) Thái độ
 HS có ý thức độc lập làm bài tự giác, nghiêm túc.
II. Nội dung đề 
 1. Đề bài 1: Lớp 7B
	 Phát biểu cảm nghĩ về ông ( bà ) của em.
 2. Đề bài 2: Lớp 7C
 Phát biểu cảm nghĩ về người bạn mà em yêu mến.
III. Đáp án, biểu điểm
 * Đề bài 1: Lớp 7B
Đáp án: 
a, Yêu cầu chung: 
- Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về người bà của mình. Thể hiện tình cảm yêu thương, quí trọng bà theo truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.
- Về hình thức:
+ Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả.
+ Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB.
+ Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
b, Yêu cầu cụ thể: Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
* Mở bài: ( 1 điểm )
- Giới thiệu về bà và cảm xúc chung của bản thân vềông ( bà) là người em yêu kính nhất...)
* Thân bài: ( 8 điểm )
- Tả và kể về ông (bà)
+ Tuổi tác? ( ngoài 70...)
+ Sức khoẻ?( khoẻ, trí óc minh mẫn...)
+ Hình dáng?( Người nhỏ, gầy, tóc bạc, gương mặt phúc hậu, đôi mắt hiền từ...) 
+ Tính cách? (Kể những việc làm, hành động thể hiện tính cách, tình cảm của bà đối với mọi người: rất yêu thương con cháu, tần tảo, đảm đang...) 
-> ở mỗi chi tiết miêu tả có thể kết hợp bộc lộ đan xen thái độ, cảm xúc riêng của mình về ông (bà)..
- Thái độ của mọi người trong gia đình đối vớiông ( bà)? (Yêu thương, kính trọng...)
- Tình cảm của bản thân đối với ông (bà?)( Luôn tôn trọng, kính yêu bà; thường xin ý kiến của bà trong mọi công việc; thích ở cùng bà; hạnh phúc khi được ở trong vòng tay âu yếm của ông ( bà); khi ông bà đi vắng, rất nhớông bà....)
 * Kết bài: ( 1 điểm )
- Khẳng định tình cảm của bản thân về ông bà (luôn yêu kính, quí trọng bà; tự nhủ sẽ chăm ngoan, học giỏi để ông bà vui...)
 * Đề bài 2: Lớp 7C
 1. Đáp án 
a, Yêu cầu chung 
- Về nội dung: HS viết được một bài văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về người bạn mà mình yêu quí. Trình bày những tình cảm, suy nghĩ đánh giá về người bạn ấy.
 - Về hình thức:
+ Thể loại: Văn biểu cảm. Có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả.
+ Bài viết phải có bố cục đủ 3 phần: MB, TB, KB.
+ Văn phong sáng sủa, mạch lạc. Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
b, Yêu cầu cụ thể: Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
* Mở bài: ( 1 điểm ) 
- Giới thiệu về bạn và cảm xúc chung của bản thân về bạn. (Tên bạn? Mối quan hệ của em với bạn? Lí do khiến em yêu quí bạn?...)
* Thân bài: ( 8 điểm )
- Tả và kể về bạn:
+ Tuổi tác? 
+ Hình dáng?( Người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn, nước da bánh mật, đôi mắt sáng...) 
+ Những phẩm chất của bạn? (Kể những việc làm, hành động thể hiện phẩm chất, tính cách của bạn: chăm chỉ, học giỏi, tận tình giúp đỡ bạn bè, thích học hỏi, quan sát, tự giác giúp đỡ bạn...) 
-> ở mỗi chi tiết miêu tả có thể kết hợp bộc lộ đan xen thái độ, cảm xúc riêng của mình về bạn...
- Thái độ của mọi người xung quanh đối với bạn? (cảm phục, quí trọng...)
- Tình cảm của bản thân đối với bạn?( Luôn tôn trọng, quí mến bạn, khi xa bạn, rất nhớ bạn....)
 * Kết bài: ( 1 điểm ) 
- Khẳng định tình cảm của bản thân về bạn (luôn tôn trọng, quí mến bạn...)
- Sẽ luôn nhớ về những kỉ niệm tốt đẹp giữa mình và bạn...
* Sau 85’ HS viết bài, 
GV thu bài về nhà chấm. Nhận xét giờ viết bài của HS .(2’)
VI. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2’)
Ôn tập về các bước làm bài văn biểu cảm.
Lập dàn ý cho đề bài đã viết
Chuẩn bị bài giờ sau: Điệp ngữ

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc